8 Triết Lý Kinh Doanh Của Các CTY Hàng đầu Trên Thế Giới Và Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Triết lý kinh doanh là một tập hợp các niềm tin và nguyên tắc mà một công ty phấn đấu hướng tới bao gồm các giá trị và mục tiêu tổng thể mà doanh nghiệp theo đuổi. Có một triết lý kinh doanh đúng đắn và truyền cảm hứng sẽ giúp doanh nghiệp để lại ấn tượng tích cực với khách hàng và đối tác đồng thời tạo động lực làm việc cho đội ngũ.
Có một triết lý kinh doanh đúng đắn và truyền cảm hứng sẽ giúp doanh nghiệp để lại ấn tượng tích cực với khách hàng và đối tác đồng thời tạo động lực làm việc cho đội ngũ.
Trong bài viết này, chúng tôi thảo luận về triết lý kinh doanh là gì, ví dụ về những triết lý kinh doanh của các công ty hàng đầu và một số hướng dẫn để anh/chị tham khảo xây dựng triết lý kinh doanh cho tổ chức của mình.
Mục lục Hiện Triết lý kinh doanh là gì? Triết lý kinh doanh có ý nghĩa gì với doanh nghiệp? Hướng dẫn xây dựng và áp dụng triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp Ví dụ về triết lý kinh doanh của một số công ty hàng đầu trên thế giới và Việt NamTriết lý kinh doanh là gì?
Triết lý kinh doanh là một tập hợp các niềm tin và nguyên tắc mà một công ty phấn đấu hướng tới. Nó bao gồm các giá trị của doanh nghiệp và các mục tiêu tổng thể mà doanh nghiệp theo đuổi. Triết lý kinh doanh cũng thường được gọi theo những cách khác như tầm nhìn, tuyên bố sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh phải phù hợp với tính cách, sứ mệnh và tầm nhìn của thương hiệu. Nó nhấn mạnh các hành động, quyết định và văn hóa trong doanh nghiệp.
Một triết lý kinh doanh tốt phải phù hợp với thương hiệu của công ty. Thương hiệu và triết lý kinh doanh phải luôn song hành với nhau. Thương hiệu phải phản ánh triết lý hoạt động của doanh nghiệp và ngược lại.
Thêm vào đó, triết lý kinh doanh chính là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp và phải được phản ánh trong mọi tương tác của doanh nghiệp, trong tất cả khía cạnh, từ nội bộ trong bộ phận lãnh đạo và nhân viên, cho tới các tương tác bên ngoài như với khách hàng và đối tác của doanh nghiệp.
Triết lý kinh doanh có ý nghĩa gì với doanh nghiệp?
Có một triết lý kinh doanh đúng đắn và truyền cảm hứng sẽ giúp doanh nghiệp để lại ấn tượng tích cực với khách hàng và đối tác đồng thời tạo động lực làm việc cho đội ngũ.
Triết lý kinh doanh có thể đóng vai trò như một bản đồ lộ trình cho các tổ chức, giúp nhà quản lý hoạt động kinh doanh và đội ngũ nhân viên hiểu được các mục tiêu và giá trị mà doanh nghiệp hướng tới.
Có một triết lý kinh doanh hay và chiến lược truyền thông nội bộ tốt sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả làm việc của nhân viên và khuyến khích đội ngũ cung cấp dịch vụ khách hàng tốt nhất có thể.
Hướng dẫn xây dựng và áp dụng triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp
Mỗi công ty có một triết lý kinh doanh khác nhau tùy theo định hướng hoạt động của doanh nghiệp. Trong phần này chúng tôi sẽ đưa ra một số hướng dẫn chung để anh/chị tham khảo trong quá trình xây dựng triết lý hoạt động cho doanh nghiệp của mình.
Một triết lý kinh doanh hay nên bao gồm các giá trị và niềm tin của doanh nghiệp cùng các nguyên tắc hướng dẫn.
Khi xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp, hãy chú ý đặt ra một số câu hỏi sau:
- Tầm nhìn tổng thể cho công ty là gì?
- Bản chất của doanh nghiệp là gì?
