Các Dấu Hiệu Của Bệnh Thận Yếu Thường Gặp

Để nhận biết các dấu hiệu bệnh thận yếu không phải dễ dàng vì bệnh không quá rõ ràng, cho đến khi đã phát triển đến giai đoạn nguy hiểm, đe dọa sức khỏe thậm chí tính mạng người bệnh.

Trung tâm Thận quốc gia Mỹ cho rằng: Nếu thận không thể loại bỏ các chất thải trong máu, sự tích tụ độc tố có thể gây phát ban, ngứa và nhiều hệ quả trầm trong. Vì đây là một trong những cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thế, nên bạn phải lưu tâm và đến bệnh viện kiểm tra nếu có những biểu hiện dưới đây:

I. Các dấu hiệu bệnh thận yếu thường gặp

Tại Việt Nam, cứ mỗi năm lại có khoảng 5 triệu ca mắc bệnh suy thận, trong đó có đến 26.000 ca đã bước vào giai đoạn cuối, và chỉ 18% số ca được điều trị bằng cách ghép thận, chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng.

những dấu hiệu thận yếuNhận biết những dấu hiệu thận yếu khó phát hiện.

Thận là cơ quan một trong những cơ quan vô cùng quan trọng để loại bỏ chất thải, nước dư thừa từ máu. Nếu gặp tình trạng thận yếu sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh bởi chất độc hại dư thừa trong cơ thể.

Bệnh thận thường âm thầm diễn biến, khó phát hiện. Do đó, để thăm khám kịp thời, bạn cần nhận biết các dấu hiệu bệnh thận yếu sau đây:

#1. Tiểu nhiều về đêm

Biểu hiện của bệnh thận yếu đầu tiên là tần suất đi tiểu đêm nhiều, bệnh thận yếu gây tiểu đêm thường xảy ra ở nam giới. Bạn thường xuyên cảm thấy buồn đi tiểu về đêm, lúc đi tiểu thấy đau rát, cảm giác buồn tiểu không dứt và hay mót tiểu, bàng quang lúc nào cũng trong trạng thái đầy nước.

Lượng nước tiểu nhiều, gấp 2 lần hoặc quá 1/4 lượng nước tiểu của cả ngày, cụ thể là trên 2 lần/đêm, có những trường hợp người bệnh đi tiểu khoảng 5 – 7 lần/đêm.

#2. Nước tiểu có nhiều dấu hiệu bất thường

Thông thường, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc vàng sậm (do uống ít nước). Tuy nhiên, một số dấu hiệu về nước tiểu sau cảnh báo bạn về chức năng thận đang suy giảm, có thể mắc một số bệnh về thận:

  • Nước tiểu nhiều bọt: Nước tiểu có nhiều bọt, lâu tan và có mùi hăng hắc… điều đó cho thấy lượng protein dư thừa trong máu, gây rối loạn chức năng thải độc tố của thận.

  • Nước tiểu có màu khác thường: Các tế bào hồng cầu có thể bị rò rỉ ra bên ngoài theo đường tiểu nếu có dấu hiệu thận yếu, đây cũng là dấu hiệu nhận thấy thận chứa khối u hoặc sỏi.

⇒ Ngoài ra, một số người còn có dấu hiệu nước tiểu tối màu hoặc nhạt hơn bình thường. Khi tiểu còn có tình trạng căng tức, buốt đau và tiểu hết sức khó khăn.

#3. Hay bị khó thở

Người có dấu hiệu thận hư yếu thường có cảm giác thở hụt hơi, thở nông. Nguyên nhân gây khó thở ở người thận hư thường do:

  • Thiếu máu do không đủ tế bào hồng cầu vận chuyển oxy trong cơ thể.

  • Chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ trong phổi

khó thở do thận yếu.Triệu chứng thận yếu có thể gây tình trạng khó thở.

#4. Cảm giác rùng mình, tứ chi lạnh

Triệu chứng bệnh thận yếu thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi ngang người, dù không phải mùa đông nhưng lúc nào cũng cảm thấy chân, tay lạnh buốt, có khi lan tới đầu gối và khuỷu tay, gây ra cảm giác rùng mình.

Kèm theo chứng rùng mình, lạnh tứ chi là tình trạng đau lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, chán chường, nhạt miệng, ăn uống kém…

#5. Người thường xuyên mệt mỏi

Thận khỏe mạnh giúp cơ thể sản sinh ra một hormone gọi là Ertthropoietin, hormone này giúp cơ thể chúng ta tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy cung cấp cho não bộ và các cơ quan trong cơ thể.

Khi bạn bị các dấu hiệu thận yếu, chúng sẽ tạo ra ít Ertthropoietin hơn, cơ thể từ đó có ít các hồng cầu vận chuyển oxy hơn, cơ thể và đầu óc của bạn nhanh chóng mệt mỏi, tinh thần uể oải.

#6. Hơi thở có mùi khí amoniac

Thận vốn dĩ có chức năng loại bỏ các chất độc hại trong máu qua đường nước tiểu. Khi người bệnh bị suy thận, cơ quan này sẽ bị hư hỏng và không còn khả năng lọc các chất thải và hóa chất độc ra khỏi máu.

