Bệnh Lý Của Tóc Và Da đầu | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Rụng tóc
Rụng tóc thường gặp là một tình trạng rụng tóc tạm thời kiểu telogen (có hiện diện nang tóc). Nhưng cũng có thể bị rụng tóc trong giai đoạn anagen (không có nang tóc) ở chứng rụng tóc từng vùng hoặc do tác dụng của thuốc (ví dụ retinoid, hormone, thuốc chống đông, statin, cytotoxic)
Rụng tóc telogen thường xảy ra 2-3 tháng sau một tình trạng căng thẳng như sinh nở, sút cân đột ngột, mất máu, sốt hoặc stress. Sự rụng tóc dừng lại sau vài tháng nhưng cũng có thể cần đến vài năm để lượng tóc trở lại bình thường.
Rụng tóc telogen mạn tính xuất hiện khi tốc độ của chu kỳ sinh trưởng của tóc quá nhanh, khiến cho giai đoạn anagen ngắn lại. Nhận biết và điều trị tình trạng thiếu sắt (xét nghiệm Ferritin) và suy giáp. Tình trạng này thường hiếm gặp ở trẻ em và đa số trường hợp là phụ nữ có hói đầu lan tỏa không androgen.
Rụng tóc lan tỏa
Rụng tóc lan tỏa ở người lớn hầu hết do chứng hói đầu kiểu nam ở nam giới (phụ thuộc androgen) và hói đầu kiểu nữ ở nữ giới (không phụ thuộc androgen). Tình trạng này hiếm gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, rụng tóc lan tỏa có thể đi kèm với bệnh nội khoa (cụ thể là lupus ban đỏ hệ thống và bệnh giang mai). Tóc mỏng, dễ gãy thường đi kèm với tình trạng thiếu sắt. Tóc khô, thô ráp có thể do suy giáp. Trong trường hợp không hiện diện các triệu chứng khác, chứng rụng tóc từng mảng có thể là nguyên nhân.
Rụng tóc khu trú
Hói đầu có thể phục hồi được, nhưng nếu để lại sẹo thì hói trở nên vĩnh viễn. Rụng tóc từng mảng là nguyên nhân phổ biến nhất của rụng tóc khu trú ở một hoặc nhiều vùng trên da đầu hoặc những vùng da có lông, tóc khác. Đây là một bệnh da tự miễn và thường gặp hơn ở những bệnh nhân bạch biến, đái tháo đường và bệnh tuyến giáp hoặc có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý này. Tình trạng này cũng phổ biến hơn ở hội chứng Down. Mặc dù có thể khởi phát ở bất kì độ tuổi nào, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em hoặc tuổi thanh niên.
Da đầu có thể bình thường ở rụng tóc từng mảng, nhưng có thể xuất hiện những sợi tóc ngắn, đứt gãy như những dấu chấm than. Ở những vùng rụng tóc từng mảng điển hình, có từ một hoặc vài mảng hói tròn, trơn nhẵn. 5% bệnh nhân rụng tóc là rụng tóc toàn bộ (alopecia totalis) và khoảng 1% là rụng tóc toàn thể (alopecia universalis). 80% bệnh nhân có mọc tóc lại trong vòng vài tháng, nhưng đồng thời rụng ở những vị trí khác cùng lúc hoặc muộn hơn. Tiên lượng ít tốt hơn ở trẻ nhỏ hoặc tình trạng rụng tóc ban đầu nghiêm trọng và lan rộng hoặc ảnh hưởng đến vùng mặt. Móng cũng có thể bị ảnh hưởng dẫn đến móng bị rỗ và gồ ghề.
Tình trạng mọc lại có thể đồng thời xảy ra ở bất kì thời điểm nào, tạo ra một hiệu ứng tác dụng giả của điều trị. Do đó gây ra khó khăn cho việc đánh giá hiệu quả điều trị cho từng cá nhân. Bệnh lý rụng tóc khu trú giới hạn ở trẻ em được kiểm soát tốt với kem bôi steroid tối ưu hoặc gel tại chỗ. Trẻ lớn hơn có thể dùng được corticosteroid tiêm vào sang thương từ 6 đến 8 tuần (tối đa 20mg mỗi lần điều trị).
Bệnh nhân có thể được trợ cấp một bộ tóc giả nếu cần thiết.
Nếu mảng hói có đi kèm với tình trạng viêm (hồng ban, đóng vảy, mụn mủ), cần xem xét các nguyên nhân gây rụng tóc khác ở trẻ em:
- Nấm da đầu (dương tính với cạo tìm nấm hoặc nuôi cấy vảy hoặc cọng tóc rụng).
- Hội chứng nghiện giật tóc (trichotillomania) (tóc bị kéo, vặn xoắn: tìm những tóc bị gãy)
- Rụng tóc do kéo tóc từ tết và bím tóc.
Những rối loạn này có thể dẫn đến sẹo (cicatricial alopecia), trong đó da đầu nhạt màu, trơn bóng và giảm hoặc không có các lỗ nang tóc.
Các bất thường thân tóc
Các bất thường này hiếm và được chẩn đoán bởi kính hiển vi quang học hoặc điện tử. Có biểu hiện như tóc mỏng, ngắn, và rối ở trẻ em. Các bất thường thường gặp nhất:
- Tóc hình chuỗi hạt (monilethrix): sợi tóc xuất hiện các nốt xen kẽ đều nhau
- Pili torti: tóc xoắn lại.
