Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Bệnh Gì? Cách điều Trị Và Phòng Ngừa ...
Có thể bạn quan tâm
Tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi không chỉ khiến bạn tự ti, xấu hổ mà còn khơi gợi nhiều lo lắng về nguy cơ mắc phải các bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy đâu là nguyên nhân thật sự của tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi này?
Xì hơi hay trong Đông y gọi là trung tiện, dân gian gọi là đánh rắm, “thả bom” là thuật ngữ dùng để mô tả phản ứng thải khí ra ngoài của cơ thể. Khi xì hơi, hậu môn sẽ mở rộng và hơi sẽ thoát ra ngoài. Hành động này có thể kèm theo âm thanh và hơi thoát ra có thể có mùi thối hoặc không.
Xì hơi được xem là hiện tượng rất bình thường ở cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng là yếu tố phản ánh sức khỏe của hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi hay đánh rắm nhiều và thối, nhiều người hết sức lo lắng và băn khoăn không biết tại sao, có phải là dấu hiệu nguy hiểm.
Nếu bạn cũng đang đau đầu với vấn đề xì hơi liên tục và nặng mùi, xem ngay bài viết của Hello Bacsi để biết lý do tại sao cũng như bí quyết để thoát khỏi tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi này nhé!
Xì hơi nhiều và nặng mùi: Nguyên nhân do đâu?
Theo thống kê, trung bình, mỗi ngày, cơ thể con người sẽ có phản ứng xì hơi khoảng 5 đến 25 lần. Lượng khí hơi này có thể xuất phát từ 2 nguồn chính:
- Lượng khí đi vào và tích tụ trong cơ thể thông qua ăn uống, nhai, nuốt, nói chuyện
- Hoạt động của ruột già trong quá trình phân hủy thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non.
Tại sao xì hơi nhiều và thối? Đánh rắm thối là bệnh gì hay xì hơi nhiều là bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, hơn 90% lượng khí hơi được thải ra là khí CO2, nito, hidro và oxy và những khí này thì không có mùi. Thủ phạm gây ra mùi hôi là các chất khí khác có chứa các hợp chất của lưu huỳnh hoặc amoniac. Do đó, đối với câu hỏi xì hơi nhiều và nặng mùi là bệnh gì, nếu bạn xì hơi nhiều và nặng mùi hay đánh rắm nhiều và thối thì nguyên nhân có thể là do ăn thực phẩm chứa:
- Lưu huỳnh: Trứng, thịt đỏ, hành tây, tỏi, pho mát, trái cây khô, các loại hạt và bia, rượu. Khi các loại thức ăn này đi vào cơ thể, hệ tiêu hóa sẽ hấp thu và thải ra hợp chất có mùi hôi như trứng thối, gọi là hydrogen sulfide.
- Tinh bột khó tiêu hóa và có khả năng lên men (FOMAPs): Súp lơ, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, cải Brussels, các loại đậu. Khi vào cơ thể, các loại tinh bột này không được hấp thu ở ruột non mà sẽ được các vi khuẩn ở ruột già lên men, tạo ra hơi metan, có mùi hôi.
Ngoài nguyên nhân liên quan đến thực phẩm, xì hơi nhiều và nặng mùi có thể là do một số thói quen sinh hoạt như:
- Ăn nhiều thức ăn nhanh, uống nhiều nước ngọt
- Nhai kẹo cao su nhiều
- Căng thẳng…
Hay xì hơi nhiều và thối là do đâu? Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, việc sử dụng các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), thuốc kháng axit, thuốc tiêu chảy, thuốc nhuận tràng, thuốc trị nấm, thuốc hạ mỡ máu statin, thuốc hóa trị, vitamin tổng hợp và thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn xì hơi nhiều và nặng mùi.
Xì hơi nhiều và nặng mùi: 5 bệnh lý đường tiêu hóa cần xem xét
Người đánh rắm nhiều và thối là bệnh gì, hay đánh rắm thối có bệnh gì không? Đánh rắm thối, xì hơi nặng mùi là vấn đề khiến nhiều người buồn phiền và xấu hổ. Nếu bạn xì hơi nhiều hơn mức trung bình và mùi thối cực kỳ khó chịu thì có thể là do:
1. Táo bón
Đánh rắm liên tục và thối là bệnh gì? Táo bón có thể là nguyên nhân gây xì hơi nhiều và nặng mùi do phân tích tụ nhiều trong ruột già và giải phóng khí hơi. Nếu phân tích tụ càng lâu thì mùi đánh rắm thối càng nặng.
2. Chứng không dung nạp lactose
Nhiều người thường thắc mắc không bị táo bón nhưng đánh rắm nhiều và thối là bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, bị xì hơi nhiều và nặng mùi cũng có thể do chứng không dung nạp lactose. Không dung nạp lactose là tình trạng ruột non không sản xuất đủ lượng lactase, một loại enzyme có tác dụng phân hủy lactose có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.
Tại sao không dung nạp lactose lại gây xì hơi nhiều và thối? Khi lactose không thể hấp thụ hết ở ruột non, lượng lactose dư thừa sẽ đi đến ruột già. Vi khuẩn ở ruột già sẽ lên men và tạo ra khí methane có mùi hôi.
Nếu bạn bị đau bụng, đầy hơi và xì hơi nặng mùi sau khi dùng sữa và các sản phẩm từ sữa từ 30 phút đến 2 giờ thì có thể là triệu chứng của tình trạng không dung nạp này.
3. Không dung nạp gluten – bệnh Celiac
Theo các chuyên gia sức khỏe, ngoài các vấn đề kể trên thì tình trạng hay đánh rắm thối hay xì hơi nhiều nặng mùi còn có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng không dung nạp gluten – bệnh Celiac.
