9 Dấu Hiệu Nhận Biết Thận Suy Yếu Không được Chủ Quan
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
TRẦN MẠNH XUYÊN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Đau lưng, cơ thể mệt mỏi, tiểu tiện nhiều lần, nước tiểu có màu sắc lạ, ngứa da… là những dấu hiệu thận suy yếu thường gặp. Nếu không được điều trị sớm, để bệnh kéo dài, nó có thể sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân. Do đó, cần phải tìm biện pháp khắc phục càng sớm càng tốt.
Các dấu hiệu thận suy yếu thường gặp
Hiện nay, tình trạng thận yếu diễn ra vô cùng phổ biến. Bởi những thực phẩm chúng ta sử dụng, chất lượng nước uống, sử dụng các loại thuốc hoặc ăn bất cứ thứ gì đều tiềm ẩn nguy cơ gây độc hại cho cơ thể. Những chất độc này ngày càng tích tụ lại, làm cho gan và thận quá tải. Lâu dần chúng cũng sẽ bị suy yếu hoặc cũng bị nhiễm độc. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Vậy thì thận yếu có triệu chứng gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết sau:
1. Đi tiểu bất thường
Thông thường, mỗi ngày chúng ta sẽ tiểu tiện khoảng 1.000 – 2.000ml mỗi. Nếu đi tiểu ít hoặc nhiều hơn thì chứng tỏ thận của bạn đang có vấn đề. Ngoài ra, tình trạng đi tiểu nhiều lần vào ban đêm cũng là một trong những biểu hiện cho thấy bộ phận lọc của thân đang bị hư hỏng.
2. Đau lưng, cơ thể mệt mỏi
Chúng ta đều biết chức năng quan trọng nhất của thận là lọc các chất cặn bã và đào thải độc tố cho cơ thể. Vì thế, nếu bị suy thận sẽ khiến cho các chất thải không được đào thải kịp thời. Hệ quả là gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác, khiến người bệnh sẽ cảm thấy cơ thể mệt mỏi.
Ngoài ra, viêm thận hoặc thận bị đau bởi viêm nhiễm còn gây ra các cơn đau quặn cho bệnh nhân. Mà thận lại là cơ quan nằm gần xương cột sống cuối và vùng xương chậu. Do đó, khi thận bị đau cũng sẽ kéo theo vùng lưng bị đau.
3. Sưng phù chân, tay
Khi thận yếu dấu hiệu mà bệnh nhân cũng thường gặp phải đó chính là chân tay bị sưng phù. Bởi đây là cơ quan có chức năng trao đổi nước cho cơ thể. Nếu suy yếu, quá trình này sẽ bị cản trở và khiến cho nước tích tụ lại gây phù. Đặc biệt là ở chân và tay.
4. Nước tiểu có màu lạ
Tiểu tiện kèm theo máu hoặc có màu lạ là một trong những dấu hiệu thận suy yếu. Đối với người khỏe mạnh, nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt và trong. Nếu uống ít nước vào buổi tối, nước tiểu sẽ có màu đậm hơn so với những thời gian khác trong ngày.
Tuy nhiên, khi nước tiểu có màu hồng, sủi bọt hoặc có lẫn máu thì bạn cần đi khám. Vì chúng có thể là biểu hiện chứng tỏ thận của bạn đang có vấn đề.
Tham khảo thêm: Có phải nước tiểu vàng là do thận yếu không?
5. Nổi mẩn ngứa
Nếu vẫn đang thắc mắc chưa biết thận yếu có triệu chứng thì ngứa da chính là một biểu hiện bạn nên lưu tâm. Bởi khi thận yếu, khả năng giữ được sự cân bằng về khoáng chất và các chất dinh dưỡng trong máu không còn được tốt như trước. Điều này sẽ khiến cho dạ bị ngứa. Nếu cơ thể có các biểu hiện này mà việc dùng thuốc và kem trị ngứa không mang lại hiệu quả, bạn nên đi khám để được thăm khám và chữa trị. Đặc biệt là với những người phải dùng các loại thuốc như thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc huyết áp… trong thời gian dài.
6. Mắt sưng
Sưng bọng quanh vùng mắt cũng là dấu hiệu cho thấy thận của bạn đang bị suy yếu. Bởi vì thận tổn thương khiến cho nước tiểu có chứa protenin. Chúng sẽ khiến vùng mắt bị sưng và phù.
