Đau Răng Khôn - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị | Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Mọc răng khôn là một quá trình đau đớn và khó chịu mà nhiều người phải trải qua. Tuy nhiên, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau khi mọc răng khôn tại nhà để làm dịu cơn đau và ngăn ngừa các biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điều đó
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn, hay còn được gọi là răng số 8 là những chiếc răng cuối cùng trong cung hàm trên và dưới. Thường thì răng khôn bắt đầu mọc từ 18 đến 25 tuổi, sau khi các răng khác đã hoàn thiện.
Răng khôn không đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn nhai, vì chúng ta đã có đủ 28 chiếc răng khác để thực hiện công việc này. Do đó, nếu răng khôn mọc không đúng vị trí, mọc không đều, bị mắc kẹt,… gây ra những vấn đề cho các răng khác hoặc có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, viêm sưng,… thì cần xem xét việc loại bỏ chúng.
Xem thêm: Bạn biết gì về tình trạng đau răng cấm?
2. Triệu chứng mọc răng khôn dễ nhận biết nhất
Mọc răng khôn có thể gây ra những cơn đau khó tả. Nếu bạn chưa từng nhổ răng khôn và đang phải trải qua cơn đau răng, bạn có thể sẽ nghi ngờ liệu mình có đang bị đau răng khôn? Nếu thật sự như vậy, làm thế nào bạn nhận ra tình trạng này?
2.1 Đau nhức
Đây là triệu chứng phổ biến nhất khi răng khôn mọc. Đau nhức thường xuất hiện ở vùng má, hàm, răng và có thể lan ra cả đầu và cổ. Cảm giác đau nhức có thể âm ỉ hoặc dữ dội, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Đau này có thể khiến việc ăn uống và hoạt động hàng ngày trở nên khó khăn và không thoải mái.
Xem thêm: 8 nguyên nhân gây đau nhức răng và cách điều trị hiệu quả
2.2 Sưng
Vùng nướu xung quanh răng khôn có thể bị sưng nhẹ hoặc sưng to, đỏ và có thể có cảm giác nóng. Sự sưng này là kết quả của phản ứng viêm nhiễm trong quá trình mọc răng khôn.
2.3 Khó chịu khi ăn nhai
Răng khôn có thể gây rào cản và gây khó khăn trong quá trình ăn nhai. Việc cắn hoặc nhai thức ăn có thể gây ra sự khó chịu và đau đớn tại vị trí răng khôn.
2.4 Tăng tiết nước bọt
Một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi răng khôn mọc là tăng tiết nước bọt. Điều này xảy ra để làm sạch vùng xung quanh răng khôn và giảm cảm giác đau nhức.
2.5 Mệt mỏi
Mệt mỏi cũng là một triệu chứng thường gặp khi răng khôn mọc. Nguyên nhân là do cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng để đối phó với tình trạng viêm nhiễm xảy ra trong quá trình mọc răng khôn.
Tuy vậy, một số người cũng có thể không bộc bất kỳ triệu chứng nào đi kèm với đau răng khôn.
2. Vì sao bạn bị đau răng cùng?
Đau răng khôn hay đau răng cùng có thể đột ngột xuất hiện hoặc phát triển từ từ theo thời gian. Tình trạng này có khả năng phát sinh bởi một số lý do.
Trước tiên, bạn cần biết rằng răng khôn có xu hướng mọc lên trong độ tuổi 17 – 21 ở mỗi người. Hành động “phá vỡ” bề mặt nướu để trồi lên của răng khôn sẽ gây đau nhức cực khó chịu trong khoang miệng.
Ngoài ra, do răng đã mọc và phát triển đầy đủ, nên răng khôn (răng cùng) sẽ không có “chỗ đứng” trong khoang miệng. Điều này đồng nghĩa với việc răng khôn sẽ mọc lệch sang một bên, chèn ép chiếc răng bên cạnh hoặc mắc kẹt ở nướu. Cả 2 tình huống trên đều có thể gây đau răng khôn.
Mặt khác, răng khôn mắc kẹt ngay nướu sẽ làm cơ quan này dễ chịu thương tổn hơn. Lúc này, thực phẩm còn sót lại trong khoang miệng hoặc vi sinh vật gây bệnh quanh răng khôn sẽ dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng như:
- Bệnh nướu răng
- Nhiễm trùng cấp
- Áp xe
- U nang
Nếu nghĩ bạn có vấn đề đau răng khôn hãy đến gặp nha sĩ để được khám và chụp X-quang nhằm mang lại chẩn đoán chính xác.
3. Những cách giảm đau khi mọc răng cùng tại nhà mà bạn nên biết
Dù phát sinh bởi nguyên nhân gì, cơn đau răng khôn của bạn vẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung.