- Khách hàng của doanh nghiệp là ai?
Bằng cách trả lời những câu hỏi này, anh/chị có thể hình thành cơ sở cho triết lý hoạt động của công ty mình.
Sau khi đã xây dựng được triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp, bước tiếp theo chủ doanh nghiệp và nhà quản lý cần tiến hành truyền đạt thông điệp tới đội ngũ của mình.
Doanh nghiệp có thể thực hiện mục tiêu này bằng một số cách như:
- Thêm nội dung vào chương trình đào tạo hội nhập cho nhân viên mới
- Bổ sung thông tin về triết lý kinh doanh lên các ấn phẩm truyền thông của doanh nghiệp
- Cập nhật thông tin trên trang web của công ty
- Tổ chức các buổi gặp mặt, trao đổi giữa lãnh đạo và nhân viên để truyền thông, chia sẻ về định hướng của công ty
Bất kể phương pháp anh/chị chọn để truyền đạt triết lý kinh doanh của mình là gì, thì điều quan trọng là hãy đảm bảo thông tin được truyền đạt hiệu quả và dễ hiểu.
Ví dụ về triết lý kinh doanh của một số công ty hàng đầu trên thế giới và Việt Nam
Trong phần này chúng tôi tổng hợp những triết lý kinh doanh của các doanh nghiệp top đầu trên thế giới và Việt Nam. Một số tổ chức gọi là triết lý kinh doanh trong khi số khác thì mô tả triết lý của họ dưới dạng Tuyên bố sứ mệnh, Tầm nhìn, Tuyên bố giá trị, Quy tắc ứng xử hay Quy tắc đạo đức…
Dưới đây là một số ví dụ tuyệt vời về những triết lý kinh doanh hay để giúp bạn tham khảo và xây dựng triết lý riêng cho doanh nghiệp của mình.
Triết lý kinh doanh của Google
Ten things we know to be true- 10 điều mà Google theo tin tưởng và theo đuổi
1. Tập trung vào người dùng và mọi thứ khác sẽ theo sau đó
Kể từ khi bắt đầu, chúng tôi đã tập trung vào việc cung cấp trải nghiệm người dùng tốt nhất có thể.
Cho dù là thiết kế một trình duyệt Internet mới hay một chỉnh sửa mới cho giao diện trang chủ, chúng tôi luôn chú trọng đến việc đảm bảo rằng chúng cuối cùng sẽ phục vụ người dùng hơn là mục tiêu nội bộ hay kết quả kinh doanh của mình.
2. Tốt nhất là hãy làm một thứ gì đó thực sự tốt
Chúng tôi thực hiện nghiên cứu. Với một trong số các nhóm nghiên cứu lớn nhất thế giới chỉ tập trung vào việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu, chúng tôi biết những gì chúng tôi làm tốt cũng như cách chúng tôi có thể làm tốt hơn.
Thông qua việc liên tục nghiên cứu đi nghiên cứu lại những vấn đề khó, chúng tôi đã có thể giải quyết các sự cố phức tạp và không ngừng cải tiến dịch vụ đã giúp hàng triệu người có trải nghiệm nhanh chóng và liền mạch khi tìm kiếm thông tin. Mong muốn của chúng tôi là mang sức mạnh tìm kiếm tới những lĩnh vực chưa được khai phá trước đó và giúp mọi người tiếp cận và sử dụng thậm chí nhiều hơn nữa lượng thông tin không ngừng mở rộng trong cuộc sống của họ.
3. Nhanh tốt hơn chậm
Chúng tôi biết thời gian của bạn rất đáng quý, vì vậy, khi tìm kiếm câu trả lời trên web, bạn muốn có nó ngay lập tức-và chúng tôi đang cố gắng để làm vừa lòng bạn.
4. Dân chủ trong các công việc liên quan đến web
Tìm kiếm của Google hoạt động được vì công cụ này dựa vào hàng triệu cá nhân đăng liên kết lên các trang web để giúp xác định những trang web nào cung cấp nội dung có giá trị.
