9 Cách Giảm đau Khi Mọc Răng Khôn - TS Đàm Ngọc Trâm Chia Sẻ

Bài viết này sẽ hướng dẫn những cách giảm sưng đau khi mọc răng khôn hiệu quả. Trong trường hợp đau nhức dai dẳng, sốt cao, sưng viêm tại vị trí mọc răng khôn, hãy đến cơ sở nha khoa gần nhất để thăm khám. Mời bạn đọc tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau của Nha Khoa Paris.

  • 1. Tại sao bị đau khi mọc răng khôn?
  • 2. Cách giảm sưng đau khi mọc răng khôn tại nhà
    • 2.1. Giảm đau mọc răng khôn bằng tinh dầu đinh hương
    • 2.2. Giảm đau răng khôn bằng lá bạc hà tươi
    • 2.3. Sử dụng nước cốt chanh
    • 2.4. Dùng củ tỏi
    • 2.5. Chườm lạnh
    • 2.6. Gừng tươi giảm đau răng
    • 2.7. Súc miệng bằng nước muối ấm
    • 2.8. Tinh dầu tràm trà
    • 2.9. Túi trà lọc
    • 2.10. Dùng lá ổi
  • 3. Các loại thuốc giảm đau răng khôn
  • 4. Biện pháp giảm sưng đau khi mọc răng khôn tại nha khoa
  • 5. Mọc răng khôn đau mấy ngày thì hết?
  • 6. Khi nào cần thăm bác sĩ khi mọc răng khôn?
  • 7. Một số lưu ý khi giảm đau răng khôn
    • 7.1. Chăm sóc răng miệng
    • 7.2. Chế độ ăn uống khoa học
    • 7.3. Nhận tư vấn của bác sĩ

1. Tại sao bị đau khi mọc răng khôn?

Răng khôn mọc lên cần xuyên qua nướu, dẫn đến tình trạng đau đớn nghiêm trọng trong suốt quá trình này. Do răng khôn là răng hàm nằm ở cuối hàm, diện tích không đủ không gian để chúng phát triển một cách bình thường, khiến răng khôn có xu hướng đẩy sang các răng bên cạnh, gây ra cảm giác đau nhiều hơn so với việc mọc các răng khác. Cơn đau có thể kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và giấc ngủ của người bệnh (1).

Răng khôn khi mọc làm nứt lợi gây đau nhức

Răng khôn khi mọc làm nứt lợi gây đau nhức

2. Cách giảm sưng đau khi mọc răng khôn tại nhà

Có nhiều biện pháp giúp giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà như sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, chườm lạnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

2.1. Giảm đau mọc răng khôn bằng tinh dầu đinh hương

Dầu đinh hương là phương pháp hiệu quả để giảm đau khi mọc răng khôn ngay tại nhà. Với đặc tính giảm đau và kháng khuẩn, dầu đinh hương có thể giúp giảm đau nhức và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng trong miệng.

Để sử dụng dầu đinh hương cho cơn đau răng khôn, bạn có thể nhỏ vài giọt trực tiếp lên vùng bị đau hoặc đun sôi dầu đinh hương để tạo thành một dung dịch giảm đau.

Tinh dầu đinh hương giúp giảm đau răng khôn hiệu quả

Tinh dầu đinh hương giúp giảm đau răng khôn hiệu quả

2.2. Giảm đau răng khôn bằng lá bạc hà tươi

Lá bạc hà chứa các hợp chất giúp giảm đau và chống viêm, do đó thường được dùng trong các sản phẩm như kem đánh răng và nước súc miệng. Sử dụng lá bạc hà là một phương pháp đơn giản và an toàn để giảm đau khi mọc răng khôn, với ít nguy cơ gây tác dụng phụ nghiêm trọng (2).

Để giảm đau răng khôn, bạn có thể xay nhuyễn lá bạc hà để chiết xuất nước. Sau đó, dùng miếng bông gòn thấm vào nước bạc hà và áp trực tiếp lên vùng răng khôn. Phương pháp này giúp làm giảm cơn đau và viêm hiệu quả.