Phương pháp tốt nhất trong trường hợp này là đến bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, trước đó, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà nhằm xoa dịu cơn đau, chẳng hạn như:
4.1 Sử dụng gel gây tê răng
Các nhà nghiên cứu đã điều chế ra một loại gel nha khoa có tác dụng gây tê, từ đó làm giảm bớt cảm giác đau buốt răng hoặc nướu. Thành phần chính trong sản phẩm này là hoạt chất benzocaine.
Hầu hết các sản phẩm gel gây tê răng đều có thể được bôi trực tiếp vào vùng nướu bị ảnh hưởng. Bạn nên theo hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Ngoài ra, không nên dùng gel gây tê răng cho những người dị ứng với benzocaine.
4.2 Uống thuốc giảm đau
Nếu cơn đau răng khôn khiến bạn vô cùng khó chịu, thì cách giảm đau răng được mọi người hay làm đó là uống thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như paracetamol hay ibuprofen. Các loại thuốc giảm đau này cũng có khả năng thuyên giảm tình trạng viêm nướu liên quan đến sự phát triển của răng khôn.
Nên lưu ý tác dụng của paracetamol nói riêng và những loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) khác nói chung chỉ mang tính tạm thời. Bạn vẫn cần đến gặp nha sĩ để điều trị vấn đề đau răng khôn.
4.3 Chườm nước đá
Nhiệt độ thấp từ nước đá có công dụng gây tê. Do đó, khi bạn áp túi chườm nước đá lên khu vực đau răng, cơn đau có thể tạm thời được đẩy lùi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khăn sạch bọc nhiều lớp quanh đá viên và giữ nó trong hàm, ngay vị trí răng khôn mọc, trong vòng 15 để xoa dịu cơn đau.
4.4 Súc miệng với nước muối
Nước muối có đặc tính khử trùng tự nhiên. Một nghiên cứu vào năm 2010 cho thấy súc miệng bằng nước muối có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn “cư ngụ” trong khoang miệng.
Đôi khi sự tích tụ của vi khuẩn trong phần nướu bị nứt xung quanh răng khôn có thể là nguyên nhân gây đau. Vì vậy, thường xuyên súc miệng bằng nước muối có thể giúp bạn khử trùng khu vực này, từ đó dễ dàng giải quyết vấn đề nhiễm trùng và giảm bớt sự khó chịu.
Số lần bạn súc miệng mỗi ngày không có tiêu chuẩn chung. Bạn có thể súc miệng 2 – 3 lần một ngày hoặc nhiều hơn, miễn sao bạn cảm thấy cơn đau có xu hướng giảm bớt.
Ngoài ra, bạn có thể tự chuẩn bị dung dịch nước muối để súc miệng bằng cách hòa tan một muỗng cà phê muối vào cốc nước đun sôi để nguội.
Tuy nhiên, để đảm bảo độ tinh khiết, các chuyên gia vẫn khuyến nghị bạn nên chọn mua dung dịch nước muối sinh lý. Sản phẩm này rất phổ biến và đã có mặt trên kệ hàng của các nhà thuốc trên toàn quốc.
4.5 Dùng đinh hương
Các nghiên cứu về hiệu quả của đinh hương trong việc giảm đau răng khôn rất khả quan. Một nghiên cứu vào năm 2006 cho thấy có nhiều hứa hẹn cho giả thiết đinh hương hoạt động như một loại thuốc giảm đau tại chỗ, nhờ vào tác dụng gây tê tạm thời của loại thảo dược này.
Để thử áp dụng liệu pháp trên, bạn có thể dùng tinh dầu đinh hương hoặc dùng nguyên miếng thảo dược này. Nếu sử dụng nguyên miếng đinh hương, bạn nên:
- Đặt đinh hương lên vị trí răng khôn gây đau
- Khép hàm để cố định miếng thảo dược, dùng lực vừa đủ để không nghiền nát nó
- Giữ yên tư thế này cho đến khi cơn đau thuyên giảm rồi nhổ đi
Tinh dầu đinh hương, các bước thực hiện cũng tương tự như trên. Điểm khác nhau là bạn sẽ sử dụng bông gòn tiệt trùng thấm qua tinh dầu đinh hương thay cho miếng thảo dược này.
4.6 Nhai hành tây
Một nghiên cứu vào năm 2007 cho thấy hành tây có đặc tính kháng viêm và sát khuẩn tốt. Điều này đồng nghĩa với việc hành tây sẽ đem lại lợi ích đáng kể cho việc giảm sưng cũng như chống nhiễm trùng.
