9 Dấu Hiệu Tiệm Làm Móng Bạn Chọn Không đạt Chất Lượng
Có thể bạn quan tâm
Mùa hè với nắng nóng và mưa rào là dịp không thể lý tưởng hơn để đi những loại dép khoe ngón chân. Và điều đó cũng có nghĩa là chúng ta nhất định phải lên kế hoạch chăm sóc móc tay/chân ngay thôi. Nhưng đồng thời, bạn cũng phải thận trọng quan sát thật kỹ lưỡng những thiết bị và vật dụng sơ sài tại các tiệm làm móng.
Sau đây là những thứ có thể gây hại cho móng tay của bạn, giảm tuổi thọ móng, hoặc thậm chí còn dẫn đến các nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ mà bạn cần phải thận trọng để ý, để bạn có thể bước ra khỏi cửa tiệm làm móng với 10 đầu ngón tay hoặc ngón chân hoàn hảo – mà không đi kèm theo bất kỳ rắc rối nào khác.
chúng ta nhất định phải lên kế hoạch chăm sóc móc tay/chân ngay thôi
Nếu bạn thấy bất kỳ điều gì trong số 9 điều sau tại tiệm làm móng nhưng quá ngần quại để lên tiếng, thợ làm móng nổi tiếng Deborah Lippmann đưa ra lời khuyên: “Hãy bỏ qua công đoạn làm móng và chỉ yêu cầu họ đổi màu sơn móng tay của bạn – sau đó, bước ra cửa và rời đi ngay lập tức.”
Khu vực làm móng bẩn thỉu
Ngay cả một tiệm salon trông có vẻ sạch sẽ cũng có thể ẩn chứa vị trí mất vệ sinh. Vậy nên, nếu một tiệm salon trông quả thật nhếch nhác? Đúng vậy, đó không phải là một tín hiệu tốt lành. Chúng ta đều đi những tiệm salon nhỏ, nơi mà bụi bẩn bám khắp mọi nơi – trên bàn, trong ngăn kéo. Đó chính là những thứ rơi ra từ móng tay của những người khách khác. Hãy liếc nhìn sang cả thùng rác nữa. Họ nên có một cái nắp đậy, thay vì một chồng rác đầy ụ mà ai cũng nhìn thấy. Vi khuẩn, mốc, nấm đều không được để phát tán, vậy nên cũng giống như trong văn phòng của một bác sĩ, thùng rác nên luôn luôn có nắp đậy. Và, cũng lại giống như trong văn phòng của một bác sĩ, khu vực làm móng nên được quét dọn sau mỗi đợt khách, và những miếng giấy lót trên bề mặt nên được thay liên tục.
Ngay cả một tiệm salon trông có vẻ sạch sẽ cũng có thể ẩn chứa vị trí mất vệ sinh
Dụng cụ bẩn
Bất kỳ ai từng đến tiệm làm móng đều biết rằng việc thay giũa móng mới cho khách rất hiếm khi xảy ra. Việc sử dụng cùng một thanh dũa móng cho nhiều hơn một khách hàng rất mất vệ sinh. Nếu người khách trước bạn bị nấm ở ngón tay, bạn có thể sẽ bị lây.
Cùng với thanh dũa móng, bất kỳ dụng cụ nào xốp/có lỗ – như dụng cụ bằng gỗ, đá bọt, hay miếng mút – đều có thể lưu cữu và sản sinh vi khuẩn, vậy nên chúng cũng nên luôn được thay mới. Những dụng cụ bằng kim loại, như kìm cắt móng tay, có thể được sử dụng lại, nhưng các chuyên gia nói rằng, chúng nên được tẩy trùng bằng một loại nước tẩy trùng trong vòng ít nhất 10 phút trước khi sử dụng cho một khách hàng mới – hoặc được khử trùng trong nồi hấp.
Thế nhưng hãy cẩn thận với ‘máy khử trùng bằng tia UV’, thứ này không thể khử sạch hoàn toàn vi khuẩn khỏi dụng cụ. Một thiết bị khử trùng thực thụ trông giống như một lò nướng bánh, hoặc một nồi hầm hoặc một dụng cụ hâm nóng.
Tuy nhiên đây là một cách khá dễ dàng để tránh phải căng thẳng lo lắng (và nguy cơ nhiễm trùng móng tay): Mang theo dụng cụ của riêng bạn. Sở hữu một bộ làm móng của riêng mình và mang theo trong túi là phương án tốt nhất có thể. Nếu mọi thứ đều là của bạn, chẳng có mối nguy hiểm nào cả.
