8 Lý Do Khiến Cho Mùi “thả Bom” Của Bạn Là điều Kinh Hoàng Với Mọi ...
Có thể bạn quan tâm
“Thả bom” hay xì hơi không chỉ là một điều bình thường đối với bất kì ai mà nó còn là một nhân tố quan trọng của sức khỏe tiêu hóa của bạn, điều tác động rất nhiều đến sức khỏe tổng thể của một con người.
“Hệ tiêu hóa là con đường quan trọng để con người hấp thụ dinh dưỡng, duy trì sự sống, bên cạnh đó, nó cũng có nhiều vai trò quan trọng hơn thế nữa”, bác sĩ chuyên khoa ruột và dạ dày Shilpa Ravella tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia ở New York chia sẻ. “Nó cũng là hệ thống phòng thủ chính của cơ thể để chống lại bệnh tật, là “nhà” của hàng nghìn tỉ vi khuẩn đóng vai trò quan trọng cho sức khỏe”.
Hệ tiêu hóa hoạt động hằng ngày sẽ tạo ra khí. “Con người thải khí trung bình từ 14 đến 22 lần 1 ngày”, chuyên gia dinh dưỡng Marta Valles Ferraz tại Viện Trung tâm Y dược về các Bệnh gan và Sức khỏe tiêu hóa Mercy cho biết.
Tuy nhiên, khi việc “thả bom” tạo ra mùi kinh khủng thì có thể là dấu hiệu chỉ ra một số vấn đề đang diễn ra ở đường ruột của bạn. Dưới đây là chia sẻ của các chuyên gia tiêu hóa về 8 nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến việc xì hơi có mùi hôi kinh khủng và khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ.
1. Ăn nhiều thực phẩm giàu lưu huỳnh
Theo bác sĩ Ravella, mùi xì hơi kinh khủng thường là kết quả của việc ăn thức ăn giàu lưu huỳnh. Khi loại thức ăn này đi vào đường tiêu hóa, hệ thống tiêu hóa hoạt động, sinh ra một hợp chất có mùi hôi được gọi là sulfide. Hợp chất này cũng có mùi gần giống như mùi trứng thối (từ hợp chất hydro sulfide). Hai loại thực phẩm chứa nhiều lưu huỳnh mà chúng ta hay ăn nhất chính là thịt và trứng.
Những thức ăn khác cũng có thể gây ra mùi xì hơi trứng thối như tỏi, rượu chứa nhiều lưu huỳnh và hoa quả sấy được bảo quản với sulfur dioxide, bà Valles Ferraz chia sẻ.
2. Sử dụng thực phẩm tinh bột kém hấp thu và có khả năng lên men (FODMAPs)
FODMAPs là một nhóm các loại tinh bột được tìm thấy trong tất cả các loại thực phẩm cũng có thể khiến bạn “thả bom” có mùi. “FODMAPs được hấp thụ lượng nhỏ ở ruột non, thẩm thấu (làm tăng hàm lượng nước trong ruột) và nhanh chóng lên men nhờ vi khuẩn đường ruột”, bác sĩ Ravella cho biết.
Đối với những người nhạy cảm, điều này có thể khiến họ xì hơi nhiều hơn và mùi xì hơi kinh khủng hơn. Thật không may là tất cả các loại thực phẩm đều có chứa FODMAPs như các loại hoa quả (dưa hấu và xoài), rau (bông cải xanh và bắp cải mini), ngũ cốc giàu chất xơ, hành tây, sữa…
Bạn cũng có thể tìm thấy FODMAPs ở trong cả rượu đường và đường fructose trong nhiều thực phẩm chế biến, bà Valles Ferraz cho biết thêm.
3. Đột ngột ăn quá nhiều chất xơ
Chất xơ là một thành phần dinh dưỡng rất quan trọng trong chế độ ăn của con người. Bởi nó giúp chúng ta có một hệ tiêu hóa mạnh khỏe (thải chất bã ra khỏi cơ thể), giúp chúng ta cảm thấy thoải mái sau khi ăn, ổn định lượng đường trong máu, hạ thấp cholesterol, duy trì trọng lượng cơ thể và kéo dài tuổi thọ.
Tuy nhiên, nhiều người không thường xuyên ăn đủ chất xơ, nhưng đột nhiên ăn nhiều chất xơ hơn bình thường. Điều này khiến cho hệ tiêu hóa không kịp thích nghi khiến bạn bị đầy hơi, bà Valles Ferraz chia sẻ.
Thông thường, hệ tiêu hóa phải mất một vài tuần để thích nghi với lượng chất xơ tăng đột ngột được hấp thụ vào cơ thể. Đó là lý do vì sao chuyên gia dinh dưỡng Valles Ferraz khuyến cáo mọi người nên tăng dần lượng chất xơ tiêu thụ trong các bữa ăn (dưới 50 tuổi, 25g/ngày với nữ giới và 38g/ngày với nam giới) và uống nhiều nước cùng các loại thực phẩm dạng sợi như yến mạch, táo, đậu lăng và quả mọng.
4. Một trong những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể là nguyên nhân
Thực tế, tất cả các loại thuốc kê theo đơn, thuốc không kê theo đơn (OTCs) hay thực phẩm chức năng đều có thể làm thay đổi mùi xì hơi của con người.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc kháng axit, thuốc tiêu chảy, thuốc hóa trị, vitamin tổng hợp và thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ đều có thể ảnh hưởng đến số lần bạn “thả bom” và mùi của nó, bà Valles Ferraz chia sẻ.