7. Mắc các vấn đề về đường tiêu hóa
Thận suy yếu làm cho chức năng của dạ dày bị suy giảm. Điều này sẽ kéo theo sự xuất hiện của các biểu hiện như chán ăn, thường xuyên có cảm giác buồn nôn và nôn. Vì thế, khi thấy cơ thể có các biểu hiện này bạn không nên chủ quan mà cần phải đi thăm khám sớm.
8. Thường xuyên bị chuột rút
Chức năng thận bị suy giảm có thể làm mất cân bằng điện giải cho cơ thể. Nó khiến cho bệnh nhân thường hay bị chuột rút. Do đó, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như trên thì bạn cũng nên đi khám thận.
9. Hơi thở có mùi
Tuy không phải là triệu chứng phổ biến, nhưng hơi thở có mùi cũng là biểu hiện cho thấy thận của bạn đang có vấn đề. Vì khi độc tố tích tụ trong cơ thể, nó có thể thay đổi mùi vị của các thức ăn và khiến cho khoang miệng có mùi kim loại.
Ngoài ra, tùy vào mức độ nghiêm trọng ở từng bệnh nhân mà các biểu hiện cũng có thể không giống nhau. Một số người có thể còn xuất hiện các triệu chứng như khó thở, nhiệt độ cơ thể cao, mỏi cơ… Do đó, cần phải đi khám để được chữa trị sớm nếu thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện khác thường.
Cần làm gì để phòng ngừa nguy cơ bị suy thận?
Thận suy yếu sẽ khiến cho chức năng đào thải độc tố trong cơ thể bị suy giảm. Ngày qua ngày, độc tố tích tụ ngày càng nhiều gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân chính là áp dụng các biện pháp phòng ngừa bệnh. Bạn có thể áp dụng các biện pháp ngăn ngừa như sau:
- Ăn uống lành mạnh. Nên bổ sung cho cơ thể nhiều rau xanh, trái cây tươi, các thực phẩm khác có lợi cho sức khỏe. Không hút thuốc lá, hạn chế sử dụng các chất kích thích, rượu bia…
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên. Điều này sẽ giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho cơ thể, ngăn chặn được nguy cơ mắc các chứng bệnh khác.
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Tránh căng thẳng mệt mỏi kéo dài.
- Thường xuyên đi khám để nắm rõ tình hình sức khỏe của chính mình. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị nếu mắc bệnh.
Trên đây là các dấu hiệu thận yếu cũng như là một vài biện pháp phòng ngừa suy thận mà chúng tôi tổng hợp được. Vì thận bị tổn thương có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho cơ thể. Do đó, bạn cần phải thay đổi lối sống và sinh hoạt theo hướng tích cực. Điều này sẽ giúp tránh được nguy cơ mắc bệnh cho chính bản thân mình.
Có thể bạn quan tâm
- Suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kết quả điều trị tốt hơn?
- Suy thận độ 1: Phát hiện sớm và điều trị ngay để tránh trở nặng
ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Từ khóa » Các Dấu Hiệu Bệnh Thận Yếu
-
Các Dấu Hiệu Của Bệnh Thận Yếu Thường Gặp
-
Dấu Hiệu Cảnh Báo Chức Năng Thận Suy Giảm | Vinmec
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Tình Trạng Thận Yếu Và Cách điều Trị
-
9 Dấu Hiệu Thận Yếu Và Cách điều Trị Mang Lại Hiệu Quả Tuyệt đối
-
Thận Yếu: Dấu Hiệu Nhận Biết, Chẩn đoán Và Phương Pháp điều Trị
-
Thận Yếu Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
6 Triệu Chứng Suy Thận ở Nữ Giới Chị Em Chớ Nên Coi Thường
-
Thận Suy Yếu Và Những Dấu Hiệu Cảnh Báo Của Bệnh
-
Bệnh Suy Thận: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và Cách điều Trị
-
Dấu Hiệu Bệnh Thận Và Suy Thận?
-
Thận Yếu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Thận Yếu Ở Phụ Nữ Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
-
Thận Yếu Là Bị Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Điển Hình
-
Dấu Hiệu Bệnh Thận Yếu ở Phụ Nữ Và Cách điều Trị