Cách Chữa Bỏng Bô Mau Lành, Không để Lại Sẹo - Dizigone
Có thể bạn quan tâm
Khi bị bỏng bô xe máy, nhiều người nghe và làm theo những mẹo chữa trị sai lầm là bôi kem đánh răng, nghệ tươi mà không được bác sĩ chỉ định sử dụng. Những cách chữa sai lầm ấy thường không hiệu quả mà còn khiến vết thương do bỏng bô thêm trầm trọng hơn. Vậy khi bị bỏng bô xe máy, phải chữa thế nào để mau lành và không để lại sẹo?
Mục lục
- 1. Đánh giá mức độ bỏng để có biện pháp chữa bỏng bô hợp lý
- 1.1. Bỏng mức độ 1
- 1.2. Bỏng mức độ 2
- 1.3. Bỏng mức độ 3
- 2. Bốn bước sơ cứu vết bỏng bô xe máy đúng cách
- Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng
- Bước 2: Làm mát vùng da bị bỏng
- Bước 3: Làm sạch và sát trùng vết bỏng
- Bước 4: Băng bó vết bỏng
- 3. Bốn bước chăm sóc tại nhà để bỏng bô xe máy nhanh lành
- Bước 1: Loại bỏ mô hoại tử trên vết bỏng
- Bước 2: Rửa vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn
- Bước 3: Dùng kem dưỡng ẩm cho vết bỏng
- Bước 4: Băng vết bỏng
- Bước 5: Kéo căng da
- 4. Cần làm gì để bỏng bô xe máy không để lại sẹo?
- 4.1. Chữa sẹo bỏng bô bằng phương pháp dân gian
- 4.2. Lựa chọn dung dịch sát khuẩn an toàn – hiệu quả
- 4.3. Sử dụng các thuốc trị sẹo
- 4.4. Chế độ ăn uống – sinh hoạt lành mạnh
- 5. Chữa bỏng bô bằng thiên nhiên
- 6.1. Chữa bỏng bô bằng nha đam
- 6.2. Mật ong chữa bỏng bô
- 6.3. Vỏ xoan chữa bỏng bô
- 6.4. Dầu dừa chữa bỏng bô
- 6. Lưu ý khi chữa bỏng bô xe máy
- 6.1. Không chườm đá hoặc ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh
- 6.2. Không bôi kem đánh răng để chữa bỏng bô
- 6.3. Không chọc vỡ các bóng nước
- 6.4. Cấm kỵ khác khi chữa bỏng bô
Hình ảnh vết bỏng bô xe máy nặng
1. Đánh giá mức độ bỏng để có biện pháp chữa bỏng bô hợp lý
Vết bỏng được chia làm 3 mức độ nặng nhẹ khác nhau dựa theo dấu hiệu thương tổn. Với mỗi mức độ nên có biện pháp điều trị hợp lý, tránh rủi ro không đáng có.
1.1. Bỏng mức độ 1
Bỏng độ 1 chỉ tác động ở lớp biểu bì, chưa bỏng sâu vào bên trong. Một số biểu hiện của bỏng mức độ 1 là:
- Da đỏ lên, đau, không có phỏng nước.
- Vết bỏng lành nhanh, không để lại sẹo.
- Chỉ ảnh hưởng lớp da bên ngoài.
Bỏng độ 1 có thể tự chữa khỏi tại nhà trong 3 – 5 ngày bằng phương pháp từ tự nhiên. Bỏng độ 1 thường không gây ra phỏng rộp và sẹo.
1.2. Bỏng mức độ 2
Bỏng độ 2 được đặc trưng bởi mức độ sâu của bỏng với một số dấu hiệu điển hình như:
- Bỏng rộng gây thương tổn lên lớp da thứ nhất (biểu bì) và một phần lớp thứ 2 (chân bì).
- Da đỏ xung quanh vết bỏng, ấn vào chuyển thành máu trắng.
- Vết bỏng ẩm, đau với vết phỏng rộp và sưng kéo dài ít nhất 48 giờ.
- Biểu hiện nặng hơn có thể là không đau (do dây thần kinh cảm giác bị tổn thương).
