Cách để Trị Đau Lưỡi - WikiHow

Skip to Content
  • Trang đầu
  • Ngẫu nhiên
  • Duyệt các Chuyên mục
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Đăng nhập / Đăng ký
Các chính sáchCách để Trị Đau lưỡi PDF download Tải về bản PDF Cùng viết bởi Alina Lane, DDS

Tham khảo

PDF download Tải về bản PDF X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Alina Lane, DDS. Alina Lane là nha sĩ điều hành All Smiles Dentistry, một phòng nha khoa tại Thành phố New York. Sau khi lấy được bằng DDS của Đại học Maryland, Lane thực tập một năm về kỹ thuật trồng răng tại Đại học Maryland, tại đây cô tập trung vào kỹ thuật phục hồi nâng cao răng được cấy. Cô tiếp tục học nâng cao thông qua chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Woodhull, một chi nhánh của Trường Y khoa thuộc Đại học NYU. Cô tốt nghiệp bác sĩ nội trú của Trung tâm Y tế Woodhull năm 2012-2013. Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang. Bài viết này đã được xem 39.863 lần.

Trong bài viết này: Trị Đau lưỡi bằng Phương thuốc tại nhà Đi khám bệnh và Dùng thuốc Bài viết có liên quan Tham khảo

Đau lưỡi có thể dẫn đến những triệu chứng như đau, rát, hoặc khô lưỡi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra đau lưỡi,[1] gồm có cắn vào lưỡi hoặc bị bỏng, nhiễm trùng như nhiễm nấm miệng, loét miệng, và hội chứng rát miệng, hay còn được biết như chứng đau lưỡi hay rát lưỡi.[2] Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây đau lưỡi là không xác định. Tùy thuộc vào triệu chứng của bạn và chẩn đoán y tế đúng, có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau để làm dịu cơn đau lưỡi và giảm các khó chịu liên quan.

Các bước

Phần 1 Phần 1 của 2:

Trị Đau lưỡi bằng Phương thuốc tại nhà

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Rửa lưỡi bị cắn bằng nước lạnh. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/84\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-1-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-1-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/84\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-1-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-1-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Rửa lưỡi bị cắn bằng nước lạnh. Nếu bạn cắn phải lưỡi của mình, rửa lưỡi với nước sạch. Điều này có thể loại bỏ chất bẩn, thức ăn, máu, hoặc mảng bám ra khỏi khu vực và ngăn ngừa nhiễm trùng.[3]
    • Nếu bạn cắn vào lưỡi quá sâu, đảm bảo bạn đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.[4]
    • Khi đã làm sạch lưỡi bằng nước lạnh, bạn có thể thử ngậm đá lạnh trên mặt lưỡi để giảm sưng và đau.
  2. Step 2 Ngậm đá viên hoặc kem que nếu bạn có cảm giác đau và/hoặc rát trên lưỡi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/0d\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-2-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-2-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/0d\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-2-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-2-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Ngậm đá viên hoặc kem que nếu bạn có cảm giác đau và/hoặc rát trên lưỡi. Cơn lạnh sẽ làm tê cảm giác đau, giảm sưng, và làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Ngậm đá viên có thể làm dịu đáng kể nếu bạn cắn phải hay bị bỏng lưỡi.[5]
    • Nước tan từ đá hoặc kem cũng sẽ giúp bạn có đủ nước và ngăn lưỡi không bị khô, lưỡi khô có thể khiến cơn đau do bị cắn và bỏng tệ hơn.
  3. Step 3 Dùng nước súc miệng chứa muối. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/09\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-3-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-3-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/09\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-3-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-3-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Dùng nước súc miệng chứa muối. Nước súc miệng ấm chứa muối sẽ làm sạch lưỡi và giúp giảm đau do đau lưỡi. Bạn có thể súc miệng vài giờ một lần cho đến khi cơn đau và khó chịu giảm xuống.[6]
    • Cho 6 gram muối vào nước ấm và khuấy tan. Súc miệng trong vòng 30 giây, tập trung vào chỗ đau trên lưỡi. Không uống nước muối.
  4. Step 4 Tránh dùng bất cứ thứ gì có thể làm trầm trọng thêm cơn đau lưỡi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/d\/d3\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-4-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-4-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/d\/d3\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-4-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-4-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Tránh dùng bất cứ thứ gì có thể làm trầm trọng thêm cơn đau lưỡi. Khi bị đau lưỡi, thì việc tránh dùng bất cứ thứ gì có thể khiến cơn đau tệ hơn là một cách tốt, chẳng hạn như đồ ăn cay hoặc có tính axit hoặc thuốc lá. Mặc dù điều này sẽ không đẩy nhanh quá trình làm lành, nhưng nó sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
    • Ăn thức ăn mềm, dịu và thậm chí là nước mát sẽ không làm đau lưỡi khi bạn ăn, như sinh tố, cháo đặc và trái cây mềm như chuối. Sữa chua và kem cũng là những lựa chọn thích hợp vì chúng mát và dịu.
    • Thức ăn và đồ uống có chất axit, như nước ép cà chua, nước cam, đồ uống nhẹ và cà phê có thể khiến cho cơn đau của bạn tệ hơn. Đồng thời tránh dùng quế và bạc hà, chúng có thể làm bạn khó chịu hơn.[7]
    • Thử dùng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm hoặc các loại kem đánh răng không chứa quế và bạc hà.[8]
    • Không hút hay nhai thuốc lá, chúng có thể gây khó chịu hơn.[9]
  5. Step 5 Uống nhiều chất lỏng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/8\/8c\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-5-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-5-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/8\/8c\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-5-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-5-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Uống nhiều chất lỏng. Đảm bảo bạn nạp đủ nước cho cả ngày. Điều này không chỉ giúp giảm cảm giác khô miệng, mà còn giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục.[10]
    • Uống nhiều nước hoặc nước trái cây mát để giữ ẩm cho miệng.[11]
    • Cố gắng tránh uống đồ uống nóng như cà phê hay trà để chúng không làm lưỡi của bạn đau hay rát hơn.
    • Tránh dùng caffein hoặc cồn, chúng có thể gây kích ứng cho lưỡi của bạn.[12]
    Quảng cáo
Phần 2 Phần 2 của 2:

Đi khám bệnh và Dùng thuốc

PDF download Tải về bản PDF
  1. Step 1 Khám bác sĩ. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/0\/06\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-6-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-6-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/0\/06\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-6-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-6-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 1 Khám bác sĩ. Nếu bạn đang bị đau lưỡi và các phương thuốc tại nhà không có hiệu quả, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Họ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân cơn đau và phương pháp chữa trị đúng cách đối với bạn.[13]
    • Đau lưỡi có thể có nhiều nguyên nhân bao gồm nhiễm trùng nấm, virut, hay vi khuẩn trong miệng, thiếu dinh dưỡng, răng giả không vừa, nghiến răng hoặc chải lưỡi quá nhiều, dị ứng, căng thẳng, hoặc lo âu.[14] Đau lưỡi cũng có thể là kết quả của chứng rát miệng.[15]
    • Bạn có thể không nhận ra những thay đổi vật lý trên lưỡi hoặc miệng của bạn khi bị bệnh.[16] Hoặc, bạn có thể có những dấu hiệu phổ biến của kích ứng hoặc nhiễm trùng, như mảng bám trắng trên lưỡi do nấm miệng, bướu, loét, hoặc cảm giác rát.[17]
  2. Step 2 Xét nghiệm và chuẩn đoán. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/3\/35\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-7-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-7-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/3\/35\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-7-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-7-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 2 Xét nghiệm và chuẩn đoán. Nếu bạn đang bị đau lưỡi hoặc có triệu chứng của chứng rát lưỡi, bác sĩ của bạn có thể yêu cầu xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây đau ở bạn. Xét nghiệm thường không thể xác định được nguyên nhân gây đau lưỡi, nhưng bác sĩ sẽ giúp phát triển kế hoạch điều trị tốt nhất cho bạn.
    • Bác sĩ có thể dùng các công cụ chuẩn đoán khác nhau để xác định nguyên nhân đau lưỡi. Chúng gồm có xét nghiệm máu, cấy vi khuẩn miệng, sinh thiết, xét nghiệm dị ứng, và xét nghiệm mức độ axit trong dạ dày. Bác sĩ cũng có thể cung cấp cho bạn một bảng câu hỏi về tâm lý để loại trừ khả năng đau lưỡi ở bạn có liên quan đến lo âu, trầm cảm hay căng thẳng không.[18]
    • Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn ngưng dùng các loại thuốc nhất định để loại trừ chúng ra khỏi nguyên nhân gây đau lưỡi ở bạn.[19]
  3. Step 3 Dùng thuốc trị đau lưỡi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/5\/59\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-8-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-8-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/5\/59\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-8-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-8-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 3 Dùng thuốc trị đau lưỡi. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm của bạn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giúp giảm bớt các tình trạng gây ra đau lưỡi. Nếu xét nghiệm không tìm ra nguyên nhân, bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc hoặc phương pháp chữa trị tại nhà để gảm đau và khó chịu.[20]
    • Ba loại thuốc thường được kê trong đơn thuốc trị đau lưỡi là amitriptyline, amisulpride, và olanzapine. Những loại thuốc này có tác dụng ngăn chặn hoạt động của axit gamma-butyric, chất có thể là thủ phạm của cảm giác đau và rát ở lưỡi.[21]
    • Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn mua thuốc giảm đau không theo đơn để giúp giảm khó chịu do đau lưỡi, đặc biệt nếu bạn có vấn đề về ngủ.[22] Thuốc giảm đau không mua theo đơn thông thường gồm có acetaminophen, ibuprofen và aspirin.
