8 Cách Trị Nhiệt Lưỡi Đơn Giản Và Nhanh Nhất
Có thể bạn quan tâm
Nhiệt lưỡi là bệnh lành tính có thể gặp ở tất cả mọi người, nhiệt miệng ở lưỡi có thể tự khỏi nhưng khi bệnh xuất hiện lại gây nhiều khó chịu trong ăn uống và nói chuyện. Vậy có những cách nào để trị nhiệt ở lưỡi an toàn hiệu quả? Dưới đây là 8 cách trị nhiệt lưỡi tại nhà hiệu quả và đơn giản được nhiều người áp dụng.
1. Nhiệt lưỡi – Căn bệnh dễ nhầm với ung thư lưỡi
Theo các chuyên gia y tế, nhiệt ở lưỡi rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư lưỡi. Do đó, người bệnh cần nắm được những thông tin chính xác về tình trạng này để dễ dàng phân biệt.
Nhiệt ở lưỡi là những vết loét nhỏ, nông có hình oval có đường viền đỏ xung quanh khiến cho người bệnh gặp khó khăn khi ăn uống và nói chuyện. Những vết loét này xuất hiện theo mùa, có thể do rối loạn nội tiết tố, bệnh lý về răng miệng hoặc chế độ ăn uống không hợp lý. Sau 1 – 2 tuần, các vết loét sẽ chuyển sang trắng, đỡ đau và khỏi hẳn.
Còn ung thư lưỡi lại gây ra các vết loét lớn, kèm theo cảm giác ngứa, đau thậm chí là chảy máu lưỡi. Các vết loét này không thể tự lành được như nhiệt ở lưỡi. Nguyên nhân gây bệnh ung thư lưỡi thường xuất phát từ việc do cơ thể bị nhiễm virus gây bệnh, người bệnh sử dụng quá nhiều rượu bia thuốc lá, hoặc có thể là biến chứng của bệnh viêm cận răng.
Việc nắm rõ được các biểu hiện cụ thể của từng bệnh sẽ giúp bạn có thể phân biệt chính xác với các bệnh lý khác đặc biệt là ung thư lưỡi để có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả tại nhà.
2. Nguyên nhân gây nhiệt lưỡi, lở loét lưỡi
2.1. Cắn vào lưỡi
Việc vô tình cắn vào lưỡi sẽ khiến lưỡi bị tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus, nấm… trong khoang miệng tấn công vào vết thương hở và khiến lưỡi bị loét.
2.2. Thiếu vitamin
Khi cơ thể thiếu hụt một số loại vitamin như vitamin B, vitamin C sẽ khiến hệ miễn dịch trong miệng suy giảm. Khi đó, các tác nhân gây hại có thể tấn công và gây bệnh.
2.3. Thay đổi nội tiết tố
Nữ giới trong chu kỳ kinh nguyệt mang thai sẽ khiến hormone trong cơ thể thay đổi, khiến hệ miễn dịch ở khoang miệng suy giảm. Lúc này lưỡi dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus… dẫn đến lưỡi bị lở.
2.4. Bệnh lý dạ dày, gan, tiểu đường
Khi cơ thể mắc những bệnh lý như dạ dày, gan, tiểu đường… cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nguyên nhân chính xác dẫn đến hiện tượng này đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có những nghiên cứu và kết luận chính xác.
2.5. Lưỡi bị tổn thương
Lưỡi gặp phải một số vấn đề như bỏng miệng khi ăn uống, do tác động của khí cụ niềng răng… cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị loét lưỡi. Đặc biệt với những ai không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, thì sẽ dễ bị lở lưỡi hơn.
2.6. Hút thuốc lá
Hút thuốc lá không chỉ là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý nghiêm trọng, mà còn có thể gây lở loét lưỡi, hoặc các vấn đề răng miệng khác như: sâu răng, vàng răng, hôi miệng….
2.7. Stress
Căng thẳng kéo dài khiến hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém hiệu quả. Do đó khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh của cơ thể yếu đi, dẫn đến nguy cơ mắc các vấn đề như loét miệng, lở lưỡi.
3. 8 cách trị nhiệt lưỡi đơn giản tại nhà
Mặc dù nhiệt ở lưỡi có thể tự khỏi say khoảng 1 – 2 tuần, nhưng khoảng thời gian này bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Do đó, bạn có thể áp dụng những cách dưới đây:
3.1. Súc miệng với nước muối và nha đam
Theo các nghiên cứu khoa học, các thành phần trong nha đam có tính sát khuẩn cao, thanh nhiệt và làm dịu cơn đau, nhanh chóng làm lành các vết lở loét do nhiệt ở lưỡi gây ra. Còn muối tinh khiết cũng đã rất nổi tiếng với công dụng sát khuẩn và làm lành vết thương nhanh chóng.