Các bệnh da ảnh hưởng đến da đầu
Các bệnh liên quan đến da đầu thường không gây rụng tóc. Nhưng cũng có thể xảy ra trong những trường hợp bệnh rất nặng. Các tình trạng hay gặp nhất ảnh hưởng đến da đầu:
Gàu hoặc vảy phấn da đầu | Vảy lan tỏa |
Viêm da tiết bã | Các mảng viêm giới hạn không rõ đóng vảy màu vàng |
Vảy nến | Mảng hồng ban giới hạn rõlan tỏa hoặc khu trú với vảy trắng bạc |
Vảy phấn a-mi-ăng | Vảy dính do vảy nến tiềm ẩn hoặc viêm da tiết bã |
Chấy | Chấy trưởng thành, trứng chấy trên thân tóc, các đốm xuất huyết nhỏ và trầy da |
Lichen simplex | Các mảng lichen hóa, ngứa nhiều, giới hạn rõ, thường ở vùng chẩm |
Viêm nang lông | Mụn mủ, sưng tấy ở nang lông, rải rác, mạn tính |
Rậm lông
Rậm lông (hirsutism) là tình trạng lông mọc quá mức ở nữ giới tại vùng râu, quanh núm vú và ở nam giới tại vùng bụng (lông mu mọc theo hình kim cương) và các nơi khác. Rậm lông phổ biến hơn ở người châu Âu có da sẫm màu hoặc phụ nữ Trung Đông. Tình trạng này gây ra nhiều khó chịu và có thể khởi phát ở tuổi dậy thì.
Rậm lông là kết quả của quá trình chuyển đổi từ lông tơ, mịn thành lông trưởng thành, thô ráp do nội tiết tố androgen gây ra. Nguyên nhân có thể là nội sinh (nguồn gốc từ thượng thận, tuyến yên, hoặc buồng trứng) hoặc ngoại sinh (thuốc nội tiết tố androgen). Sự dư thừa androgen cũng sẽ dẫn đến nam hóa, vô kinh và vô sinh. Một số xét nghiệm chẩn đoán bao gồm:
- Testosterone tự do và globulin gắn hormone sinh dục
- Cortisol, FSH, LH
- Siêu âm kiểm tra buồng trứng đa nang
Tuy nhiên, nhạy cảm cơ quan đích trong rậm lông vô căn thường gặp hơn, trong đó thăm khám và kiểm tra tình trạng hormone cho kết quả bình thường. Các phương pháp triệt lông vật lý bao gồm:
- Cạo lông
- Kem làm rụng lông
- Wax
- Điện phân
- Triệt lông bằng laser
Điều trị nội khoa có thể có hiệu quả như: spironolactone, thuốc tránh thai ethinyloestrodiol/cyproterone hoặc cyproterone 50-200mg cho các ngày 1 đến 10 của chu kỳ kinh nguyệt.
Hội chứng người sói (hypertrichosis) có thể bẩm sinh hoặc mắc phải. Hội chứng người sói mắc phải có thể do thuốc (ciclosporin, minoxidil, thuốc chống động kinh) hoặc bệnh lý (hội chứng Cushing, suy giáp, bệnh porphyria da muộn (porphyria cutanea tarda), chán ăn tâm thần). Điều trị nên hướng vào các bệnh lý nền của bệnh nhân.
Hội chứng người sói (hypertrichosis)
Giới thiệu Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Đơn vị Da liễu - Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được triển khai dịch vụ thăm khám, chăm sóc và điều trị các tình trạng về da như mụn, sẹo, nám, tàn nhang… với tiêu chí đem lại sự thay đổi tích cực về diện mạo cũng như sự hài lòng của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ.
Với nguồn nhân lực chất lượng có chuyên môn cao là các Phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đến từ Bộ môn Da liễu - Đại học Y Dược TPHCM & Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có kinh nghiệm nhiều năm trong giảng dạy, nghiên cứu và điều trị Da liễu – Thẩm mỹ da; sẽ trực tiếp thăm khám, lên phác đồ điều trị và trực tiếp trị liệu cho bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả cao nhất.
- Đơn vị da liễu – Thẩm mỹ da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
- Số 468 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh.
- Hotline tư vấn đặt lịch Bác sĩ: 0899777709 / Zalo/Viber: 0899777709
- Facebook Fanpage: Thẩm mỹ da - BV Nguyễn Tri Phương
Từ khóa » Các Bệnh Lý Về Da đầu
-
Các Bệnh Về Da đầu ở Nam Giới - 5 Bệnh Lý Phổ Biến Nhất | Medlatec
-
Các Bệnh Da đầu Thường Gặp Và Cách điều Trị - Phòng Khám Maia
-
Các Loại Bệnh Về Da đầu Thường Gặp, Nhận Biết Sớm để điều Trị Kịp ...
-
8 Bệnh Da đầu Thường Gặp: Cách Nhận Biết Và điều Trị Dứt điểm
-
CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA ĐẦU - Stamford Skin Centre
-
Các Bệnh Về Da đầu ở Nam Giới: Nhận Diện Sớm, Ngăn Chặn Nhanh!
-
Các Bệnh Về Da đầu Thường Gặp - Số 3 Rất Khó Trị Và Nguy Hiểm
-
Các Bệnh Về Da Đầu Phổ Biến Cùng Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Các Bệnh Thường Gặp Về Da đầu: Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Làm Thế Nào Khi Bị Nấm Da đầu? | Vinmec
-
Những điều Cần Biết Về Bệnh Gàu | Vinmec
-
Mô Tả Các Tổn Thương Da - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Seborrheic Dermatitis - Rối Loạn Da Liễu - Cẩm Nang MSD
-
Bệnh Nấm Da đầu - Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách điều Trị