2.3. Sử dụng nước cốt chanh

Chanh là nguồn cung cấp vitamin C và các chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và sưng tấy ở vùng nướu quanh răng khôn. Để giảm đau răng khôn, bạn chỉ cần vắt nước từ một trái chanh, sau đó dùng bông gòn y tế thấm vào nước cốt chanh và áp dụng lên khu vực răng đau. Nên thực hiện ít nhất hai lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

cách giảm sưng đau khi mọc răng khôn

Nước cốt chanh giúp giảm đau mọc răng khôn hiệu quả

2.4. Dùng củ tỏi

Tỏi chứa hợp chất Ajoene, có đặc tính chống viêm và giảm đau. Dưới đây là các cách sử dụng tỏi để giảm đau răng khôn:

Cách 1: Nghiền nát tỏi và gói vào một miếng vải sạch hoặc sử dụng một công cụ đánh lưỡi, rồi áp trực tiếp lên vùng nướu nơi mọc răng khôn.

Cách 2: Cắt một lát tỏi mỏng và đặt lên răng khôn hoặc nướu bị đau, sau đó nhai nhẹ hoặc giữ nguyên trong khoảng 15 – 20 phút. Tỏi sẽ giải phóng các hợp chất giúp giảm đau và chống viêm.

2.5. Chườm lạnh

Chườm lạnh là cách giảm sưng lợi khi mọc răng khôn nhanh chóng. Hơi lạnh từ đá giúp làm tê vùng bị ảnh hưởng, từ đó giảm cảm giác đau và ngăn ngừa tình trạng sưng tấy sau khi nhổ răng (3).

Để thực hiện, hãy cho đá vào một túi chườm và đặt túi lên vùng má nơi răng vừa được nhổ trong khoảng 15 – 20 phút. Cần lưu ý không chườm quá lâu để tránh làm tổn thương da. Bên cạnh việc hỗ trợ sau khi nhổ răng, chườm đá cũng rất hữu ích để giảm đau trong quá trình mọc răng khôn.

Chườm lạnh là biện pháp giảm đau răng khôn hiệu quả

Chườm lạnh là biện pháp giảm đau răng khôn hiệu quả

2.6. Gừng tươi giảm đau răng

Gừng chứa các thành phần như tecpen, oleoresin và zingibain, có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn mạnh, giúp giảm đau và chữa hôi miệng.

Để áp dụng, bạn hãy gọt bỏ vỏ gừng, sau đó giã nát và đắp trực tiếp lên vùng răng bị đau, giữ trong khoảng 10 – 15 phút. Để đạt hiệu quả tốt nhất, có thể lặp lại quá trình này trong vài ngày liên tục.

2.7. Súc miệng bằng nước muối ấm

Nước muối có khả năng kháng khuẩn, giúp giảm viêm nhiễm hiệu quả. Súc miệng bằng nước muối có tác dụng giảm mảng bám tương tự như việc sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine.

Để thực hiện việc súc miệng với nước muối, các chuyên gia khuyên nên pha một muỗng cà phê muối vào một ly nước nóng, khuấy đều và đợi nước nguội trước khi sử dụng để súc miệng.

2.8. Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau nhanh chóng, đồng thời giảm nguy cơ bị nhiễm trùng và viêm nhiễm. Dưới đây là một số cách sử dụng tinh dầu tràm trà để chữa đau răng khôn:

– Sử dụng tinh dầu tràm trà trực tiếp: nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà trực tiếp lên khu vực bị đau răng. Tinh dầu có khả năng kháng khuẩn và giảm viêm, giúp làm dịu cơn đau răng hiệu quả

– Súc miệng với tinh dầu tràm trà: pha một ít tinh dầu tràm trà vào nước ấm và dùng dung dịch này để súc miệng. Phương pháp này giúp giảm đau răng và làm sạch khu vực răng miệng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm

– Đắp băng gạc với tinh dầu tràm trà: nhỏ vài giọt tinh dầu tràm trà lên miếng băng gạc và đặt lên vùng đau trong khoảng 15 – 20 phút. Sự kết hợp giữa tinh dầu tràm trà và băng gạc giúp làm giảm đau và tiêu diệt vi khuẩn trong miệng

Tinh dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà

2.9. Túi trà lọc

Hợp chất tanin có trong túi trà có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Do đó trà túi lọc có thể hỗ trợ làm giảm sưng và ngăn ngừa nhiễm trùng răng miệng do vi khuẩn.

