NHỮNG TRIẾT LÝ KINH DOANH MÀ AI MUỐN THÀNH CÔNG ...
Có thể bạn quan tâm
Đối với những ông chủ doanh nghiệp phát triển, triết lý kinh doanh trở thành kim chỉ nam để đạt được các mục tiêu và nâng cao giá trị văn hoá.
Triết ký kinh doanh của các CEO hay những chủ tịch tập đoàn lớn trên thế giới là bài học quý giá cho người đi sau tạo dựng sự nghiệp. Sự thành đạt đã chứng minh cho kim chỉ nam họ đặt ra.
Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về sự phát triển bền vững với những công ty có thâm niên đến 3.000 năm. Để có được điều này, các ông chủ doanh nghiệp Nhật thường đặt ra triết lý kinh doanh khác biệt. Điển hình, ông Kazou Inamori – người gầy dựng công ty điện tử khổng lồ Kyocera Corp, theo đuổi triết lý kinh doanh đi ngược lại với bài học mà các trường trên thế giới giảng dạy.
Vị tỷ phú 85 tuổi cho rằng thay vì tập trung vào các cổ đông, hãy dành thời gian để khiến nhân viên cảm thấy hạnh phúc. Ông từng nói: “Nếu muốn có trứng, hãy chăm sóc cho những con gà mái. Một khi bạn hành hạ hay giết nó thì điều đó sẽ chẳng thể thực hiện được”.
Nhân viên là người trực tiếp làm ra sản phẩm để tạo nên giá trị công ty, mang lại lợi nhuận. Vì vậy, việc quan tâm nhân viên trở thành nước cờ để họ tận tâm cống hiến và cảm thấy mình được đối đãi tử tế, hưởng đúng giá trị làm ra. Nhờ theo đuổi triết lý kinh doanh tưởng chừng ngược đời, Inamori không những tạo nên Kyocera Corp, điều hành nhà mạng trị giá cả chục tỷ đô KDDI Corp, mà còn vực dậy Japan Airlines khỏi nguy cơ phá sản vào năm 2010.
Cùng quan điểm với Inamori, nhà đồng sáng lập AOL – Steve Case cho rằng nhà điều hành giỏi không chỉ biết ra lệnh. Họ cần có khả năng biết lắng nghe và nắm bắt được điều gì đang xảy ra. Theo ông chủ AOL, phải đảm bảo nhân viên đang tập trung đúng hướng, chú ý điều thị trường, khách hàng và nhà cạnh tranh đang nói.
Nhà sáng lập Microsoft – Bill Gates, được xem là một trong những thiên tài về công nghệ. Nhưng khi gầy dựng sự nghiệp, điều ông quan tâm hàng đầu là xây dựng một đội ngũ nhân viên tài năng. Vị tỷ phú quan niệm, làm việc với nhân viên thông minh và có lòng đam mê sẽ giúp quá trình đi đến mục tiêu nhanh và hiệu quả hơn.
“Việc tìm được đội ngũ nhân viên đa tài để làm việc cùng, hay chính là tìm hiểu cách nào để có được họ, thu hút những kỹ năng đa dạng và hợp tác tốt với nhau là một trong những thách thức lớn”, ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn.
Việc trung thành với triết lý kinh doanh góp phần giúp Bill Gates có được khối tài sản ước tính 95,7 tỷ USD, là người giàu thứ hai trên thế giới.
Với bà Cher Wang, nhà đồng sáng lập HTC thì việc phát hiện những nhân tố bí ẩn trong công ty được ưu tiên. Khi có một đội ngũ nhân viên ưu tú, họ làm việc để duy trì nét văn hóa tốt đẹp trong công ty.
“Nhân tố bí ẩn thật sự là một điều khó xác định, tuy nhiên với HTC, tôi nghĩ đó chính là nét văn hóa. Chúng tôi nắm rõ những điều tốt đẹp nhất về nguồn gốc của phương Đông và đang kết hợp chúng với nền văn hóa phương Tây. Ở đó chúng tôi sẽ có những nhà lãnh đạo và các văn phòng làm việc tuyệt vời. Điều này làm cho nền văn hóa trở nên đa sắc màu cũng như năng động và sáng tạo hơn”, Cher Wang nói.