Lượng độc tố này nếu tích tụ lâu ngày trong cơ thể, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các cơ quan của cơ thể. Hơi thở cũng bị ảnh hưởng, có mùi khí amoniac (mùi nước tiểu bốc hơi) có thể sẽ xuất hiện khi gặp chứng thận yếu, từ đó làm ảnh hưởng đến hệ hô hấp.

#7. Chức năng sinh lý suy giảm

Như đã nói, nam giới là đối tượng dễ gặp các triệu chứng bệnh thận yếu. Trong Đông y, vai trò chủ yếu của thận là duy trì hoạt động các chức năng sinh lý, khi thận âm và thận dương bị mất cân bằng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến các chức năng sinh lý trong cơ thể.

Nam giới gặp các chứng bệnh thận yếu có thể gặp phải các vấn đề về yếu sinh lý, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, thậm chí là liệt dương, vô sinh. Thận yếu còn gây khó khăn trong điều trị rối loạn cương dương, khiến đời sống vợ chồng không hoàn mỹ.

#8. Hay bị đau lưng

Tình trạng đau lưng xảy ra chủ yếu là cơ thể gặp dấu hiệu thận yếu, cũng rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhiều người cho rằng do hoạt động hàng ngày gây ra như khuân vác vật nặng quá sức, đứng ngồi sai tư thế hoặc quá lâu…

Đau lưng phát triển tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh thận yếu:

  • Nếu bệnh nhẹ, đau lưng xảy ra khi người bệnh vận động, khó khom lưng hoặc đứng thẳng.

  • Trường hợp bệnh nặng thì các cơn đau nặng nề hơn, kèm theo hiện tượng đau cả bàn chân và gót chân.

Đau lưng do thận hư gây ảnh hưởng lớn tới vận động và sinh hoạt của người bệnh, cần được thăm khám và điều trị kịp thời.

#9. Hay bị hoa mắt chóng mặt

Thận là cơ quan đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, nó còn có mối quan hệ rất mật thiết với các cơ quan khác trong tạng phủ. Chính vì vậy, khi cơ thể có các dấu hiệu thận yếu thì các cơ quan khác cũng tổn thương như viêm gan, cao huyết áp, bệnh mạch vành, hen suyễn…

hoa mắt, chóng mặt do thận yếu.Thận yếu thường gây chứng hoa mắt, chóng mặt.

Các bệnh do chứng thận yếu này là nguyên nhân gây ra các chứng hoa mắt, chóng mặt, khó ngủ, mất ngủ, ngủ hay mê sảng, tinh thần mệt mỏi…

>> Tìm hiểu thêm: Bệnh thận yếu có ảnh hưởng đến sinh lý không?

II. Làm gì khi có dấu hiệu mắc bệnh thận yếu

Để ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng bệnh, nam giới chủ động thực hiện chế độ ăn uống phù hợp và có phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn.

Cần ăn gì khi gặp chứng thận yếu?

Các bác sĩ khuyên bạn nên có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế sử dụng các thực phẩm kém chất lượng, thức ăn nhanh, thức ăn dùng dầu chiên nấu nhiều lần… Không nên ăn vượt quá hàm lượng cho phép (6 -10g muối hàng ngày), bởi muối là một trong những nguyên nhân dẫn tới tăng huyết áp và hại thận.

Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý:

  • Không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích có hại.

  • Mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước để cung cấp đủ lượng nước cho thận đào thải độc tố.

  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp và lượng cholesterol trong máu.

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, lượng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

  • Tập thể dục, thể thao, đi bộ, đạp xe, bơi lội… và các bài tập phù hợp với cơ thể thường xuyên để cơ thể dẻo dai, tăng cường sức khỏe.

Ngoài ra, hãy thường xuyên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe định kỳ từ 3 – 6 tháng, giúp phát hiện những dấu hiệu bệnh thận yếu sớm và có cơ hội điều trị kịp thời, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sức khỏe, cải thiện chất lượng cuộc sống.

Tìm hiểu thêm: Thận yếu nên ăn gì? Kiêng gì?

Tin mới hơn:
  • 02/03/2014 13:30 - 8 Cây thuốc Nam chữa thoái hóa khớp gối thông dụng
  • 18/02/2014 08:58 - 85% dân số tỉnh có bảo hiểm y tế vào năm 2015
  • 17/02/2014 00:00 - Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế
  • 14/02/2014 00:00 - Sau tết, trẻ em nhập viện tăng cao
  • 02/03/2013 13:35 - Bệnh á sừng là gì? Những điều cần biết về bệnh á s…
Tin cũ hơn:
  • 02/03/2013 13:28 - Bệnh yếu sinh lý có chữa được không?
  • 02/03/2013 13:27 - Bệnh rối loạn cương dương: Những điều nam giới cần…
  • 02/03/2013 13:26 - 3 Cách chữa xuất tinh sớm bằng lá hẹ đơn giản hiệu…

Từ khóa » Các Dấu Hiệu Bệnh Thận Yếu