- Da lốm đốm, còn trắng khi ấn, có thể xuất hiện giống sáp ở một số khu vực, thường khô, ẩm nhẹ.
Bỏng độ 2 có nguy cơ bị nhiễm trùng. Do đó, vết bỏng cần được chăm sóc và sát khuẩn đúng cách. Xử lý bỏng độ 2 như thế nào cần phụ thuộc vào kích thước, độ sâu, tuổi và sức khỏe người bệnh. Bỏng độ 2 có thể loại bỏ sẹo sau khi chữa khỏi.
Hình ảnh một bên chân bị bỏng bô xe máy
1.3. Bỏng mức độ 3
Bỏng cấp độ nặng nhất, gây đau đớn vì tác động đến tất cả các lớp của da. Lớp mỡ, cơ, thậm chí xương có thể bị ảnh hưởng. Vết bỏng có thể xó những chấm hồng đen, khô và trắng.
- Hủy hoại toàn bộ bề dày của da.
- Vùng da bỏng có mầu trắng hoặc cháy sém. Có thể bỏng sâu tới cơ và xương.
- Để lại sẹo ngay cả khi được chăm sóc và điều trị đúng.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
- Bỏng độ 2 trở lên.
- Bỏng trên diện tích quá rộng, có nguy cơ gây mất nước cho người bệnh.
- Vết bỏng đau nhức và có mùi.
2. Bốn bước sơ cứu vết bỏng bô xe máy đúng cách
Bước 1: Loại bỏ tác nhân gây bỏng
- Loại bỏ tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt để giảm diện tích và độ sâu tổn thương bỏng. Cởi bỏ quần áo vùng bị bỏng do quần áo có tác dụng giữ nhiệt làm vết bỏng nặng hơn.
Bước 2: Làm mát vùng da bị bỏng
- Mục đích: giúp làm mát vết bỏng, giảm mức độ thương tổn, giảm đau gây ra do bỏng.
- Ngâm hoặc tưới nước mát, sạch lên vùng da bị bỏng. Thời gian ngâm hoặc tưới nước thường kéo dài trong khoảng 30 phút. Nên ngâm nước ngay sau khi bị bỏng vì sau 15-30 phút việc ngâm nước không đem lại tác dụng.
Bước 3: Làm sạch và sát trùng vết bỏng
- Với bỏng nhẹ độ 1, chỉ cần ngâm nước và rửa qua với nước muối sinh lý.
- Với bỏng mức độ 2 trở lên, nguy cơ nhiễm trùng vết bỏng là rất cao, nên cần được sát khuẩn đúng cách. Do da đã bị tổn thương hở, nên cần chọn loại dung dịch sát khuẩn lan tính, không gây đau, xót, chậm lành vết bỏng, nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng diệt khuẩn mạnh. Hiện tại, Bệnh viện Bỏng Quốc gia đang tin dùng dung dịch Dizigone để sát khuẩn trong trường hợp bỏng nặng.
Hiệu quả chữa vết bỏng bô bằng Dizigone
Bước 4: Băng bó vết bỏng
- Với vết bỏng nhẹ độ 1 hoàn toàn có thể tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần băng bó.
- Đối với vết bỏng nặng không có phồng rộp, cần băng vết bỏng để duy trì độ ẩm và giảm tiếp xúc với các mầm bệnh từ môi trường bên ngoài.
- Nếu bỏng có bọng nước, không nên băng và tuyệt đối không chọc vỡ vết bọng nước để băng bó.
➤ Xem thêm: Cách trị bỏng nhanh nhất tại nhà cho trẻ
3. Bốn bước chăm sóc tại nhà để bỏng bô xe máy nhanh lành
Sau các bước sơ cứu đầu tiên, người bị bỏng bô cần chú ý chăm sóc tại nhà để bỏng nhanh lành và hạn chế để lại sẹo. Bốn bước chăm sóc bỏng bô xe máy tại nhà đơn giản nhất:
Bước 1: Loại bỏ mô hoại tử trên vết bỏng
Vết bỏng tồn tại rất nhiều mảnh vụn da chết, mô hoại tử và dịch rỉ viêm. Những yếu tố này cần được loại bỏ để thuốc và dung dịch sát khuẩn dễ dàng xâm nhập sâu vào vết bỏng và phát huy tác dụng điều trị.