Vì vậy, khi bị những vết lở lưỡi hoành hành thì cách trị lở lưỡi đơn giản nhất là bạn dùng một thìa cà phê muối và nước ép nha đam pha với 1/2 cốc nước ấm để làm dung dịch súc miệng. Cố gắng sử dụng mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Tuy nha đam chứa nhiều dưỡng chất tốt nhưng bạn không được sử dụng phần nhựa vàng trong cây nha đam vì nó có chứa Aloin có khả năng gây kích ứng da và nguy hại cho đường ruột, đau dạ dày, các vấn đề về gan, thận.
Nước súc miệng dược liệu Ngọc Châu dùng vệ sinh răng miệng hàng ngày, đặc biệt thích hợp khi bị: Viêm lợi, nhiệt miệng, chảy máu chân răng, đau răng, sau nhổ răng, lấy cao răng.
Sản phẩm sẽ giúp làm giảm cảm giác đau lưỡi. Đồng thời giúp làm săn se niêm mạc, thúc đẩy các niêm mạc bị tổn thương lành lại. Bên cạnh đó, bạn chỉ cần sử dụng 2 – 3 lần/ngày còn góp phần giúp răng chắc khỏe và hơi thở dễ chịu hơn.
3.2. Dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn rất tốt nên được rất nhiều người sử dụng. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp chữa lành vết thương nhanh chóng, chống viêm, giảm đau rát, sưng đỏ và ngăn cản quá trình bệnh lây lan. Bạn có thể bôi trực tiếp dầu dừa vào vết lở khoảng 3 – 5 lần mỗi ngày cho đến khi vết loét lành lại.
3.3. Cam thảo
Cam thảo rất phổ biến trong các bài thuốc Đông y và sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Cam thảo có vị ngọt mát và là loại thức uống quen thuộc với rất nhiều người. Trong cam thảo có chứa thành phần chính là Glycyrrhizin – là một saponin thuộc nhóm olean, hàm lượng từ 10-14% trong cam thảo khô, có tính kháng viêm cực mạnh, giảm sưng đau xung quanh vết loét.
Bạn có thể dùng tinh dầu cam thảo thoa trực tiếp ngày 2-3 lần hoặc pha trà cam thảo uống hay ngậm miếng cam thảo đều rất hiệu quả trong việc chữa trị những vết loét ở lưỡi.
Sử dụng cam thảo có thể giúp cho các vết loét lành lại sau vài ngày, hơn thế nữa dùng cam thảo thường xuyên còn làm giảm được tình trạng tái phát, ngăn chặn tình trạng này quay lại.
3.4. Sử dụng đinh hương loại bỏ những vết lở lưỡi
Thành phần chính của cây đinh hương là hợp chất eugenol có tác dụng gây tê, làm giảm đau răng, đau nướu răng và trị nhiệt, loét miệng. Hàm lượng eugenol trong đinh hương cao hơn khoảng 20 lần so với những loại dược liệu khác (70-90%). Từ nhiều năm nay, loại đinh hương đã trở thành một vị thuốc rất quan trọng trong điều trị nha khoa.
Thoa tinh dầu đinh hương thoa vào vị trí những vết lở lưỡi hoặc bạn có thể nhai vài mẩu đinh hương sẽ giúp các cơn đau do nhiệt giảm đi sau vài phút. Kiên trì sử dụng dầu đinh hương 1-2 lần/ngày, chỉ sau vài ngày triệu chứng khó chịu của bạn sẽ được loại bỏ.
3.5. Dùng keo ong
Keo ong là một phương thuốc tự nhiên đã được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiệt miệng, lở lưỡi từ thời cổ đại.
Trong keo ong có chứa hoạt chất chống oxy hóa, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm và kháng nấm cực mạnh. Ngoài ra, keo ong còn chứa một loạt các chất dinh dưỡng bao gồm vitamin, khoáng chất, flavonoid và enzyme rất tốt.
Theo nền y học hiện đại, keo ong được ứng dụng rất nhiều trong điều trị chứng lở lưỡi, các bệnh viêm nha chu, viêm đường hô hấp, viêm thanh khí quản, loét dưới da. Ngoài ra, keo ong còn được các bác sĩ đông y kê đơn cho các bệnh nhân chảy máu chân răng.
3.6. Sử dụng nước ép khế chua
Với những vết lở, loét xung quanh vùng lưỡi bạn chỉ cần sử dụng nước ép khế chua sẽ giúp giảm đau và chữa các vết lở loét nhanh chóng, hiệu quả. Cách thức thực hiện như sau:
- Lấy 2 – 3 quả khế chua rửa sạch, giã nát rồi cho vào nồi đun sôi với nước rồi để nguội
- Mỗi ngày lấy một ít hỗn hợp này để ngậm và nuốt dần, thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả
3.7. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý cũng là nguyên nhân gây ra các vết lở loét ở miệng lưỡi. Vì vậy, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và bổ sung các thực phẩm cần thiết cũng giúp bạn giảm nhanh tình trạng loét ở miệng, lưỡi. Cụ thể:
- Bổ sung vitamin B12 hàng ngày. Khi cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng vitamin B12 sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt ở lưỡi. Vì vậy, để đẩy lùi và ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên bổ sung vitamin này mỗi ngày 2 lần và liên tục trong vòng 6 tháng. Lượng vitamin cần thiết là 1mg/ngày nên bạn cần lưu ý bổ sung đủ liều lượng.