Không dung nạp gluten là tình trạng cơ thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa gluten, loại protein có nhiều trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen. Theo đó, cơ thể hiểu nhầm gluten là chất gây hại và tấn công chúng, khiến cho niêm mạc thành ruột non bị hư hỏng.
Do đó, xì hơi nhiều và nặng mùi là triệu chứng điển hình của hội chứng này. Ngoài ra, bạn còn có thể gặp phải các triệu chứng khác như đầy hơi, chướng bụng, tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày và các triệu chứng không liên quan đến tiêu hóa như đau đầu, đau khớp, mệt mỏi, sụt cân, phát ban, thiếu máu….
4. Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Đánh rắm thối có sao không hay thường xuyên xì hơi thối là bệnh gì? Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột có thể là nguyên nhân khiến bạn “thả bom” nhiều và nặng mùi. Nếu bạn mới trải qua một đợt điều trị bằng kháng sinh hoặc có chế độ ăn ít chất xơ thì có thể nghĩ đến nguyên nhân này.
Ngoài ra, câu trả lời cho thắc mắc xì hơi nhiều là bệnh gì là bạn có thể nghĩ đến một thủ phạm phổ biến khác là hội chứng loạn khuẩn ruột non (SIBO). Đây là tình trạng vi khuẩn phát triển quá mức và tích tụ ở ruột non, làm cản trở sự hấp thụ dinh dưỡng và gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, xì hơi nặng mùi…
5. Hội chứng ruột kích thích
Nếu không gặp phải các vấn đề sức khỏe kể trên nhưng vẫn xì hơi nặng mùi hay đánh rắm thối là do đâu? Xì hơi nhiều và nặng mùi có thể là triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS). Nếu mắc phải hội chứng này, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy và táo bón.
Làm gì khi bị xì hơi nhiều và nặng mùi?
Xì hơi liên tục và nặng mùi hay đánh rắm nhiều và thối phải làm sao? Nếu xì hơi nhiều và nặng mùi xuất hiện không quá thường xuyên và bạn cũng không có bất cứ triệu chứng nào khác thì nguyên nhân có thể chỉ là do chế độ ăn, sinh hoạt không khoa học, mất cân bằng vi khuẩn đường ruột hoặc dị ứng với một loại thực phẩm nào đó. Trong trường hợp này, bạn cần:
- Có thể chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ
- Điều chỉnh chế độ ăn, tăng lượng chất xơ từ từ trong thực đơn mỗi ngày, tránh uống nước ngọt, các món nhiều đường, thức ăn nhanh, đồ lên men như dưa cải chua hay thực phẩm giàu chất đạm khó tiêu…
- Chú ý ăn các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, yến mạch… để cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Áp dụng chế độ ăn FOMAPs thấp với việc chọn các thực phẩm như thịt gà, thịt bò, cà hồi, cá ngừ, khoai tây, bánh mì không gluten, rau diếp, hẹ, dưa chuột, cà tím, dây tây, dứa, nho, kiwi….
- Giữ tinh thần thoải mái, cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc để tránh kích thích hệ tiêu hóa, giúp dạ dày điều tiết dịch vị, giảm axit.
- Tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó, hãy tránh những sản phẩm có thể khiến bạn xì hơi nhiều và thối hơn. Nếu tình trạng xì hơi nhiều và nặng mùi đi kèm với các triệu chứng sau thì bạn cần đi khám ngay:
- Phân có máu
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Sốt
- Đau bụng dữ dội
- Phân lỏng
- Nôn.
Xì hơi nhiều và nặng mùi có thể gây ra cảm giác xấu hổ, do đó nhiều người có xu hướng kiềm chế cơn xì hơi. Tuy nhiên, trừ những trường hợp bất khả kháng thì bạn không nên nhịn xì hơi. Bởi việc này có thể làm cản trở việc thoát ra của khí, gây tích tụ khí trong cơ thể và làm tăng nguy cơ bị đau bụng đầy hơi. Ngoài ra, việc kiềm chế nhiều lần cũng sẽ khiến mùi hôi và tiếng vang nặng và to hơn bình thường.
[embed-health-tool-bmr]
Từ khóa » Xi Hoi Thui La Benh Gi
-
Xì Hơi Nhiều Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Phải Làm Sao để Khắc Phục
-
Vì Sao Bạn Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi? | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Gì? Xì Hơi Bao Nhiêu ...
-
3 Dấu Hiệu Bất Thường Của 'xì Hơi' Cảnh Báo Sức Khỏe Có Vấn đề
-
Ợ Hơi Và Xì Hơi Nhiều: Cảnh Báo Các Bệnh Về đường Tiêu Hóa
-
Ngày “xì Hơi” Hàng Chục Lần Có Phải Là Bệnh? - Hànộimới
-
Xì Hơi Nhiều: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Bệnh Lý, Hướng Dẫn Chăm ...
-
Xì Hơi Nhiều Liên Tục Và Nặng Mùi Không Kiểm Soát Có Tốt Không?
-
8 Lý Do Khiến Cho Mùi “thả Bom” Của Bạn Là điều Kinh Hoàng Với Mọi ...
-
Xì Hơi Nhiều Và Nặng Mùi Là Bị Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Mẹo Dùng Lá Thị Chữa đầy Hơi Hiệu Quả
-
Cách Chữa Bệnh Xì Hơi Nhiều Hiệu Quả Nhanh | TCI Hospital
-
Đau Bụng Quặn, Thường Xuyên Xì Hơi Là Bệnh Gì? - Tràng Phục Linh
-
Xì Hơi Nhiều Và Không Có Mùi, Dấu Hiệu Bệnh Gì? - AloBacsi