9 Dấu Hiệu Cho Thấy Ai đó Là Kiểu Người Sống Hướng Nội

Những người hướng nội thường bị hiểu lầm là kẻ khó gần, chỉ thích sống khép kín. Vậy, bạn đã hiểu hết về đặc điểm tính cách liên quan tới tuýp người này hay chưa? Nếu chưa, hãy đọc bài viết sau để khám phá những bí mật thú vị nhé.

Mục lục

  •  1. Họ hay im lặng nhưng không có nghĩa họ là kẻ nhút nhát
  • 2. Họ không tức giận hay chán nản
  • 3. Họ không phải là những người luôn buồn phiền, ủ rũ
  • 4. Họ không thô lỗ
  • 5. Người hướng nội không phải kiểu người lập dị
  • 6. Không phải lúc nào người hướng nội cũng thích ở một mình
  • 7. Người hướng nội không phải là người thiếu tự tin
  • 8. Hướng nội nhưng không có nghĩa là vô tâm
  • 9. Hướng nội không phải là kiểu tính cách cần “cải tạo”

 1. Họ hay im lặng nhưng không có nghĩa họ là kẻ nhút nhát

Mọi người đôi khi sai lầm khi nghĩ rằng chỉ vì một người im lặng, điều đó cũng có nghĩa họ là kẻ nhút nhát. Điều quan trọng là nhận ra rằng có sự khác biệt lớn giữa hướng nội, nhút nhát và lo lắng xã hội .

Không phải lúc nào người hướng nội cũng e ngại nói chuyện với người khác, mặc dù một số người sống nội tâm chắc chắn có cảm giác nhút nhát hoặc lo lắng xã hội .

Người hướng nội có xu hướng dè dặt hơn. Họ muốn tìm hiểu ai đó thật kỹ lưỡng trước khi bắt đầu tiếp cận và trò chuyện.

Người hướng nội thích suy nghĩ trước khi nói. Vì vậy, lần tới khi bạn nhận thấy ai đó trầm lặng và dè dặt, đừng cho rằng họ là người nhút nhát hoặc ngại nói chuyện với người khác.

2. Họ không tức giận hay chán nản

Khi một người hướng nội cảm thấy choáng ngợp bởi xung quanh có quá nhiều người, với hàng tá cuộc trò chuyện, họ thường cần một chút thời gian yên tĩnh để nạp năng lượng. Thật không may, ở những tình huống như vậy, người khác có thể hiểu sai “mong muốn được ở một mình” của người hướng nội như một cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như tức giận, chán nản, ủ rũ hoặc lo lắng.

Nếu bạn là một người hướng nội, bạn có thể nhớ lại việc được cha mẹ hoặc những người lớn khác yêu cầu “ra khỏi phòng và đừng hờn dỗi nữa”, khi bạn thực sự chỉ cố gắng để có một chút thời gian yên tĩnh. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho những người hướng ngoại, có thể họ sẽ không hiểu được tại sao một người lại cần sống khép mình như vậy.

3. Họ không phải là những người luôn buồn phiền, ủ rũ

Người hướng nội không phải là kiểu người thích tiệc tùng. Mặc dù họ có thể im lặng trong một cuộc tụ tập xã hội ồn ào và đông đúc, nhưng không có nghĩa là họ không vui vẻ.

Trong một không gian đông đúc, người hướng thích ngồi lạị, quan sát, lắng nghe và suy nghĩ về mọi thứ xung quanh. Trong khi những người hướng ngoại luôn tò mò, thích khám phá và muốn biểu đạt tất cả những gì họ muốn với những người bên cạnh.

4. Họ không thô lỗ

Người hướng nội có thể im lặng và dè dặt khi bạn gặp họ, bạn sẽ khó có thể đoán được họ đang nghĩ gì trong đầu. Nhưng chắc chắn họ không phải là kiểu người thô lỗ. Quan trọng bạn cần biết, những người hướng nội cần nhiều thời gian để thực sự hiểu về một ai đó trước khi họ sẵn sàng cởi mở.