Chúng tôi đánh giá mức độ quan trọng của mọi trang web bằng cách sử dụng hơn 200 dấu hiệu và rất nhiều kỹ thuật, bao gồm thuật toán PageRank™ đã được cấp bằng sáng chế của chúng tôi, một thuật toán phân tích những trang web nào đã được các trang khác trên web “bầu chọn” là nguồn thông tin tốt nhất.
Khi web ngày càng phát triển về quy mô, phương pháp này thực sự được cải tiến vì mỗi một trang web mới là một điểm thông tin khác và một lá phiếu khác được tính.
5. Bạn không cần phải ở bàn làm việc mới cần đến câu trả lời
Xã hội ngày càng lưu động: mọi người muốn truy cập thông tin ở bất kỳ nơi nào và bất cứ khi nào họ cần.
Chúng tôi đang đi tiên phong về công nghệ mới và cung cấp những giải pháp mới cho các dịch vụ di động giúp tất cả mọi người trên thế giới dù làm bất kể công việc gì trên điện thoại cũng không bị hạn chế về số lượng công việc, từ kiểm tra email và sự kiện lịch đến xem video, chưa kể nhiều cách khác nhau để truy cập vào tìm kiếm của Google trên điện thoại.
6. Bạn có thể kiếm tiền mà không làm gì xấu
Google là một doanh nghiệp. Chúng tôi tạo doanh thu từ hoạt động cung cấp công nghệ tìm kiếm cho các công ty và bán quảng cáo hiển trị trên trang web của chúng tôi.
Để đảm bảo rằng chúng tôi phục vụ tất cả người dùng của mình một cách tối đa (dù họ có phải là nhà quảng cáo hay không), chúng tôi có một bộ quy tắc hướng dẫn dành cho các hoạt động quảng cáo:
- Chúng tôi không cho phép quảng cáo hiển thị trên các trang kết quả của mình trừ khi chúng có liên quan đến trang mà trên đó chúng được hiển thị.
- Chúng tôi không chấp nhận quảng cáo pop up, loại quảng cáo cản trở khả năng xem nội dung mà bạn đã yêu cầu.
- Quảng cáo trên Google luôn được hiển thị rõ là “Liên kết được tài trợ”, vì vậy các quảng cáo này sẽ không làm ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của kết quả tìm kiếm của chúng tôi.
- Chúng tôi không bao giờ ngụy tạo xếp hạng để nâng thứ hạng cho đối tác trong kết quả tìm kiếm của mình và không ai có thể mua Thứ hạng trang cao hơn. Người dùng tin tưởng vào tính khách quan của chúng tôi và không một lợi ích trước mắt nào có thể biện minh cho hành vi làm rạn nứt niềm tin đó.
7. Luôn có thông tin khác ngoài đó
Khi chúng tôi đã lập chỉ mục nhiều trang HTML trên Internet hơn bất cứ dịch vụ tìm kiếm nào khác, các kỹ sư của chúng tôi lại chú ý đến những thông tin chưa thể truy cập ngay.
Đôi khi, vấn đề chỉ là tích hợp cơ sở dữ liệu mới vào tìm kiếm, chẳng hạn như thêm số điện thoại, tra cứu địa chỉ và danh bạ doanh nghiệp. Các nỗ lực khác đòi hỏi phải sáng tạo hơn một chút, như thêm khả năng tìm kiếm kho lưu trữ tin tức, bằng sáng chế, tạp chí học thuật, hàng tỷ hình ảnh và hàng triệu cuốn sách.
Và các nhà nghiên cứu của chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các cách đưa tất cả thông tin của thế giới đến người tìm kiếm câu trả lời.
8. Nhu cầu về thông tin vượt qua mọi biên giới
Công ty của chúng tôi được thành lập tại California nhưng sứ mệnh của chúng tôi lại chính là làm cho việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn đối với toàn bộ thế giới và bằng mọi ngôn ngữ.
Chúng tôi cung cấp giao diện tìm kiếm của Google bằng hơn 130 ngôn ngữ, cung cấp cho mọi người khả năng giới hạn kết quả ở nội dung được viết bằng ngôn ngữ của họ và cố gắng cung cấp các ứng dụng và sản phẩm còn lại của chúng tôi bằng nhiều ngôn ngữ và định dạng truy cập nhất có thể.