Các bước loại bỏ mô hoại tử trên vết bỏng:
- Dùng nhíp đã được sát trùng sạch sẽ để gắp bỏ những mô hoại tử trên vết bỏng. Có thể sát trùng nhíp bằng nhiệt hoặc ngâm trong dung dịch sát khuẩn như Dizigone.
- Thấm ẩm một chiếc khăn mềm, sạch bằng nước muối sinh lý. Lau nhẹ nhàng lên vết bỏng đến khi sạch hoàn toàn.
Bước 2: Rửa vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn
Hình ảnh minh họa vết bỏng bô được xử lý tốt
Rửa vết bỏng không chỉ có vai trò trong sơ cứu mà còn rất quan trọng trong quá trình chăm sóc bỏng hàng ngày. Dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ giúp loại bỏ mô hoại tử và khử mùi khó chịu; tiêu diệt vi khuẩn trên vết bỏng, ngăn ngừa viêm kéo dài. Quá trình viêm không ngừng tại vết bỏng chính là nguyên nhân dẫn đến sẹo
Do phải sử dụng lâu dài trên vết bỏng có tổn thương hở, nên dung dịch sát khuẩn cần được lựa chọn cẩn thận. Những sản phẩm như cồn, oxy già thường gây đau, xót da khi sử dụng. Povidone iod, chlorhexidine lại ẩn chứa nguy cơ làm tổn thương mô hạt, khiến bỏng chậm lành hơn. Qua nghiên cứu, các chuyên gia y tế chỉ ra rằng dung dịch sát khuẩn Dizigone là lựa chọn số 1 để rửa vết bỏng. Thực tế sử dụng cho thấy Dizigone giúp bỏng nhanh lành chỉ sau 3-5 ngày sử dụng.
Cách rửa vết bỏng bằng dung dịch Dizigone:
- Lau/rửa/xịt vết bỏng bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone 3-4 lần/ngày.
- Để nguyên dung dịch trên vết bỏng tối thiểu 30 giây. Không cần rửa lại bằng nước.
Bước 3: Dùng kem dưỡng ẩm cho vết bỏng
Độ ẩm thích hợp là môi trường thuận lợi để tổn thương da lành nhanh chóng nhất. Để duy trì độ ẩm cho vết bỏng, người bệnh nên dùng những loại kem dưỡng ẩm phù hợp. Các sản phẩm dưỡng ẩm thường được dùng cho vết bỏng là: kem Dizigone Nano Bạc, vaselin, kem cừu…
Bộ sản phẩm chữa bỏng bô ưu việt của Dizigone
Trong những sản phẩm trên, kem Dizigone có nhiều lợi thế hơn hẳn. Với thành phần là những chất dưỡng ẩm tự nhiên như lô hội, tràm trà, cúc la mã…, Dizigone Nano Bạc giúp làm mềm và tạo cảm giác dễ chịu cho da. Không chỉ vậy, sản phẩm còn chứa các tinh thể nano bạc – chất kháng khuẩn có tác dụng kéo dài. Khi dùng phối hợp với dung dịch Dizigone, kem Dizigone Nano bạc giúp gấp 3 tác dụng kháng khuẩn, tái tạo da, giúp vết bỏng phục hồi với tốc độ nhanh chóng nhất.
Cách sử dụng kem Dizigone Nano Bạc:
- Bôi kem Dizigone Nano Bạc lên vết bỏng sau khi rửa bằng dung dịch Dizigone.
- Chỉ thoa kem khi vết bỏng đã khô se, không còn chảy dịch.
Bước 4: Băng vết bỏng
Băng vết bỏng giúp giữ ẩm tại vết bỏng và kiểm soát tình trạng tiết dịch rỉ viêm. Đồng thời, nó tạo hàng rào ngăn cản các vi sinh vật có hại xâm nhập, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm vết bỏng.
Vết bỏng cần được băng bằng gạc vô trùng. Lưu ý, mỗi lần tháo gạc thường rất đau do các tổ chức da bám dính vào gạc. Để giảm đau, bệnh nhân nên sử dụng gạc tulle gras. Đây là một loại băng làm từ vật liệu đặc biệt, được tẩm thuốc, không bám dính vào bề mặt vết thương. Nó giúp duy trì độ ẩm, đẩy nhanh quá trình lành vết thương và giúp việc thay băng trở nên dễ dàng, không đau đớn.