Cher Wang nổi tiếng với vai trò người cầm lái, vực dậy HTC. Năm 1997, HTC ra đời với vai trò là nhà sản xuất hợp đồng máy tính xách tay, trước khi được Cher Wang biến thành công ty phát triển điện thoại thông minh. Hãng công nghệ này sau đó gặt hái được nhiều thành công với tài sản ước tính đến 3,1 tỷ USD năm 2011.
Khi ra mắt, thương hiệu HTC không được công nhận bởi người tiêu dùng Mỹ vì chiến lược kinh doanh không phù hợp. Bà và cộng sự phải đối mặt với nhiều thách thức. Cher Wang sau đó lập tức tìm phương án kinh doanh khác, mở rộng sản xuất các dòng sản phẩm cầm tay và đồng hồ thông minh.
Xem kinh doanh như nghệ thuật sống, các tỷ phú Hoa kiều thường dựa vào nền tảng triết học Nho giáo: bình tĩnh, quyết đoán, cần cù, thận trọng nhưng không thiếu liều lĩnh. Patrick Wang – Giám đốc điều hành hãng Johnson Electric, đã tiếp thu những bài học kinh doanh từ những lần bàn chuyện trong trên mâm cơm gia đình.
Wang đặt ra triết lý: “Làm việc siêng năng và đừng bao giờ lãng phí tiền”. Làm việc cần cù, liên tục học hỏi và niềm tin vững vàng vào mối ràng buộc gia đình là những nguyên tắc được tôn trọng.
Các doanh nghiệp thành đạt Hoa kiều thường tạo thành một cộng đồng chặt chẽ gồm những người chung ngôn ngữ, cùng nếp sống văn hóa và tinh thần say mê kinh doanh. Những buổi lễ hội truyền thống luôn được tổ chức đại quy mô. Đó cũng là dịp để họ hâm nóng dòng máu dân tộc ở quê người.
Còn Henry Ford, nhà sáng lập Tập đoàn Ford Motor nổi tiếng theo đuổi triết lý: “Thị trường không bao giờ bị bão hòa với một sản phẩm tốt, nhưng nó sẽ bị bão hòa rất nhanh với một sản phẩm tồi”.
Các sản phẩm chất lượng sẽ luôn tạo được sức mạnh lâu bền. Ông Ford thúc giục các nhà kinh doanh cần chắc chắn rằng những gì mang đến người tiêu dùng phải có chất lượng cao để có thể đánh bật mọi sự cạnh tranh.
Niềm đam mê ôtô cùng triết lý kinh doanh giúp ông trở thành một trong những người giàu nhất lịch sử với khối tài sản có lúc tới 188 tỷ USD. Ông đã nảy ra phương án tạo ra chiếc xe với giá phải chăng, thiết kế Model T bằng cách lắp đặt dây chuyền cơ giới để sản xuất nhanh hơn và tiết kiệm hơn.
Chấp nhận rủi ro là đặc điểm nổi bật của bất kỳ nhà kinh doanh thành công nào. Steve Jobs – đồng sáng lập Apple, cũng luôn sẵn sàng cho thất bại. Để có được thành công hiện tại, con đường Apple đã đi không hoàn toàn trải hoa hồng. Năm 1980, giá cả ảm đạm của Apple III và máy tính bị thế chỗ bởi LISA khiến hãng công nghệ để mất gần một nửa thị trường cạnh tranh.
“Đôi khi, thị trường, khách hàng và những ý tưởng không thật phù hợp nhưng bạn vẫn buộc phải nghe theo và hãy cố làm lại. Nếu bạn thua trong một cuộc chơi thì bạn vẫn có thể cài đặt nó và bắt đầu lại”, Steve Jobs.
Qua những lần chấp nhận thách thức và vượt qua khó khăn, hiện vốn hóa của Apple đã vượt con số nghìn tỷ USD, trở thành công ty giàu nhất thế giới.
Lee Iacocca, CEO Tập đoàn Chrysler, từng truyền cảm hứng cho nhân viên cũng như nhiều nhà kinh doanh với cách nhìn về rủi ro: “Chúng ta liên tục đối mặt với những cơ hội lớn được ngụy trang một cách khéo léo trong lớp vỏ những vấn đề không thể giải quyết được”.