Để áp dụng túi trà như một phương pháp chữa trị đau răng khôn tại nhà, bạn có thể pha một tách trà và sau đó đặt túi trà vào tủ lạnh cho nguội. Khi túi trà đã lạnh, bạn có thể lấy ra và đặt lên vùng đau trong miệng để giảm đau.

2.10. Dùng lá ổi

Lá ổi chứa thành phần astringents, giúp kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả. Có hai phương pháp phổ biến để sử dụng lá ổi trong việc giảm đau răng:

Cách 1: lấy khoảng 3 – 5 lá ổi non, rửa sạch và để ráo. Sau đó, nhai trực tiếp lá trong miệng.

Cách 2: giã nhuyễn 3 – 5 lá ổi non cùng với một chút muối ăn. Thêm một ít nước ấm vào hỗn hợp, lọc lấy nước, rồi dùng tăm bông thấm nước này và bôi lên vùng răng đau. Để có hiệu quả tốt nhất, nên thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần mỗi ngày.

3. Các loại thuốc giảm đau răng khôn

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin về các loại thuốc này :

Paracetamol:

– Tác dụng: giảm đau và hạ sốt, bao gồm các cơn đau do mọc răng khôn, viêm lợi và sâu răng

– Cách dùng: uống 1 đến 2 viên mỗi lần, với khoảng cách giữa các lần uống là từ 4 đến 6 giờ. Mặc dù Paracetamol được xem là an toàn, nhưng bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Dorogyne:

– Tác dụng: điều trị các tình trạng nhiễm trùng răng miệng như viêm nha chu, viêm lợi và giảm đau khi mọc răng khôn

– Cách dùng: có thể uống từ 1 đến 2 viên mỗi lần đau răng, với tổng liều lượng từ 2 đến 6 viên mỗi ngày. Để liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn, nên hỏi ý kiến bác sĩ

Alaxan:

– Tác dụng: hiệu quả giảm đau tốt nhờ sự kết hợp của Paracetamol và Ibuprofen, giúp giảm đau do mọc răng khôn và những cơn đau lan ra vùng đầu và thái dương

– Cách dùng: uống 1 viên mỗi lần đau, có thể dùng từ 3 đến 4 lần mỗi ngày tùy theo mức độ đau. Để đảm bảo liều lượng chính xác và an toàn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ

Ibuprofen (4):

– Tác dụng: giảm đau trong nhiều trường hợp như đau đầu, đau răng, đau bụng kinh và viêm gân

– Cách dùng: uống 1 viên khi bị đau, với khoảng cách giữa các lần uống ít nhất là 6 giờ

Ngoài ra còn có một số loại thuốc giảm đau khi mọc răng khôn của Nhật được đánh giá cao như: Eve A, Loxonin S, Shoyo Kobayashi, Medicare,…

Thuốc Dorogyne giảm đau và hạ sốt

Thuốc Dorogyne giảm đau và hạ sốt

4. Biện pháp giảm sưng đau khi mọc răng khôn tại nha khoa

Tại nha khoa, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng bệnh lý, vị trí và hướng mọc của răng khôn để quyết định phương pháp điều trị phù hợp:

– Cắt lợi trùm: với trường hợp răng khôn mọc thẳng và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các răng khác, bác sĩ có thể thực hiện cắt lợi trùm để giảm triệu chứng đau và khó chịu

– Nhổ răng khôn: nếu răng khôn mọc lệch, gây ảnh hưởng đến răng kế cận thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn để giải quyết cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng như viêm chân răng và sâu răng

5. Mọc răng khôn đau mấy ngày thì hết?

Cơn đau răng khôn thường kéo dài khoảng 3 – 4 ngày rồi tự khỏi. Mức độ đau nhức sẽ xảy ra theo từng giai đoạn trong khoảng 6 – 8 tuần. Trong suốt thời gian này bạn cần vệ sinh răng khôn sạch sẽ, súc miệng nước muối định kỳ.