Bước 5: Kéo căng da
Kéo căng da để phòng ngừa vết bỏng co rút và hạn chế vận động sau này. Thông thường, khi da bị bỏng, phần da lành xung quanh bắt đầu co cụm lại, o ép vùng da bị bỏng. Nếu vết bỏng nằm ở phần cơ thể thường bị co giãn nhiều (ví dụ da lòng bàn tay và ngón tay), nguy cơ co rút sẽ lớn hơn.
Vết vết bỏng bô xe máy, hãy thực hiện các bài tập kéo căng vùng da xung quanh vết bỏng khoảng 10 lần mỗi ngày, mỗi lần một phút. Điều này giúp ngăn ngừa sự co rút vết bỏng gây khó khăn cho vận động sau này.
➤ Xem thêm: 7 mẹo chăm sóc vết thương hở tại nhà
4. Cần làm gì để bỏng bô xe máy không để lại sẹo?
4.1. Chữa sẹo bỏng bô bằng phương pháp dân gian
Chữa sẹo bỏng bô bằng nghệ
- Nghệ là phương pháp trị sẹo đã quá quen thuộc với nhiều người. Nhờ đặc tính kháng viêm, nghệ vô cùng hiệu quả trong việc ngăn ngừa sẹo.
- Cách sử dụng nghệ ngừa sẹo bỏng bô: Giã nghệ nhỏ, trộn đều với mật ong, đắp lên vết bỏng để qua đêm rồi rửa sạch với nước.
Chữa sẹo bỏng bô bằng chanh
- Chanh là loại quả chứa hàm lượng vitamin C và acid citric dồi dào. Đây là những chất có khả năng loại bỏ những tế bào chết, tái tạo tế bào da mới, làm mờ thâm sẹo cực kỳ hiệu quả.
- Cách sử dụng chanh ngừa sẹo bỏng bô: Sử dụng nước cốt chanh thoa lên da kết hợp với massage nhẹ nhàng để da nhanh thẩm thấu hơn.
Chữa sẹo bỏng bô bằng hành tây
- Hành tây chứa các hắc sắc tố đặc biệt có tác dụng làm mờ các vết thâm sẹo để lại trên da một cách hiệu quả, nhanh chóng.
- Cách sử dụng hành tây ngừa sẹo bỏng bô: Giã nhuyễn hành tây, lọc lấy phần nước trộn với mật ong theo tỷ lệ 1:1, khuấy đều để tạo hỗn hợp đồng nhất. Bôi hỗn hợp lên vùng da cần bị bỏng, để trong 20 phút và rửa lại bằng nước sạch.
4.2. Lựa chọn dung dịch sát khuẩn an toàn – hiệu quả
Sẹo hình thành chủ yếu trong giai đoạn tái tạo da sau tổn thương, viêm nhiễm. Nếu để vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm kéo dài, nguy cơ để lại sẹo sẽ càng lớn hơn. Vì vậy, sẹo bỏng bô sẽ được ngăn ngừa hiệu quả nhất nếu chọn được dung dịch sát khuẩn rửa vết bỏng phù hợp.
Những tiêu chí cần có của dung dịch sát khuẩn để vết bỏng nhanh lành – không để lại sẹo:
- Sát khuẩn mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ bội nhiễm tại vết bỏng.
- Hiệu quả nhanh, giúp vết bỏng lành nhanh nhất.
- Không gây đau, xót khi sử dụng
- Không làm tổn thương mô hạt, cản trở quá trình tái tạo da tự nhiên.
Niềm vui của khách hàng khi được chữa lành bỏng bô xe máy nhờ Dizigone
Dung dịch sát khuẩn Dizigone đáp ứng được tất cả những tiêu chí trên, nên ngày càng nhận được sự tin tưởng của đông đảo khách hàng.
