8 Cách Xử Lý Khi Bị Chóng Mặt Hiệu Quả Chỉ Trong 5 Phút - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Mỗi khi bị chóng mặt, bạn thấy như cả thế giới quay cuồng. Hello Bacsi giới thiệu những cách xử lý khi bị chóng mặt nhanh nhất, tốn không quá 5 phút để bạn kịp trở lại với nhịp sống bình thường.
Tình trạng chóng mặt khiến bạn không thể lái xe hay tập trung làm việc. Thậm chí, đi lại trong phòng thôi cũng khó khăn hơn rất nhiều vì bạn giữ thăng bằng kém, dễ té ngã. Nguyên nhân của phần lớn các trường hợp chóng mặt là do dịch lỏng trong ốc tai không ổn định mà dao động theo chuyển động của cơ thể, khiến bạn thấy mất thăng bằng, mọi thứ xung quanh chao đảo.
Cách xử lý khi bị chóng mặt hiệu quả nhất là làm dịch lỏng trong ốc tai cân bằng trở lại, để bạn sẽ có thể thoát khỏi cảm giác khó chịu do bị chóng mặt.
Tìm hiểu vấn đề của tai
Trước khi áp dụng các cách xử lý khi bị chóng mặt, bạn cần tìm xem vấn đề mất cân bằng nằm ở bên tai phải hay tai trái. Cách xác định như sau:
- Ngồi trên giường, canh khoảng cách sao cho khi nằm xuống thì phần đầu hơi ló ra khỏi mép giường một chút.
- Quay đầu sang bên phải, rồi nhanh chóng nằm xuống.
- Đợi một chút xem có bị chóng mặt hay không.
- Trở về tư thế ngồi ban đầu và thực hiện lại động tác, lần này quay đầu sang bên trái.
Nguồn: Brightside
Nếu bạn bị chóng mặt khi quay đầu sang bên phải thì vấn đề nằm ở tai bên phải, còn bạn bị chóng mặt khi quay đầu sang trái thì vấn đề nằm ở tai trái.
Bạn có thể tham khảo thêm: Khi nào chóng mặt là dấu hiệu của đột quỵ
8 cách xử lý khi bị chóng mặt tại nhà nhanh nhất
1. Cách trị chóng mặt bằng thao tác Semont
- Ngồi thẳng lưng trên mép giường
- Quay đầu theo góc 45 độ theo phương ngang về phía tai bình thường (tai không có vấn đề)
- Nghiêng đầu một góc 105 độ và nằm nghiêng sang phía tai có vấn đề, đầu ngả nhẹ ra sau như hình, mũi hơi hướng lên phía trần nhà
- Nằm yên trong tư thế này chừng vài phút
- Giữ nguyên phần đầu và nhanh chóng nằm nghiêng sang phía tai bình thường, lần này mũi sẽ hướng xuống mặt đất
- Nằm yên trong vài phút
- Từ từ trở về vị trí ngồi ban đầu và thư giãn.
2. Cách trị chóng mặt bằng thao tác nửa nhào lộn
- Quỳ trên sàn và ngồi trên gót chân
- Ngồi thẳng lưng và ngửa đầu lên nhìn về hướng trần nhà. Giữ nguyên vị trí này vài giây
- Gục đầu xuống, hướng cằm về gần đầu gối như thể bạn sắp lộn nhào
- Quay đầu hướng về phía cùi chỏ trái hoặc phải (gần phía tai có vấn đề) theo góc 45 độ. Chờ cho đến khi hết chóng mặt hoặc đếm tới 30.
- Vẫn nghiêng đầu và nhanh chóng ngẩng đầu lên, trở về vị trí ban đầu. Chờ thêm 15–30 giây để hết chóng mặt.
Nếu bạn vẫn thấy nhức đầu, lặp lại cách xử lý khi bị chóng mặt này thêm từ 4-5 lần.
3. Cách hết chóng mặt tại nhà bằng thao tác Gufoni
- Ngồi trên bàn cao tương đối để hai chân không chạm đất
- Nhanh chóng ngả đầu nằm về hướng tai bình thường và chờ cho hết chóng mặt
- Nhanh chóng cúi mặt xuống để mặt đối diện mặt bàn và chờ 30 giây
- Nhanh chóng ngồi dậy như tư thế ban đầu.
Lặp lại cách xử lý khi bị chóng mặt này khoảng 3 lần, cho đến khi hết chóng mặt.
4. Cách xử lý khi bị chóng mặt: Thực hiện thao tác Epley
- Ngồi trên giường và đặt một chiếc gối ở vị trí thích hợp để khi nằm xuống, vai tựa lên gối
- Quay đầu theo góc 45 độ về bên phía tai có vấn đề. Vai phải tựa trên gối và đầu phải nghiêng.
- Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây
- Quay đầu sang tai bình thường và giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Tiếp theo, nghiêng cả người sang hướng đó.
- Đợi trong 30 giây, sau đó từ từ ngồi dậy và thư giãn trong vài phút.
- Lặp lại thao tác 3 lần.
5. Bị chóng mặt nên làm gì? Thực hiện bài tập Brandt-Daroff
Brandt – Daroff vốn là bài tập dành cho người bị rối loạn tiền đình. Tuy nhiên, nó cũng phát huy tác dụng đối với các trường hợp bị chóng mặt do thay đổi tư thế. Đây là cách xử lý khi bị chóng mặt hiệu quả nhanh chóng mà bạn nên áp dụng ngay tại nhà.
- Bắt đầu ở tư thế ngồi trên mép giường
- Nhanh chóng chuyển sang tư thế nằm nghiêng về bên phải, mũi hướng lên một góc 45 độ
- Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây, sau đó trở về tư thế ban đầu
- Làm tương tự với phía đối diện.
- Lặp lại bài tập 3-5 lần.
6. Cách giảm chóng mặt bằng bấm huyệt cổ tay
Xoa bóp bấm huyệt là cách xử lý khi bị chóng mặt, đau đầu hiệu quả. Nhấn vào vùng nằm ở cẳng tay bên trong, nằm giữa 2 gân, độ rộng của vùng này cỡ chừng 3 ngón tay. Day bấm huyệt khoảng 4 -5 giây để giảm bớt chứng chóng mặt và buồn nôn.
7. Cách xử lý khi bị chóng mặt buồn nôn là bấm huyệt bàn chân
Bạn cũng có thể bấm huyệt bàn chân để chữa chóng mặt tại nhà. Nhấn vào vùng nhỏ trên bàn chân ở vị trí giữa gốc ngón chân áp út và ngón út. Dùng ngón tay trỏ để xoa bóp điểm này ở cả hai bên chân trong 30 giây thì sẽ giảm được cơn chóng mặt.
8. Duy trì ánh nhìn hướng đến một điểm
Một trong những cách xử lý khi bị chóng mặt nhanh và đơn giản nhất chính là tịnh tâm và định hướng ánh nhìn.
- Hãy nhìn thẳng về phía trước và tập trung vào một vật nhỏ ở phía trước mặt, ngang tầm mắt
- Tập trung nhìn vào vật đó và chờ cho hết chóng mặt
- Chậm rãi xoay đầu từ bên này sang bên kia, vẫn đảm bảo duy trì ánh nhìn hướng về vật đó
- Xoay đầu nhanh dần lên nhưng hãy ngưng lại nếu bạn bắt đầu thấy chóng mặt
- Tiếp tục nhìn và xoay đầu qua lại trong một phút.
Trên đây là 8 cách xử lý khi bị chóng mặt nhanh nhất mà bạn có thể áp dụng ở bất cứ đâu. Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn biết làm sao để hết chóng mặt nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu đã thực hiện những cách để hết chóng mặt này nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm hoặc tồi tệ hơn, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Khi Nằm Xuống Bị Chóng Mặt
-
Giải đáp Thắc Mắc: Nằm Xuống Bị Chóng Mặt Là Bệnh Gì?
-
Chóng Mặt Kịch Phát Tư Thế Lành Tính Là Gì? | Vinmec
-
Chóng Mặt Khi Nằm Xuống Là Bệnh Gì?
-
Chóng Mặt Khi Nằm Xuống đứng Lên Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Chóng Mặt; Choáng Váng Và Phương Pháp Phòng Tránh Chóng Mặt ...
-
Chóng Mặt, Giải Pháp Hết “quay Quay”, Vui Sống Mỗi Ngày - Medinet
-
Chóng Mặt Là Bị Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Nằm Xuống Bị Chóng Mặt Là Bệnh Gì? - Sức Khỏe Gia đình
-
Ngồi Xuống đứng Lên Bị Xây Xẩm Chóng Mặt, Cảnh Báo Mắc Bệnh Gì?
-
Chóng Mặt Khi Nằm Ngửa Có Nguy Hiểm Không? [Giải Đáp Cụ Thể]
-
Gỡ Rối Lo âu: Bỗng Nhiên Choáng Khi đứng Dậy Là Bị Sao | Medlatec
-
Chóng Mặt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Điều Trị • Hello ...
-
Chóng Mặt Và Choáng Váng – Thường Gặp Nhưng Nguy Hiểm!
-
Chóng Mặt ở Người Cao Tuổi: Đừng Chủ Quan - Bệnh Viện Hồng Ngọc