- Ăn sữa chua mỗi ngày: Trong sữa chưa có chứa các lợi khuẩn rất tốt cho người bị nhiệt miệng, chúng giúp giảm đau và chữa lành vết thương nhanh chóng. Bạn nên bổ sung đều đặn từ 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để tình trạng thuyên giảm.
- Bổ sung sắt: Thiếu sắt cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh. Để biết chính xác lượng sắt cần bổ sung, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám xem cơ thể bị thiếu bao nhiêu và bổ sung liều lượng phù hợp.
3.8. Kem đánh răng dược liệu góp phần bảo vệ lợi, chắc chân răng
Khi gặp các vấn đề về răng miệng, bạn nên sử dụng các sản phẩm kem đánh răng lành tính, dịu nhẹ và không gây kích ứng. Vì khi dùng kem đánh răng có chứa nhiều thành phần hóa học, có thể gây kích ứng niêm mạc miệng và làm tăng nguy cơ bị nhiệt miệng lưỡi.
Do đó, kem đánh răng không chứa hoặc chứa các thành phần hóa học phù hợp sẽ giúp chăm sóc răng miệng tốt hơn. Và kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu chính là sản phẩm đáp ứng tất cả những tiêu chí trên.
Sản phẩm chứa hoa hòe, một dược, vỏ cau, cam thảo, đinh hương, keo ong… kết hợp với muối, vitamin E và Flour có tác dụng nuôi dưỡng răng nướu và bảo vệ răng lợi khỏi các tác nhân gây hại. Bên cạnh đó, sản phẩm còn có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, làm dịu niêm mạc miệng….
4. Một số lưu ý khi bị nhiệt ở lưỡi
Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp trị ở trên, để tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng và phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Bổ sung đủ nước (1,5 – 2 lít nước mỗi ngày), tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng.
- Không tự ý sử dụng thuốc giảm đau khi không có chỉ định của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế
- Hạn chế tốt đa việc sử dụng các thực phẩm cay nóng, đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô nhiều góc cạnh làm cho các vết loét nghiêm trọng hơn
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng bàn chải đánh răng đầu mềm, không đánh răng quá lâu, quá nhiều lần để tránh bị tổn thương vùng niêm mạc và chảy máu chân răng.
Trên đây là 8 cách làm đơn giản, nhanh chóng nhất. Bạn thường xuyên áp dụng các phương pháp này cũng như điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, đầy đủ các nhóm chất để tăng cường sức đề kháng làm cho tình trạng bệnh thuyên giảm nhanh chóng và phòng tránh bệnh tái phát về sau.
Từ khóa » đau Rát Lưỡi Uống Gì
-
Rát Lưỡi Đau Họng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì Và Cách Trị?
-
6 Cách đơn Giản Chữa đau Rát Lưỡi Tại Nhà - THANH HƯƠNG TÁN
-
Đau Rát Lưỡi Là Bị Gì? Cách Chữa đau Rát Lưỡi Hiệu Quả Nhất - LinkedIn
-
Đau Rát Lưỡi, Khô Miệng Kéo Dài: Đừng Bỏ Qua - Vinmec
-
8 Mẹo Chữa Rát Lưỡi Tại Nhà đơn Giản Mà Hiệu Quả
-
Khám Phá TOP 6 Mẹo Chữa Rát Lưỡi Tại Nhà Nhanh Chóng Và ...
-
Cách điều Trị Viêm Họng Rát Lưỡi Nhanh Chóng - Nhà Thuốc Long Châu
-
Nhiệt ở Lưỡi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
Bị Tê đầu Lưỡi, Nóng Rát Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì
-
Cách để Trị Đau Lưỡi - WikiHow
-
Nhiệt Lưỡi Đau Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị
-
7 Loại Bệnh Về Lưỡi Thường Gặp
-
Nhiệt Miệng Nên ăn Uống Gì Và 7 Cách Phòng Và điều Trị
-
Hội Chứng Miệng Bỏng Rát: Nguyên Nhân Do đâu, điều Trị Thế Nào?
-
Mách Bạn Cách Xử Lý Khi Bị Bỏng Lưỡi để Không Bị Nhiễm Trùng
-
Cách Chữa Rát Lưỡi đau Họng Hết Nhanh Chóng - Báo Phụ Nữ
-
Triệu Chứng Lưỡi Rát - VOA Tiếng Việt