Để sử dụng hành tây như một loại thuốc giảm đau tự nhiên, bạn sẽ cần:
- Cắt một lát hành tây
- Nhai lát hành tây ở bên đau răng trong vài phút cho đến khi cơn đau thuyên giảm
- Nhổ miếng hành ra
Việc nghiền nát lát hành sẽ giải phóng các hoạt chất chống viêm và kháng khuẩn từ hành tây, đưa chúng trực tiếp đi vào nướu.
Xem thêm: Đau răng nên ăn gì? 10 món ăn tốt cho người đau răng
4.7 Sử dụng trà và túi trà
Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu vào năm 2016, chất tannin chứa nhiều trong trà có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm mạnh. Do đó,trà có thể giúp bạn giảm bớt cơn đau răng khôn khó chịu.
Trước tiên bạn pha ấm trà túi lọc. Sau đó lấy túi trà còn ấm áp vào bên miệng có triệu chứng đau răng. Tiếp đó, bạn có thể thưởng thức ấm trà nhưng lưu ý không thêm kem, sữa hoặc đường vào trà khi uống nhé.
5. Khi nào bạn cần nhổ răng khôn?
Trong một số tình huống, khi những cách chữa trị trên không thể đẩy lùi cơn đau răng khôn, bạn sẽ cần đến gặp nha sĩ để điều trị ngay lập tức.
Đối với trường hợp này, nha sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện nhổ răng khôn. Thủ thuật này thường tiến hành rất nhanh chóng, chỉ tốn vài phút. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, thời gian tiểu phẫu có thể kéo dài 20 phút hoặc hơn.
Một điều khác bạn cần nhớ sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể bị đau nhức vài ngày, có khi đến 1-2 tuần sau.
6. Hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn, bạn cần chú ý chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng để vết thương mau lành và tránh các biến chứng. Dưới đây là một số hướng dẫn cách chăm sóc sau khi nhổ răng khôn:
- Nghỉ ngơi nhiều: Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên nghỉ ngơi nhiều tại nhà để cơ thể có thời gian hồi phục. Tránh vận động mạnh, tập thể dục, hoặc làm việc quá sức.
- Sử dụng thuốc theo chỉ định từ bác sĩ: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh để giúp quý khách giảm đau, chống viêm, ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.
- Chườm đá lạnh: Chườm đá lạnh lên má ở vị trí nhổ răng trong khoảng 20 phút, 3-4 lần/ngày để giúp giảm sưng, đau.
- Vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng: Sau khi nhổ răng khôn, Bạn nên vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng có fluoride. Không súc miệng quá mạnh hoặc khạc nhổ mạnh, vì có thể làm bong cục máu đông ở vết thương.
- Tránh ăn thức ăn cứng, dai, cay nóng: Trong 2-3 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn, bạn nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, tránh ăn thức ăn cứng, dai, cay nóng, dễ làm bong cục máu đông.
Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về các cách giảm đau răng khôn một cách hiệu quả. Việc trải qua cơn đau từ răng khôn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và việc áp dụng những biện pháp đúng có thể giúp giảm bớt cảm giác đau đớn này
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » Cách Chữa Mọc Răng Khôn Bị đau
-
Mách Bạn Cách Giảm đau Khi Mọc Răng Khôn Tại Nhà Nhanh Mà Dễ
-
Đau Răng Khôn - Cần Làm Gì để Giảm đau Nhanh Nhất?
-
MÁCH BẠN 7 CÁCH LÀM ĐAU KHI MỌC RĂNG KHÔN HIỆU QUẢ
-
Bạn Nên Làm Gì Khi Bị đau Răng Khôn? - Hello Bacsi
-
Tổng Hợp 11 Cách Giảm đau Tại Nhà Hiệu Quả Khi Mọc Răng Khôn
-
Đau Răng Khôn Nên Làm Gì? Răng Khôn Có Nên Nhổ Không?
-
Đau Răng Khôn: Nguyên Nhân, Hậu Quả Và Cách Xử Trí
-
5 Cách Giảm đau Hiệu Quả Tại Nhà Khi Mọc Răng Khôn
-
Làm Thế Nào để Chữa đau Mọc Răng Khôn Nhanh Chóng? | TCI Hospital
-
Cách Giảm đau Khi Mọc Răng Khôn Nhanh Chóng Và Hiệu Quả
-
Mọc Răng Khôn đau Trong Bao Lâu Và Cách Giảm đau Hiệu Quả
-
6 Cách Chữa đau Răng Khi Mọc Răng Khôn An Toàn Và Hiệu Quả
-
Giảm đau Khi Mọc Răng Khôn Như Thế Nào?
-
9 Cách Giảm đau Khi Mọc Răng Khôn - TS Đàm Ngọc Trâm Chia Sẻ