5. Người hướng nội không phải kiểu người lập dị

Theo một số ước tính, số người có tính cách hướng nội và hướng ngoại là ngang bằng nhau. Nhiều người trong số chúng ta đều có những nét tính cách pha trộn một chút của người hướng nội và một chút của người hướng ngoại. Chỉ dựa trên những con số đó, hướng nội chắc chắn không phải là điều gì đó kỳ quặc hoặc lập dị. Người hướng nội có xu hướng chạy theo sở thích của bản thân hơn là quan tâm nhiều đến những gì phổ biến hoặc hợp thời.

6. Không phải lúc nào người hướng nội cũng thích ở một mình

Mặc dù sẽ có những khoảng thời gian người hướng nội cần được ở một mình để lấy lại năng lượng của bản thân sau khi họ đã tiêu hao sức lực vì giao tiếp xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là họ luôn muốn một mình 24/24h. Họ cũng thích tận hưởng thời gian bên người khác, với những cuộc vui, nhưng chỉ là những người họ thân thuộc, yêu quý.

7. Người hướng nội không phải là người thiếu tự tin

Một quan niệm sai lầm phổ biến khác về người hướng nội là họ trầm tính và dè dặt bởi vì họ thiếu tự tin. Điều này đặc biệt có vấn đề đối với những đứa trẻ hướng nội, đối tượng thường xuyên bị người lớn đẩy vào những tình huống bắt buộc phải giao tiếp xã hội. Đó là cách để “sửa chữa” những đứa trẻ mà người lớn cho là nhút nhát và quá nhạy cảm.

8. Hướng nội nhưng không có nghĩa là vô tâm

Sự hiểu lầm này xảy ra rất phổ biến, chính vì ưa lối sống một mình, ít giao tiếp, nên người hướng nội luôn bị coi là những kẻ vô tâm, ngoài lề. Trên thực tế, họ lại là những người rất quan tâm đến người khác, luôn biết lắng nghe và thấu hiểu. Nhưng chỉ đơn giản là họ bị kiệt sức khi nói nhiều và giao tiếp, nên họ luôn cần tự phục hồi bằng cách ở một mình.

Vậy bạn có thể làm gì để bắt đầu cuộc trò chuyện với một người hướng nội? Hãy thử khơi gợi một chủ đề thú vị nào đó mà người hướng nội quan tâm và bạn có thể thấy rằng họ là người nói nhiều nhất trong phòng.

9. Hướng nội không phải là kiểu tính cách cần “cải tạo”

Sự hướng nội thường được coi là điều cần phải vượt qua. Nhiều người hướng nội cho biết rằng giáo viên và những người lớn khác thường buộc họ vào những tình huống mà họ cảm thấy không thoải mái hoặc quá tải. Một số ví dụ bao gồm:

  • Khiến một học sinh trầm lặng đảm nhận vai trò lãnh đạo của một nhóm.
  • Ghép những đứa trẻ trầm tính với những đứa trẻ hướng ngoại nhất trong lớp để làm bài tập nhóm.

Những hành động như vậy thường đi kèm với lời biện minh: “Bạn quá im lặng và đưa bạn ra ngoài, giao tiếp nhiều hơn sẽ giúp bạn vượt qua nó!” Nhưng hướng nội không phải là thứ để “vượt qua”.

Cực kỳ nhút nhát là vấn đề cần được giải quyết, đặc biệt nếu chúng ảnh hưởng tới mọi vấn đề trong cuộc sống của bạn. Nhưng nó cần được xử lý một cách nhân ái và chuyên nghiệp. Ép một đứa trẻ nhút nhát hoặc lo lắng vào các tình huống xã hội mà chúng cảm thấy quá tải hoặc không thoải mái không phải là cách thích hợp nhất để giúp đỡ.

⇒ Xem tiếp: Nhận dạng 5 kiểu tính cách đặc trưng của người hướng ngoại (bạn có phải là một trong số đó?)

Từ khóa » Khép Mình Là Gì