➤ Xem thêm bài viết: Bí quyết giúp vết bỏng bô của con gái mau lành, không để lại sẹo
Cẩm nang chăm sóc vết bỏng tại nhà không để lại sẹo:
4.3. Sử dụng các thuốc trị sẹo
Thuốc trị sẹo Dermatix
- Thành phần: silicone gel, cyclopentasiloxane, ascorbyl tetraisopalmitate.
- Công dụng: làm phẳng, mềm và mờ sẹo.
- Cách dùng: bôi lên vết sẹo bỏng bô đã đóng vảy
Thuốc trị sẹo Contractubex
- Thành phần: trích tinh cepae, heparin, allantoin.
- Công dụng: làm phẳng, làm mờ sẹo.
- Cách dùng: Bôi thuốc ngay khi đã đóng miệng. Bôi 2-3 lần/ngày, trong vòng 3 tháng để thấy rõ hiệu quả.
Thuốc trị sẹo Hiruscar
- Thành phần: MPS kết hợp với Allium Cepa cùng với allantoin, lô hội, vitamin E, vitamin B3.
- Công dụng: cải thiện, tan biến các tổn thương và làm mềm các mô sẹo tự nhiên
- Cách dùng: Bôi thuốc lên vết bỏng 2-3 lần/ngày liên tục trong vòng 2-6 tháng.
4.4. Chế độ ăn uống – sinh hoạt lành mạnh
Chế độ ăn uống
Dinh dưỡng đầy đủ giúp tăng sức đề kháng – giúp cơ thể chữa lành sẹo tự nhiên
- Bệnh nhân bị bỏng bô nên được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ trên cả 4 nhóm chất: tinh bột, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Một số thực phẩm khiến vết bỏng lâu lanh và dễ để lại sẹo là: rau muống, trứng, thịt bò, đường, đồ ăn chiên rán… Bệnh nhân bị bỏng nên kiêng tuyệt đối những thứ này để bỏng nhanh lành hơn.
➤ Xem thêm: Chăm sóc vết thương hở kiêng gì?
Chế độ sinh hoạt
- Khi bị bỏng bô, nên bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu… Những thói quen này lam suy giảm sức đề kháng của cơ thể, gây tắc hẹp mách máu, cản trở quá trình tái tạo da mới tại vết bỏng.
- Người bệnh có thể duy trì tập luyện nhẹ nhàng, xoa bóp tại vết bỏng để tăng cường lưu thông máu. Ngủ sớm và đủ giấc, tránh để căng thẳng, mệt mỏi, stress.
5. Chữa bỏng bô bằng thiên nhiên
6.1. Chữa bỏng bô bằng nha đam
- Nha đam có chứa chất sát khuẩn, làm dịu da, mát da, phù hợp cho vết bỏng. Bôi gel nha đam (loại hàm lượng 100%) lên vết bỏng vài lần mỗi ngày. Hoặc lấy lá nha đam cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc với chỗ bỏng.
6.2. Mật ong chữa bỏng bô
- Mật ong có đặc tính diệt khuẩn, kháng viêm rất tốt. Đồng thời, nó còn có tác dụng giảm đau và giảm sẹo hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể sử dụng mật ong bôi lên vết bỏng sau khi sơ cứu . Thực hiện cách này từ 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi bề mặt vết bỏng khô và se lại.
6.3. Vỏ xoan chữa bỏng bô
- Vỏ cây xoan chữa được bỏng là cây xoan nhừ, còn gọi là xoan trà, xoan rừng hay lát xoan, ở Sa Pa gọi là cây nếnh, Lạng Sơn gọi cây mắc miễu, miền Nam gọi là cây xuyên cóc.
- Nước sắc đặc của vỏ cây xoan nhừ khi bôi lên vết bỏng tạo ra một màng che phủ mềm mại, bền chắc, không bị rách hoặc nứt, không bị căng và bám chặt hơn so với màng Colodion, Fibrin và làm khô các vết thương bỏng, không bị nhiễm khuẩn tại chỗ, không có mùi hôi thối, làm giảm số lần thay băng, rút ngắn thời gian điều trị.
6.4. Dầu dừa chữa bỏng bô
- Đây là loại dầu có nhiều công dụng làm đẹp, bên cạnh đó còn có tác dụng trị sẹo thâm rất hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể sử dụng dầu dừa làm cách chữa bỏng bô xe máy nhằm ngăn ngừa sẹo. Ngoài ra, loại dầu này còn có khả năng chống nắng, cho nên làm cho vết thương không trở nên sạm màu do bắt nắng.