    • Làm theo yêu cầu của bác sĩ khi uống thuốc giảm đau hoặc theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.[23]
  4. Step 4 Dùng viên ngậm hoặc bình xịt trị đau họng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/2\/25\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-9-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-9-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/2\/25\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-9-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-9-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 4 Dùng viên ngậm hoặc bình xịt trị đau họng. Viên ngậm hoặc bình xịt trị đau họng có chứa chất giảm đau nhẹ có thể giúp làm dịu cơn đau lưỡi. Bạn có thể mua viên ngậm và bình xịt trị đau họng ở các cửa hiệu thuốc hoặc trên địa chỉ trực tuyến của họ.
    • Dùng viên ngậm hoặc bình xit trị đau họng cách 2-3 tiếng một lần, hoặc theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn của bác sĩ.[24]
    • Đảm bảo bạn ngậm viên ngậm trị đau họng cho đến khi nó tan hoàn toàn. Không nên nhai hoặc nuốt nguyên viên, điều này có thể làm tê cổ họng bạn và khó nuốt.
  5. Step 5 Dùng kem capsaicin để làm dịu lưỡi. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/4\/48\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-10-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-10-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/4\/48\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-10-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-10-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 5 Dùng kem capsaicin để làm dịu lưỡi. Kem capsaicin là kem thoa giảm đau có thể làm giảm đau. Bạn có thể thoa kem capsaicin lên lưỡi 3 hoặc 4 lần một ngày.[25]
    • Lúc đầu kem sẽ làm tăng cảm giác đau trên lưỡi, nhưng chúng sẽ giảm đi nhanh chóng.[26]
    • Nên biết rằng sử dụng kem capsaicin trong thời gian dài có thể gây tổn thương đến các sợi trên mô lưỡi, đẫn đến mất cảm giác vĩnh viễn.[27]
  6. Step 6 Dùng nước súc miệng có tính khử trùng. {"smallUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images_en\/thumb\/f\/f6\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-11-Version-2.jpg\/v4-460px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-11-Version-2.jpg","bigUrl":"https:\/\/www.wikihow.com\/images\/thumb\/f\/f6\/Heal-a-Sore-Tongue-Step-11-Version-2.jpg\/v4-728px-Heal-a-Sore-Tongue-Step-11-Version-2.jpg","smallWidth":460,"smallHeight":345,"bigWidth":728,"bigHeight":546,"licensing":"<div class=\"mw-parser-output\"><\/div>"} 6 Dùng nước súc miệng có tính khử trùng. Dùng nước súc miệng có tính khử trùng như benzydamine hoặc chlorhexidine để trị nhiễm trùng từ lưỡi hoặc miệng. Chúng cũng có thể giúp giảm đau và sưng trên lưỡi.[28]
    • Benzydamine giảm đau bằng cách ngăn chặn prostaglandin. Prostaglandin là chất hóa học được tiết ra khi có cơn đau do bị viêm.[29]
    • Đổ 15 ml benzydamine vào cốc rồi súc miệng trong 15-20 giây trước khi nhổ đi.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Cách đểHút Thuốc lá Kích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểu Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử Tỉnh cần saCách đểTỉnh cần sa Nôn sao cho dễ chịu nhấtCách đểNôn sao cho dễ chịu nhất Khỏi đau tay khi viết nhiềuCách đểKhỏi đau tay khi viết nhiều Kiểm tra sức khỏe thông qua màu phânCách đểKiểm tra sức khỏe thông qua màu phân Ngừng hút cần saCách đểNgừng hút cần sa Cách đểBẻ Đốt sống Lưng Lấy tóc ra khỏi họngCách đểLấy tóc ra khỏi họng Chữa lành vết đứt trên lưỡiCách đểChữa lành vết đứt trên lưỡi Quảng cáo