Thế nhưng hãy cẩn thận với ‘máy khử trùng bằng tia UV’
Sử dụng sai loại dũa móng
Thanh dũa móng không chỉ cần phải được thay mới, mà còn phải là loại phù hợp. Cũng giống như giấy nhám, dũa móng có nhiều loại hạt khác nhau từ hạt cực mịn (ultra-fine – sự lựa chọn tốt nhất cho móng tay tự nhiên) cho đến hạt cực thô (chỉ được dùng cho móng giả).
Nhiều thợ làm móng thường có xu hướng sử dụng cùng một loại thanh dũa móng cho tất cả mọi thứ, và thường là một loại dũa móng có hạt quá thô cứng, có thể gây hư hỏng móng tay tự nhiên. Do vậy làm thế nào để nhận biết rằng thợ làm móng cho bạn đang dùng một loại dũa móng quá thô cứng? Hãy lắng nghe âm thanh phát ra khi người thợ dùng dũa trên móng của bạn. Một thanh dũa móng hạt mịn phát ra tiếng có âm độ cao hơn và thường nghe dễ chịu hơn. Một thanh dũa móng hạt thô thường phát ra tiếng trầm hơn và nghe không dễ chịu bằng.
Sử dụng sai loại dũa móng
Dũa móng không đúng cách
Bây giờ, bạn cần đảm bảo thợ làm móng sử dụng dũa đúng cách. Di chuyển thanh dũa qua lại liên tục gây ra những vết nứt nhỏ trong móng, điều này có thể dẫn đến lớp sơn nứt nẻ và những chiếc móng khô, tróc da. Thay vào đó, thợ làm móng của bạn nên giũa 1 chiều từ góc ngoài của móng vào trong cho đến giữa móng. Động tác dũa về phía phần giữa của móng ngăn ngừa nứt móng.
Dũa móng không đúng cách
Dũa trên bề mặt móng
Có bao giờ bạn gặp một thợ làm móng “mài phẳng” bề mặt móng tay của bạn nhằm chuẩn bị cho sơn móng bám màu tốt hơn không? Nếu có, lần tới hãy ngăn người thợ lại ngay, vì điều đó hóa ra hoàn toàn là nhảm nhí. Mài dũa bề mặt móng là một cách lười biếng để chuẩn bị sơn móng. Việc đó sẽ không giúp cho phần sơn bám màu được lâu hơn. Thật ra, chính là ngược lại – việc làm này hoàn toàn gây hại cho móng của bạn. Thay vào đó, rửa sạch, lau khô móng và một lớp sơn nền đều là những bước chuẩn bị sơn móng mà bạn cần.
Dũa trên bề mặt móng
Cắt viền da quanh móng
Thợ làm móng luôn muốn cắt đi phần viền da quanh móng của bạn, vì điều đó sẽ giúp họ hoàn thành công việc nhanh hơn và bạn sẽ phải quay lại thường xuyên hơn, do phần móng được làm của bạn sẽ sớm trở nên nhấp nhô, không đều. Nhưng viền da quanh móng có nhiệm vụ giữ cho vi khuẩn không xâm nhập được vào cơ thể chúng ta. Loại bỏ toàn bộ viền da quanh móng là việc không cần thiết – và ngay thậm chí việc cắt bớt chúng đi còn không được khuyến khích.
Thay vào đó, thợ làm móng nên dùng một loại gel làm mềm viền da quanh móng, và sau đó nhẹ nhàng đẩy gọn chúng vào. Trên thực tế, trường hợp duy nhất bạn có thể dùng kìm cắt là khi bạn móng tay của bạn bị xước măng rô (hangnail). Và, trong trường hợp ấy, phần da bị xước nên được nhẹ nhàng cắt bỏ, không bao giờ được kéo ra. Kéo phần da bị xước ra quá mạnh bằng kìm là một trong những lỗi lớn nhất mà các thợ làm móng mắc phải. Kìm cắt móng nên thật sắc – điều mà ít xảy ra đối với các tiệm salon nhỏ lẻ do họ không mài sắc chúng thường xuyên. Nhưng nếu kìm không sắc, đó là lúc họ phải dùng đến động tác kéo, và điều này có thể dễ dàng làm tróc rất nhiều da.
Cắt viền da quanh móng
Chuẩn bị cho móng trước lớp sơn nền không đạt yêu cầu
Mát-xa bàn tay là một trong những phần tuyệt nhất trong dịch vụ làm móng, đúng không? Vấn đề là, phần lotion còn dư lại có thể làm hỏng việc sơn móng tay nếu như chúng không được loại bỏ sạch hoàn toàn một trước khi thợ làm móng của bạn quét lớp nền lên. Móng cần phải được làm khô và sạch hoàn toàn trước khi bạn sơn. Nếu bạn sơn lên một chiếc móng còn ướt, hay có bụi trên đó, lớp sơn móng của bạn sẽ không tồn tại được lâu.