Dầu dừa là bí kíp chữa bỏng bô và ngừa sẹo thâm
6. Lưu ý khi chữa bỏng bô xe máy
6.1. Không chườm đá hoặc ngâm vết bỏng vào nước đá lạnh
- Nước đá quá lạnh sẽ làm đông cứng tế bào, khiến các mạch máu co rút lại, làm cho vết bỏng trở nên nghiêm trọng hơn. Hoại tử do bỏng lạnh không diễn biến mạnh nhưng khiến khả năng bảo tồn khi điều trị vết bỏng khó khăn, thậm chí buộc phải cắt cụt bộ phận bị bỏng;
6.2. Không bôi kem đánh răng để chữa bỏng bô
- Nhiều người thường thoa kem đánh răng để làm dịu vết bỏng. Tuy nhiên, kem đánh răng thường chứa chất kiềm nhẹ nên còn khiến bạn cảm thấy đau hơn mỗi lần bôi kem lên vùng da. Các chất kiềm có thể xâm nhập vào sâu trong vết thương, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc gây nhiễm trùng ở khu vực bị bỏng, làm vết thương lâu lành hoặc tăng mức độ đau rát của vết bỏng.
6.3. Không chọc vỡ các bóng nước
- Tình trạng bỏng bô xe máy sẽ khiến da bạn bị phồng rộp hoặc nổi bóng nước. Tuy nhiên, bạn không nên chọc vỡ các bóng nước để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng do vi khuẩn thâm nhập vào.
6.4. Cấm kỵ khác khi chữa bỏng bô
- Không sử dụng các biện pháp chữa bỏng bằng dân gian không có cơ sở khoa học như: các loại mỡ, dầu, nước tương, nước mắm, nước muối dưa cà, trứng gà, đắp thuốc lá, thuốc đông y không rõ nguồn gốc,.. Sử dụng không đúng có thể dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử, gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Không sử dụng nghệ tươi, kem có chứa nghệ bôi lên vết bỏng để hạn chế sẹo quá sớm. Việc sử dụng kem nghệ khi vết bỏng chưa khỏi có thể dẫn tới nhiễm trùng nặng.
Hãy liên hệ ngay với các chuyên gia của chúng tôi nếu bạn cần thêm các thông tin về chăm sóc vết thương ngoài da hoặc sử dụng sản phẩm qua HOTLINE 24/7: 1900 9482 và 0988 410 182.
Tham khảo: Mayoclinic
Từ khóa » Bỏng Không để Lại Sẹo
-
Mách Bạn 3 Cách Trị Bỏng Không để Lại Sẹo Ngay Tại Nhà
-
Cách Trị Bỏng Không để Lại Sẹo Hiệu Quả Ngay Tại Nhà - Hello Bacsi
-
Xử Trí Bỏng để Ngăn Ngừa Sẹo - Vinmec
-
8 Cách Xử Trí Bỏng để Ngăn Ngừa Sẹo - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
NHỮNG BƯỚC CẦN LÀM NGÀY KHI BỊ BỎNG ĐỂ TRÁNH SẸO CO ...
-
Bị Bỏng Bôi Gì Cho Hết Sẹo? - Nhà Thuốc Phương Chính
-
5 Bước Trị Bỏng Nước Sôi Không để Lại Sẹo - Nhà Thuốc Phương Chính
-
Cách Trị Bỏng Không để Lại Sẹo - Dermatix® Ultra
-
Cách Trị Phỏng Bô Nhanh Mà Không để Lại Sẹo - Bách Hóa XANH
-
Bỏng Nước Sôi Có để Lại Sẹo Không ? - VJcare
-
3 Cách Trị Sẹo Bỏng Tại Nhà Hiệu Quả Nhất - Doctor Scar
-
Bí Quyết Trị Bỏng Không để Lại Sẹo Bạn Cần Biết - Scar Heal
-
Mẹo Vặt: Giúp Vết Bỏng Bô Không để Lại Sẹo - YouTube