8 Cách Xử Trí Bỏng để Ngăn Ngừa Sẹo - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
Bỏng thế nào có thể điều trị tại nhà?
Đầu tiên, bạn cần xác định mình bị bỏng ở cấp độ nào và xem liệu có nên sử dụng cách chữa bỏng tại nhà hay không. Các vết bỏng được phân loại tùy theo mức độ nghiêm trọng:
Bỏng cấp độ 1: Da bị đỏ, sưng nhẹ và không bị phồng rộp hay xuất hiện biến chứng nguy hiểm, ít có nguy cơ để lại sẹo trên da.
Bỏng cấp độ 2: Da bị phồng rộp và dày lên do ảnh hưởng trực tiếp đến lớp mô da bên trong.
Bỏng cấp độ 3: Da bị tổn thương sâu vào lớp bên trong, đồng thời có những tác động lên dây thần kinh khiến tê liệt dây thần kinh. Vùng da bị bỏng thường có màu trắng, xám hoặc đen.
Bỏng cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm nhất, gây ra những tổn thương ăn sâu vào đến tận gân và xương.
Bỏng độ 3 và độ 4 là các mức độ nghiêm trọng và bạn chỉ nên điều trị tại bệnh viện. Đa số tình trạng bỏng độ 1 và độ 2 với vết bỏng có đường kính nhỏ hơn 2,5cm có thể được điều trị tại nhà.
Cách xử trí vết bỏng để ngăn ngừa sẹo
Tạo ra mô sẹo là sản phẩm phụ của quá trình chữa lành các vết thương. Collagen, được tìm thấy trong lớp hạ bì của da, là thành phần chính của mô mới này. Với sự chăm sóc thích hợp, có thể rút ngắn đáng kể quá trình chữa lành và giảm sự hình thành của sẹo. Sau đây là cách xử trí đúng với những vết bỏng có thể điều trị tại nhà:
Rửa sạch vết thương
Nước mát có tác dụng làm giảm hoặc dứt cơn đau, đồng thời ngăn ngừa tổn thương ăn sâu vào da. Do đó, điều đầu tiên bạn nên làm khi gặp vết bỏng nhẹ chính là để vết thương dưới vòi nước lạnh trong khoảng 20 phút. Sau đó, bạn có thể rửa lại vùng da bị bỏng bằng xà phòng dịu nhẹ và nước. Việc này sẽ ngăn tình trạng nhiễm trùng phát triển, bởi đây là một trong số những yếu tố cản trở quá trình phục hồi thương tổn.
Ngay khi bị bỏng nên rửa vết bỏng dưới vòi nước mát khoảng 20 phút.
Bôi kem kháng sinh và phủ băng dính
Khi những nốt phồng rộp từ vết bỏng bị hở hoặc vỡ, bạn có thể dùng các loại kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp da mau lành hơn. Một số loại thuốc như bacitracin hay neosporin thường sử dụng để bôi lên vùng da bị ảnh hưởng, sau đó dùng băng gạc vô trùng để che lại.
Làm căng da
Nên kéo giãn da, đặc biệt nếu vết thương nằm ở những vùng cơ thể như lòng bàn tay hoặc ngón tay, các khớp. Hãy nhớ rằng vùng da bị bỏng có thể bị co lại gây hạn chế cử động. Bạn có thể kéo căng da 10 lần mỗi ngày, mỗi lần 1 phút.
Đừng làm vỡ vết phồng rộp
Đây là một trong những mẹo quan trọng để ngăn ngừa sẹo. Các nốt phồng rộp xuất hiện giống như một lớp chất lỏng có tác dụng ngăn nhiệt bên ngoài tác động tới vùng mô bên trong nhằm hạn chế vết bỏng lan rộng và sâu hơn. Nốt phỏng có tác dụng bảo vệ vùng da bị bỏng trong suốt một thời gian dài. Bởi vì khi bị bỏng, nhiệt độ cao từ tác nhân gây bỏng đã làm cho lớp da phía trên cùng bị chết hoàn toàn. Còn lớp da phía dưới thì quá non nớt và dễ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá sớm.Vì thế không làm vỡ vết phồng rộp trước khi nó tự xẹp.