Hầu hết thợ làm móng làm sạch móng của chúng ta bằng cách quấn bông gòn quanh que dũa móng kim loại và nhúng nó vào dung dịch tẩy rửa, thế nhưng việc đó hóa ra là một cách làm sạch sai hoàn toàn. Acetone không loại bỏ lotion, vì chúng không loại bỏ được dầu. Thay vào đó, chúng để lại nhiều bã nhờn hơn và làm cho móng bị nứt hay bong tróc. Cách tốt hơn để làm sạch móng là lau chúng với một chiếc cọ được nhúng trong xà phòng sát trùng.
Cách tốt hơn để làm sạch móng là lau chúng với một chiếc cọ được nhúng trong xà phòng sát trùng
Tận dụng sơn móng tay cũ
Mặc dù nhiều thợ làm móng hàng đầu thường dùng acetone để pha loãng và làm mềm lớp sơn cũ và dày dưới đáy lọ. Đó chỉ là biện pháp tạm thời. Nhưng bất cứ thứ gì bạn cho vào lớp sơn đều tác động đến thành phần hóa học của nó. Việc này thực sự ảnh hưởng đến sự bền màu của lớp sơn và gây sủi bọt trên bề mặt móng. Mang theo sơn móng tay của bạn là một cách đảm bảo để tránh khỏi những lọ sơn hỏng; đồng thời vứt bỏ các chai lọ sơn móng gần hết, cũ kĩ cũng sẽ giúp ích.
Quá nôn nóng gỡ bỏ gel đắp móng sớm
Gel đắp móng có nhiều tai tiếng. Nhưng các chuyên gia nói rằng những người thợ thiếu kinh nghiệm – chứ không phải là do chính loại gel – mới là vấn đề thực sự. Cách đúng nhất để bóc lớp gel ra thì lại chẳng ai muốn thực hiện: Bạn cần phải cực kỳ, cực kỳ kiên nhẫn. Điều đó có nghĩa là không được làm tắt, không cạy, không dùng dụng cụ bằng kim loại, và không đau.
Thay vào đó, thợ làm móng nên đắp những miếng lót nhúng acetone lên các ngón tay của bạn, bọc chúng trong giấy bạc, và để bạn giữ nguyên trong 10 – 30 phút. Lớp gel nên trông gần như tan chảy khi nó đã sẵn sàng để được gỡ. Đến lúc này, bạn chỉ nên sử dụng một chiếc que dũa và nhẹ nhàng gẩy nhẹ lớp gel ra. Và nếu thợ làm móng của bạn muốn làm tắt? Hãy bỏ chạy ngay. Hoặc là móng của bạn sẽ có nguy cơ bị yếu đi, nhăn nhúm, hoặc thậm chí là nứt gãy.
Từ khóa » Dũa Móng Tay Có Hại Không
-
9 Sai Lầm Tai Hại Khi Cắt Móng Tay Mà Bạn Không Hay Biết - Hello Bacsi
-
Có Nên Dũa Móng Tay Cho Bé Sơ Sinh Hay Chỉ Nên Cắt Móng?
-
Những điều Nguy Hiểm Thợ Làm Móng Tay Không Bao Giờ Chia Sẻ Với ...
-
Thường Xuyên Cắt Móng Tay, Móng Chân: Hại Nhiều Hơn Lợi?
-
Không Dùng Dũa Móng Tay - Kenh14
-
7 Thói Quen Hàng Ngày Gây Hại Móng Tay
-
[PDF] Làm Móng Tay
-
Cắt Móng Tay Có Hại Cho Sức Khỏe?
-
Thói Quen Cắn Móng Tay Có Thể Gây Ra Những Bệnh Nghiêm Trọng Mà ...
-
Mặt Trái Của Những Chiếc Móng Xinh - Sức Khỏe - Zing
-
Bấm Móng Tay Sát Bị Bệnh Tim, Thực Hư Ra Sao? - Bách Hóa XANH
-
Dũa Móng Tay Thủy Tinh Là Gì, Liệu Có Tốt Hơn Dũa Móng Thường?
-
[PDF] NGUY HẠI CHO SỨC KHỎE TRONG NGÀNH MÓNG TAY
-
Thực Hư Sự Việc Bấm Móng Sát Bị Bệnh Tim? - Seoul Academy