Tham khảo

  1. http://www.nhs.uk/conditions/tongue-pain/Pages/Introduction.aspx
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/definition/con-20029596
  3. http://www.parenting.com/article/mom-rx-treating-a-mouth-wound
  4. http://www.parenting.com/article/mom-rx-treating-a-mouth-wound
  5. http://www.parenting.com/article/mom-rx-treating-a-mouth-wound
  6. http://patient.info/doctor/oral-ulceration
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029596
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029596
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029596
Hiển thị thêm
  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029596
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029596
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/lifestyle-home-remedies/con-20029596
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/coping-support/con-20029596
  5. http://www.nhs.uk/conditions/tongue-pain/Pages/Introduction.aspx
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/definition/con-20029596
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/symptoms/con-20029596
  8. http://www.nhs.uk/conditions/tongue-pain/Pages/Introduction.aspx
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/tests-diagnosis/con-20029596
  10. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/tests-diagnosis/con-20029596
  11. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/burning-mouth-syndrome/basics/coping-support/con-20029596
  12. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15337994
  13. http://patient.info/doctor/oral-ulceration
  14. http://patient.info/doctor/oral-ulceration
  15. http://patient.info/doctor/oral-ulceration
  16. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3448200/
  17. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3448200/
  18. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3448200/
  19. http://patient.info/doctor/oral-ulceration
  20. http://patient.info/doctor/oral-ulceration

Về bài wikiHow này

Alina Lane, DDS Cùng viết bởi: Alina Lane, DDS Nha sĩ Bài viết này đã được cùng viết bởi Alina Lane, DDS. Alina Lane là nha sĩ điều hành All Smiles Dentistry, một phòng nha khoa tại Thành phố New York. Sau khi lấy được bằng DDS của Đại học Maryland, Lane thực tập một năm về kỹ thuật trồng răng tại Đại học Maryland, tại đây cô tập trung vào kỹ thuật phục hồi nâng cao răng được cấy. Cô tiếp tục học nâng cao thông qua chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Woodhull, một chi nhánh của Trường Y khoa thuộc Đại học NYU. Cô tốt nghiệp bác sĩ nội trú của Trung tâm Y tế Woodhull năm 2012-2013. Bài viết này đã được xem 39.863 lần. Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan Ngôn ngữ khác Tiếng Anh Tiếng Nga Tiếng Đức Tiếng Tây Ban Nha Tiếng Italy Tiếng Bồ Đào Nha Tiếng Pháp Tiếng Indonesia Tiếng Hà Lan Tiếng Hàn Tiếng Ả Rập Tiếng Thái Tiếng Trung Tiếng Nhật Tiếng Hindi
  • In
Trang này đã được đọc 39.863 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Có Không Quảng cáo Cookie cho phép wikiHow hoạt động tốt hơn. Bằng việc tiếp tục sử dụng trang web của chúng tôi, bạn đồng ý với chính sách cookie của chúng tôi.

Bài viết có liên quan

Hút Thuốc láCách đểHút Thuốc láKích thích đi tiểuCách đểKích thích đi tiểuĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểCách đểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thểNhịn đại tiện trong tình huống khó xửCách đểNhịn đại tiện trong tình huống khó xử

Theo dõi chúng tôi

Chia sẻ

TweetPin It wikiHow
  • Chuyên mục
  • Sức khỏe
  • Sức khỏe Tổng quan
  • Trang chủ
  • Giới thiệu về wikiHow
  • Các chuyên gia
  • Liên hệ với chúng tôi
  • Sơ đồ Trang web
  • Điều khoản Sử dụng
  • Chính sách về Quyền riêng tư
  • Do Not Sell or Share My Info
  • Not Selling Info

Theo dõi chúng tôi

--406

Từ khóa » đau Rát Lưỡi Uống Gì