Tránh nhiễm trùng
Nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Điều trị nhiễm trùng ở giai đoạn đầu là rất quan trọng vì nó có thể kéo dài quá trình chữa lành và góp phần hình thành mô sẹo. Bất kỳ vết đỏ, sưng, đau hoặc có mủ ở vết thương hoặc xung quanh vết thương là dấu hiệu của nhiễm trùng. Đặc biệt nếu có sốt.
Tránh ánh mặt trời
Da bỏng rất nhạy cảm nên bạn cần tránh nắng trong quá trình chữa lành. Điều này kéo dài khoảng 6 tháng. Tuy nhiên, nếu bạn cần đi ra ngoài, hãy nhớ thoa một ít kem chống nắng. Nếu bạn cần ở bên ngoài lâu hơn, hãy lặp lại quá trình này một vài lần.
Mát-xa
Mát xa khi vùng tổn thương bất đầu lành sẽ giúp phá vỡ collagen dẫn đến hình thành mô sẹo. Tuy nhiên, không mát xa quá nhiều vì có thể làm xây xước và vết thương tái phát, tăng khả năng hình thành mô sẹo và kéo dài thời gian hồi phục. Chỉ nên xoa nhẹ nhàng một vài lần trong ngày theo chuyển động tròn trong khoảng 15-30 giây mỗi lần.
Sử dụng mật ong
Mật ong được coi là dược liệu để điều trị vết thương bỏng. Mật ong giúp loại bỏ mọi nhiễm trùng và bảo vệ vết thương khỏi bất kỳ nhiễm trùng nào. Nó cũng kích thích sự phát triển của mô mới, rút ngắn thời gian phục hồi.
Lưu ý
Trên đây là các cách ngăn vết bỏng không để lại sẹo thực hiện tại nhà. Các biện pháp tại nhà chỉ áp dụng cho vết bỏng độ một và độ hai. Trong trường hợp bỏng độ ba, bạn cần đến bệnh viện để được điều trị đúng cách. Với việc điều trị phù hợp, sẽ rút ngắn quá trình hồi phục vết thương cũng như ngăn ngừa sự hình thành của các mô sẹo.
Từ khóa » Bỏng Không để Lại Sẹo
-
Mách Bạn 3 Cách Trị Bỏng Không để Lại Sẹo Ngay Tại Nhà
-
Cách Trị Bỏng Không để Lại Sẹo Hiệu Quả Ngay Tại Nhà - Hello Bacsi
-
Xử Trí Bỏng để Ngăn Ngừa Sẹo - Vinmec
-
NHỮNG BƯỚC CẦN LÀM NGÀY KHI BỊ BỎNG ĐỂ TRÁNH SẸO CO ...
-
Cách Chữa Bỏng Bô Mau Lành, Không để Lại Sẹo - Dizigone
-
Bị Bỏng Bôi Gì Cho Hết Sẹo? - Nhà Thuốc Phương Chính
-
5 Bước Trị Bỏng Nước Sôi Không để Lại Sẹo - Nhà Thuốc Phương Chính
-
Cách Trị Bỏng Không để Lại Sẹo - Dermatix® Ultra
-
Cách Trị Phỏng Bô Nhanh Mà Không để Lại Sẹo - Bách Hóa XANH
-
Bỏng Nước Sôi Có để Lại Sẹo Không ? - VJcare
-
3 Cách Trị Sẹo Bỏng Tại Nhà Hiệu Quả Nhất - Doctor Scar
-
Bí Quyết Trị Bỏng Không để Lại Sẹo Bạn Cần Biết - Scar Heal
-
Mẹo Vặt: Giúp Vết Bỏng Bô Không để Lại Sẹo - YouTube