9. Bạn có thể nghiêm túc mà không cần mặc com-lê
Các nhà sáng lập của chúng tôi đã xây dựng nên Google quanh ý tưởng rằng công việc sẽ nhiều thử thách và thử thách sẽ rất thú vị.
Chúng tôi đánh giá rất cao nhân viên của mình–những con người nhiệt tình, hăng hái có xuất thân khác nhau với các phương pháp làm việc, vui chơi và hưởng thụ cuộc sống đầy sáng tạo.
Không khí làm việc của chúng tôi có thể không trang trọng lắm nhưng khi những ý tưởng mới nảy sinh trong một khu ăn uống, một cuộc họp nhóm hoặc ở phòng tập thể dục, chúng sẽ được trao đổi, thử nghiệm và đưa vào thực tế với một tốc độ chóng mặt–và các ý tưởng đó có thể là khởi nguồn của một dự án mới dành cho người dùng trên toàn thế giới.
10. Chỉ xuất sắc thôi chưa đủ
Chúng tôi coi khả năng xuất sắc về một lĩnh vực chỉ là điểm xuất phát chứ không phải điểm đích. Chúng tôi tự đặt ra cho mình những mục tiêu mà chúng tôi biết rằng mình chưa thể vươn tới được bởi chúng tôi biết rằng bằng cách vươn mình để đáp ứng các mục tiêu này, chúng tôi có thể tiến xa hơn mong đợi.
Về cơ bản, việc không bao giờ thỏa mãn với những gì hiện có chính là động lực đằng sau mọi thứ chúng tôi làm.
Triết lý kinh doanh của FedEx
“Triết lý Con người-Dịch vụ-Lợi nhuận (People-Service-Profit) dựa trên niềm tin rằng bằng cách tạo ra một môi trường làm việc tích cực cho nhân viên, họ sẽ cung cấp những chất lượng dịch vụ tốt hơn cho khách hàng, và từ đó dẫn đến việc khách hàng sẽ yêu thích và sử dụng các sản phẩm/ dịch vụ của FedEx.”
Fedex đã lựa chọn được một triết lý kinh doanh khá ngắn gọn mà bao quát đầy đủ ý tưởng muốn truyền đạt chỉ với 3 chữ People-Service-Profit.
Nhìn chung, triết lý hoạt động của hãng chuyển phát nổi tiếng thế giới này được cân bằng trên bộ ba yếu tố bao gồm Con người, Dịch vụ và Lợi nhuận. Ba yếu tố này không tách rời mà có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trên thực tế, triết lý của FedEx là bằng cách thúc đẩy một môi trường làm việc tuyệt vời, nhân viên sẽ cung cấp một dịch vụ tốt nhất tới khách hàng, từ đó mang lại lợi nhuận cho tổ chức.
Trong triết lý kinh doanh của FedEx thì thay vì tập trung vào lợi nhuận trước, thì FedEx ưu tiên sự hài lòng của nhân viên, còn sự hài lòng của khách hàng cũng như lợi nhuận sẽ tới sau đó. Cho đến nay, triết lý này vẫn đang phát huy tác dụng với hoạt động kinh doanh của FedEx.
Triết lý kinh doanh của HP
HP-Công ty chuyên cung cấp máy tính, máy in nổi tiếng của Mỹ chia sẻ về triết lý kinh doanh của mình như sau:
“Chúng tôi có sự tin tưởng và tôn trọng đối với các cá nhân. Chúng tôi quan tâm tới những thành tích và đóng góp của cá nhân với tổ chức. Chúng tôi tiến hành hoạt động kinh doanh với sự chính trực. Chúng tôi đạt được các mục tiêu chung của mình thông qua làm việc nhóm. Chúng tôi khuyến khích sự linh hoạt và đổi mới.”
Triết lý kinh doanh của HP không tập trung vào những gì công ty sẽ làm mà thay vào đó nhấn mạnh tới vai trò của các cá nhân tới tổ chức, tình thần đồng đội.