Nếu răng khôn mọc lệch hoặc bị sâu, có thể gây đau dai dẳng và cần phải nhổ bỏ. Tuy nhiên, không phải lúc nào răng khôn mọc lệch cũng gây đau nhức. Bạn nên đến nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng khôn của mình và nhận lời khuyên cũng như chỉ định phù hợp.

6. Khi nào cần thăm bác sĩ khi mọc răng khôn?

Nếu mọc răng khôn mà bạn gặp tình trạng sưng đau nhẹ hay nặng, dấu hiệu bất thường. Hãy đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn về chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng, cũng như đánh giá xem liệu có cần thiết phải nhổ răng hay không. Dưới đây là những dấu hiệu cần chú ý:

– Uống giảm đau không có tác dụng, các cơn đau xuất hiện dày đặc, ngắn hơn thời gian cho phép tái sử dụng thuốc giảm đau (4 – 6 giờ)

– Vùng lợi sưng đỏ, mưng mủ, viêm loét, chảy máu chân răng

– Răng có lỗ, xuất hiện đốm đen, đau ê buốt. Đây là dấu hiệu sâu răng khôn

– Cơn đau dữ dội, đau buốt lên đầu và nửa mặt

– Sốt cao, mệt mỏi dài ngày, không thể ăn uống

– Răng khôn kẹt trong nướu gây xô hàm hoặc tổn thương răng bên cạnh

7. Một số lưu ý khi giảm đau răng khôn

Để tăng hiệu quả các biện pháp giảm đau răng khôn, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

7.1. Chăm sóc răng miệng

Theo lời khuyên từ bác sĩ nha khoa, bạn nên thực hiện các bước sau để bảo vệ sức khỏe răng miệng:

– Sau mỗi bữa ăn, hãy dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Quấn một đoạn chỉ quanh ngón tay, sau đó nhẹ nhàng kéo lên kéo xuống để loại bỏ mảng bám thức ăn

– Đánh răng hàng ngày với kem chứa flour để bảo vệ răng, nhưng nên chờ từ 30 – 60 phút sau khi ăn trước khi đánh răng để không gây hại cho men răng

– Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám và vi khuẩn còn sót lại

7.2. Chế độ ăn uống khoa học

Để giảm bớt áp lực lên vùng răng khôn đang mọc, bạn nên lựa chọn những thực phẩm mềm, dễ nuốt. Những món như cháo loãng, súp, hoặc thịt cá, tôm xay nhuyễn sẽ giúp bạn ăn uống dễ dàng hơn trong thời gian này.

Ngoài ra, việc cung cấp đủ dinh dưỡng là rất quan trọng để duy trì sức khỏe cơ thể. Bạn có thể:

– Ăn nhiều rau xanh và trái cây mát để cung cấp chất xơ và loại bỏ mảng bám thức ăn

– Uống nước ép trái cây để cung cấp vitamin cần thiết, tăng cường sức đề kháng và giảm triệu chứng sốt (nếu có)

– Bổ sung vitamin D bằng cách uống sữa tươi hoặc sử dụng các sản phẩm từ sữa, nhưng nhớ súc miệng bằng nước ấm sau đó để tránh cặn sữa trong miệng

– Tránh nhai mạnh ở khu vực mọc răng khôn

Trong thời gian mọc răng khôn, nên tránh những thực phẩm có thể gây nóng trong, bao gồm:

– Hạn chế sử dụng bia rượu và chất kích thích khác

– Tránh ăn các món chứa rau muống, gạo nếp và thịt gà

– Không ăn thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ

– Tránh các món ăn cứng, dai, dẻo mà cần phải nhai mạnh

Bổ sung các sản phẩm từ sữa

Bổ sung các sản phẩm từ sữa

7.3. Nhận tư vấn của bác sĩ

Trước khi sử dụng thuốc giảm đau, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về thời điểm và liều lượng sử dụng. Điều này giúp giảm tối đa các tác dụng phụ có thể xảy đến.

Trên đây là những cách giảm sưng đau khi mọc răng khôn an toàn, hiệu quả bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Nha Khoa Paris qua số hotline 1900 6900 để được bác sĩ giải đáp chính xác nhất.

Từ khóa » Cách Chữa Mọc Răng Khôn Bị đau