5. Không hấp thụ đường lactose
Lactose, một loại đường tự nhiên có trong các sản phẩm sữa, rất khó để hấp thụ ở người trưởng thành. Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ (NIH), khoảng 65% người khó hấp thụ đường lactose. Điều này có thể gây ra đầy hơi và đau dạ dày”, bà Valles Farrez cho biết.
Các sản phẩm sữa khác nhau chứa lượng đường lactose khác nhau (sữa chứa nhiều đường lactose hơn phô mai rắn, ví dụ như vậy). Mọi người có thể chú ý những dấu hiệu không tốt sau khi ăn nhiều loại sản phẩm sữa khác nhau, NIH thông tin. Tuy nhiên, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn và xì hơi liên tục trong vòng 30 phút đến 2 tiếng là những biểu hiện rõ ràng nhất của việc không hấp thụ lactose.
6. Dị ứng protein gluten (bệnh không dung nạp gluten)
Gluten, loại protein có nhiều trong ngũ cốc như lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen cũng có thể làm bạn xì hơi nhiều và xì hơi nặng mùi. “Những người mắc bệnh không dung nạp gluten (coeliac) có thể bị đầy hơi khi hấp thụ gluten”, bà Valles Ferraz chia sẻ. Ngoài đầy hơi, xì hơi, người bệnh coeliac khi hấp thụ gluten có thể bị đau đầu, mệt mỏi và các vấn đề tâm lý khác, Hiệp hội Bệnh không dung nạp Gluten thông tin.
Tuy nhiên, bệnh coeliac di truyền có thể được xác định thông qua các thử nghiệm máu để xác định mức độ nhạy cảm với protein này của người bệnh để có thể điều chỉnh chế độ ăn uống tránh gluten cho phù hợp.
7. Mất cân bằng quần thể vi sinh vật
“Sự mất cân bằng vi khuẩn có thể dẫn đến đầy hơi và xì hơi nặng mùi”, bác sĩ Ravella cho biết. Những người có quá ít vi khuẩn tiêu hóa trong ruột (do sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh hoặc chế độ ăn ít chất xơ và nhiều sản phẩm từ động vật) thường đối mặt với vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu có quá nhiều vi khuẩn trong đường ruột do bệnh quá sản vi khuẩn ruột non (SIBO) cũng có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu chất dinh dưỡng và gây ra các triệu chứng tiêu hóa (bao gồm cả đầy hơi, xì hơi nặng mùi).
8. Hội chứng ruột kích thích
Hội chứng ruột kích thích làm rối loạn chức năng ruột già gây nên các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi và đau bụng, tiêu chảy và táo bón, xì hơi nặng mùi. Để kiểm soát hội chứng này, bạn nên có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh và hạn chế căng thẳng.
Khi nào bạn nên gặp bác sĩ khi xì hơi nặng mùi?
Tất cả mọi người đều có những lúc xì hơi nặng mùi, tuy nhiên, nếu thường xuyên xì hơi nặng mùi cùng với một số những triệu chứng khác thì bạn nên đi khám bác sĩ bởi có thể đó là dấu hiệu của ung thư ruột kết. Theo bác sĩ Ravella, nếu có những triệu chứng dưới đây cùng thường xuyên xì hơi nặng mùi, hãy đến gặp bác sĩ:
- Đi ngoài ra máu
- Giảm cân bất thường
- Sốt
- Đau bụng quằn quại
- Phân lỏng
- Nôn
Ở mức độ nhẹ hơn, nếu như bạn chỉ thường xuyên xì hơi nặng mùi, có thể đó là dấu hiệu của sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột hoặc bạn đang dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Trong trường hợp đó, bạn hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của mình và theo dõi sự thay đổi của cơ thể mình để đảm bảo bản thân được khỏe mạnh.
Nguồn: Prevention
Từ khóa » Xi Hoi Thui La Benh Gi
-
Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Phải Làm Sao để Khắc Phục
-
Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Và Phòng Ngừa ...
-
Vì Sao Bạn Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Gì? Xì Hơi Bao Nhiêu ...
-
3 Dấu Hiệu Bất Thường Của 'xì Hơi' Cảnh Báo Sức Khỏe Có Vấn đề
-
Ợ Hơi Và Xì Hơi Nhiều: Cảnh Báo Các Bệnh Về đường Tiêu Hóa
-
Ngày “xì Hơi” Hàng Chục Lần Có Phải Là Bệnh? - Hànộimới
-
Xì Hơi Nhiều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Bệnh Lý, Hướng Dẫn Chăm ...
-
Xì Hơi Nhiều Liên Tục Và Nặng Mùi Không Kiểm Soát Có Tốt Không?
-
Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Bị Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Mẹo Dùng Lá Thị Chữa đầy Hơi Hiệu Quả
-
Cách Chữa Bệnh Xì Hơi Nhiều Hiệu Quả Nhanh | TCI Hospital
-
Đau Bụng Quặn, Thường Xuyên Xì Hơi Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
Xì Hơi Nhiều Và Không Có Mùi, Dấu Hiệu Bệnh Gì? - AloBacsi