Bất kỳ lĩnh vực nào cũng ẩn chứa muôn vàn khó khăn buộc doanh nghiệp phải đối mặt. Tuy nhiên, đằng sau khó khăn đó là những cơ hội lớn giúp công ty, tập đoàn khẳng định giá trị và thương hiệu. Một doanh nghiệp không đối mặt với rủi ro cũng đồng nghĩa với việc không thể phát triển và tạo ra bước tiến.
Mới đây, ông Olivier Đỗ Ngọc, Dũng – CEO của EZ Land Việt Nam cũng gây chú ý khi đưa ra triết lý kinh doanh chim ruồi. Chim ruồi – viên ngọc của rừng xanh – là loài chim nhỏ nhất thế giới nhưng lại có khả năng bay nhanh nhất hành tinh.
Chim ruồi còn nổi bật với câu chuyện truyền cảm hứng tới muông thú, cùng nhau cứu khu rừng khỏi tai hoạ. Khi rừng cây khổng lồ bất ngờ chìm trong biển lửa, tất cả loài vật đều hoảng sợ và bỏ chạy. Trong lúc muông thú cảm thấy bất lực và muốn bỏ cuộc, chim ruồi vẫn bền bỉ bay đến con suối gần đó và đem từng giọt nước về chữa cháy.
Bất kể hoàn cảnh nào, chim ruồi vẫn chăm chỉ hoàn thành tốt phần việc của mình. Chính điều đó truyền cảm hứng cho muông thú cùng nhau quay lại chung tay cứu khu rừng khỏi ngọn lửa. Không to lớn, không quyền uy, nhưng chim ruồi lại làm được việc mà nhiều loài không thể.
Chọn hình tượng linh vật chim ruồi để truyền tải cho tinh thần kiên trì, bền bỉ, EZ Land khẳng định tầm nhìn của công ty trong hành trình nỗ lực lan tỏa những giá trị tốt đẹp nhất cho cộng đồng.
“Với mục tiêu đặt những viên gạch đầu tiên cho tương lai phát triển bền vững của thị trường bất động sản Việt Nam, chúng tôi luôn tuân thủ các chỉ tiêu nghiêm ngặt đã đề ra để quá trình thi công xây dựng đúng như kế hoạch, thực hiện lời hứa cung cấp cho khách hàng những căn hộ đạt chất lượng tốt với giá thành hợp lý nhất. Tất cả chúng tôi tại EZ Land cũng như câu chuyện về chú chim ruồi, dù nhỏ bé, nhưng luôn kiên trì, bền bỉ và sẵn sàng làm những gì mình phải làm, cho dù phải đương đầu với khó khăn, thử thách”, ông Olivier Đỗ Ngọc, Dũng chia sẻ.
Từ khóa » Triết Lý Kinh Doanh Doanh Nghiệp
-
Triết Lý Kinh Doanh Là Gì Và Vai Trò Trong Doanh Nghiệp - Bizfly
-
Triết Lý Kinh Doanh Là Gì? Vai Trò Của Triết Lý Kinh Doanh Với Doanh ...
-
8 Triết Lý Kinh Doanh Của Các CTY Hàng đầu Trên Thế Giới Và Việt Nam
-
Triết Lý Kinh Doanh Là Gì? Nội Dung Triết Lý Và Hình Thức Biểu Hiện?
-
[PDF] BÀI 2 TRIẾT LÝ KINH DOANH - Topica
-
Những Câu Triết Lý Kinh Doanh Tạo Nên Những đế Chế Tỷ đô - TPos
-
TOP 10 Triết Lý Kinh Doanh đơn Giản Thay đổi Nhận Thức Của Bạn
-
Top 20 Triết Lý Kinh Doanh Thành Công Của Những Vị CEO Nổi Tiếng ...
-
Triết Lý Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp – TLTK Cho K17 - Facebook
-
TẦM NHÌN, SỨ MỆNH, TRIẾT LÝ KINH DOANH
-
Triết Lý Kinh Doanh - Cmaxx
-
10 Triết Lý Kinh Doanh Bất Hủ được đúc Kết Từ Thực Tế - Tino Group
-
Vai Trò Của Triết Lý Kinh Doanh Trong Quản Lý, Phát Triển Doanh Nghiệp
-
Những Nguyên Tắc Căn Bản Xây Dựng Triết Lý Kinh Doanh Trong Bối ...