AMIS CRM – Bộ công cụ tối ưu hoạt động kinh doanh
AMIS CRM là giải pháp phần mềm hỗ trợ các nghiệp vụ bán hàng, giúp doanh nghiệp chăm sóc khách hàng tốt hơn, nâng cao năng suất cho sale, tối ưu hoạt động kinh doanh và bứt phá doanh thu.
Nhứng tính năng nổi bật của AMIS CRM bao gồm:
- Quản lý chiết khấu, khuyến mại
- Lưu trữ, quản lý mọi thông tin khách hàng
- Quản lý nhân viên sale
- Quản lý nhân viên đi thị trường
- Tối ưu quy trình bán hàng, phê duyệt
- Liên thông dữ liệu về tồn kho, công nợ, đơn hàng… với Kế toán
- Báo cáo doanh số, hiệu suất nhân viên…
Triết lý kinh doanh của Nike
Sự đổi mới là trọng tâm trong triết lý kinh doanh của NIKE. Những nỗ lực không ngừng để trở nên tốt hơn đã giúp thương hiệu này tạo ra những sản phẩm sáng tạo nhất thế giới phục vụ người tiêu dùng toàn cầu.
Đọc qua mục “Giới thiệu” của Nike trên trang web của hãng bạn có thể sẽ nhận thấy một từ lặp đi lặp lại: sự đổi mới.
Sự đổi mới có thể được xem như một niềm tự hào, giống như máu chảy trong thương hiệu của Nike.
Trên thực tế, Nike đã tự gọi mình là một công ty công nghệ. Thật khó để tranh cãi với nhận định này, khi Nike là doanh nghiệp tiên phong về công nghệ trong lĩnh vực giày dép.
Nike chính là là một ví dụ rõ ràng về một công ty thực sự hoạt động đúng theo triết lý kinh doanh của mình.
Triết lý kinh doanh của Starbucks
Starbuck theo đuổi triết lý kinh doanh tập trung vào cộng đồng và xây dựng mối quan hệ với khách hàng.
Starbucks nổi tiếng nhờ nỗ lực tạo ra bầu không khí khuyến khích tất cả mọi người đều được chào đón và tất cả đều có thể thưởng thức sản phẩm của họ.
Starbucks muốn mỗi cửa hàng của mình trở nên nổi bật và xây dựng mối quan hệ với mọi người trong từng cộng đồng cụ thể và muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với tất cả những người bước vào cửa hàng của họ.
Ngoài cảm giác mang tính cộng đồng và chủ nghĩa cá nhân cao trong triết lý kinh doanh, Starbucks còn nhấn mạnh rằng để xây dựng một cộng đồng vững mạnh, mỗi thành viên của cộng đồng phải được nuôi dưỡng và truyền cảm hứng. Đây là một thông điệp của hy vọng và lạc quan.
Starbucks đã thông qua các sản phẩm và dịch vụ của họ nhằm mục đích khơi dậy sự sáng tạo và cảm hứng của một thế hệ, thúc đẩy tạo nên cảm giác bản thân có giá trị trong những người trẻ ngày nay.
Starbucks tin tưởng rằng một khi các cá nhân được trao quyền và quan tâm thì các cộng đồng cũng được trao quyền.
Đây là một triết lý tuyệt vời đã giúp đưa Starbucks trở thành một trong những công ty cà phê hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Triết lý kinh doanh của Vingroup
Vingroup định hướng phát triển thành một Tập đoàn Công nghệ – Công nghiệp – Thương mại Dịch vụ hàng đầu khu vực, không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của thương hiệu Việt trên trường quốc tế.
Các giá trị cốt lỗi của Vingroup xoay quanh “Tín-tâm-trí-tốc-tinh-nhân”.
Đối với khách hàng Vingroup luôn hướng tới việc tạo nên những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tối ưu, mang lại sự hài lòng cho khách hàng ở mức độ cao nhất
Triết lý kinh doanh của Vinamilk
Vinamilk tuyên bố triết lý kinh doanh của mình như sau:
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Triết lý kinh doanh của MISA
Xả thân, sáng tạo, vì sứ mệnh phụng sự xã hội
MISA là một trong những công ty cung cấp các giải pháp phần mềm phục vụ nhu cầu của các đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp và hộ cá thể tốt nhất tại Việt Nam.
Bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, công nghệ và đổi mới trong quản trị, MISA mong muốn trở thành công ty có nền tảng, phần mềm và dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất trong nước và quốc tế.
Sứ mệnh của MISA là phát triển các nền tảng, phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin để thay đổi ngành kinh tế và giúp khách hàng thực hiện công việc theo phương thức mới, năng suất và hiệu quả hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước và các quốc gia trên thế giới.
Các giá trị cốt lõi của MISA bao gồm:
- Tin cậy: Các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ MISA mang lại cho khách hàng đều có độ tin cậy cao, con người MISA với tri thức và văn hóa cao luôn mang lại cho khách hàng cảm giác tin cậy trong giao dịch và chuyển giao tri thức, công nghệ.
- Tiện ích: Các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ MISA luôn thỏa mãn mọi yêu cầu nghiệp vụ của khách hàng. Khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và sử dụng nền tảng, sản phẩm, dịch vụ của MISA bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào. Đội ngũ tư vấn, hỗ trợ khách hàng của MISA luôn sẵn sàng phục vụ 365 ngày/năm và 24 giờ/ngày.
- Tận tình: Con người MISA từ những người phát triển nền tảng, sản phẩm đến những người kinh doanh tư vấn và các bộ phận khác luôn luôn tận tâm, tận lực phục vụ vì lợi ích của khách hàng, làm cho khách hàng tin cậy và yêu mến như một người bạn, một người đồng hành trong sự nghiệp.
Trong bài viết này, chúng tôi đã phân tích vai trò của triết lý kinh doanh, một số ví dụ về những triết lý của các doanh nghiệp hàng đầu cũng một số hướng dẫn về cách xây dựng và phổ biến triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Hy vọng anh/chị có thể tìm thấy những nội dung hữu ích. Chúc doanh nghiệp của anh/chị ngày càng thành công!
Tham khảo thêm một số bài viết hay khác:
- Mô hình AIDA là gì & 4 bước áp dụng mô hình AIDA trong Marketing
- Phễu marketing (Marketing Funnel) là gì & 3 bước xây dựng phễu marketing hiệu quả
- KPI Marketing là gì? 14 chỉ số Marketing KPI quan trọng nhà quản lý PHẢI BIẾT
Đánh giá bài viết [Tổng số: 3 Trung bình: 3.3]
Từ khóa » Triết Lý Kinh Doanh Doanh Nghiệp
-
Triết Lý Kinh Doanh Là Gì Và Vai Trò Trong Doanh Nghiệp - Bizfly
-
Triết Lý Kinh Doanh Là Gì? Vai Trò Của Triết Lý Kinh Doanh Với Doanh ...
-
Triết Lý Kinh Doanh Là Gì? Nội Dung Triết Lý Và Hình Thức Biểu Hiện?
-
[PDF] BÀI 2 TRIẾT LÝ KINH DOANH - Topica
-
Những Câu Triết Lý Kinh Doanh Tạo Nên Những đế Chế Tỷ đô - TPos
-
TOP 10 Triết Lý Kinh Doanh đơn Giản Thay đổi Nhận Thức Của Bạn
-
Top 20 Triết Lý Kinh Doanh Thành Công Của Những Vị CEO Nổi Tiếng ...
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp – TLTK Cho K17 - Facebook
-
TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, TRIẾT LÝ KINH DOANH
-
Triết Lý Kinh Doanh - Cmaxx
-
NHỮNG TRIẾT LÝ KINH DOANH MÀ AI MUỐN THÀNH CÔNG ...
-
10 Triết Lý Kinh Doanh Bất Hủ được đúc Kết Từ Thực Tế - Tino Group
-
Vai Trò Của Triết Lý Kinh Doanh Trong Quản Lý, Phát Triển Doanh Nghiệp
-
Những Nguyên Tắc Căn Bản Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh Trong Bối ...