9 Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
Có thể bạn quan tâm
Sau khi vượt qua vòng nộp CV, bạn sẽ nhận được lời mời phỏng vấn và cần chuẩn bị mọi thứ để có thể ghi điểm với nhà tuyển dụng. Các cuộc phỏng vấn nghe có vẻ đáng sợ nhưng nếu bạn trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết thì ắt hẳn công việc mơ ước sẽ sớm đến thôi. Dưới đây là 9 kỹ năng giúp bạn làm được điều đó:
1. Tìm hiểu kỹ về công ty mà mình ứng tuyển
Trang bị cho bản thân thông tin cơ bản về công ty đang ứng tuyển sẽ giúp bạn có được điểm cộng rất lớn. Nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được sự quan tâm và mong muốn có được việc làm một cách nghiêm túc từ bạn. Đồng thời, khi có thêm thông tin, bạn sẽ tự tin hơn trong buổi phỏng vấn. Ngoài trang web chính, bạn nên đọc thêm các bài báo viết về công ty để hiểu rõ hơn và dễ dàng thuyết phục người phỏng vấn.
2. Đúng giờ
Đúng giờ là nguyên tắc rất quan trọng đối với mọi việc trong cuộc sống và không ngoại lệ với các buổi phỏng vấn. Bạn nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn vài phút để tâm lý được thoải mái trước khi bắt đầu. Người tuyển dụng sẽ cảm thấy không được tôn trọng và mất thiện cảm nếu bạn đến muộn.
3. Trang phục phù hợp
Ngoại hình và cách ăn mặc sẽ là điểm tạo ấn tượng đầu tiên của bạn đối với nhà tuyển dụng. Bạn không nên ăn mặc một cách xuề xòa và dễ dãi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn phải quá chải chuốt, trang điểm thật đậm để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Bạn nên mặc những trang phục phù hợp với văn hóa công ty cũng như tính cách của bản thân để thoải mái và tự tin nhất có thể.
4. Ngôn ngữ cơ thể
Ngôn ngữ cơ thể là một yếu tố rất quan trọng trong kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc. Từng cử chỉ, hành động nhỏ của bạn trong buổi phỏng vấn đều được các nhà tuyển dụng quan sát cẩn thận. Ngồi rung đùi, ngón tay gõ nhịp trên bàn, tư thế lưng không thẳng, mắt thường xuyên nhìn vào đồng hồ… sẽ làm cho người phỏng vấn cảm thấy bạn không thật sự quan tâm tới công việc và dường như bạn chẳng muốn dành thời gian cho buổi trò chuyện này.
Cơ thể biểu hiện nhiều thông tin và cảm xúc hơn bạn nghĩ. Do đó, bạn hãy thể hiện thái độ thật nghiêm túc, ngồi thẳng người, ánh mắt tập trung… để ghi điểm với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá căng thẳng mà hãy biết cách sử dụng nụ cười của mình để không khí buổi phỏng vấn tự nhiên và thoải mái hơn.
5. Thái độ thẳng thắn, tự tin
Dù buổi phỏng vấn rất quan trọng nhưng bạn cũng đừng nên quá áp lực và gây sức ép lên bản thân. Bạn nên thoải mái, tự tin để nhà tuyển dụng có thể cảm nhận được nguồn năng lượng tích cực từ bạn.
Trong buổi phỏng vấn, bạn không nên nhìn lung tung mà hãy tập trung ánh mắt của mình về phía nhà tuyển dụng. Hãy tự tin với những gì mình có và trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng. Nếu cảm thấy lo lắng, mất bình tĩnh, bạn nên hít một hơi thật sâu để lấy lại sự tự tin.
6. Hãy thành thật
Khi được mời tới buổi phỏng vấn có nghĩa là phía công ty đã chấp nhận bộ CV và muốn biết nhiều thông tin hơn về bạn. Vì thế, bạn không cần phải quá lo sợ hay nói vòng vo về khoảng thời gian thất nghiệp, lý do nghỉ việc tại công ty cũ. Bạn cứ thành thật chia sẻ những kinh nghiệm mình đã có và bạn phù hợp với công ty mới như thế nào một cách chân thành nhất. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ hiểu và có thể đánh giá cao về bạn.
7. Biết cách trả lời câu hỏi
Trước khi tới buổi phỏng vấn, bạn nên tham khảo trước những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đặt ra cho mình. Việc chuẩn bị trước sẽ giúp bạn có được tâm thế thoải mái và trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách trôi chảy hơn.
Trong trường hợp bạn cảm thấy câu hỏi dành cho mình có mức độ khó cao, bạn nên tránh đưa ra các câu trả lời kiểu như “Tôi không biết” hay “Tôi không làm được”. Điều này sẽ khiến bạn bị đánh giá thấp vì sự thiếu chuyên nghiệp của mình.
Thay vào đó, bạn nên nói "Tôi chưa tìm hiểu sâu về vấn đề này. Tuy nhiên, tôi sẽ nói theo cách hiểu của mình như sau..." hay "Tôi sẽ dành thêm thời gian để nghiên cứu về vấn đề này và gửi câu trả lời cho các bạn sau buổi phỏng vấn hôm nay qua email" để chứng tỏ rằng bạn là người có ý chí cầu tiến và không bao giờ bỏ cuộc.
8. Biết cách đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Một điểm cộng rất lớn trong kỹ năng trả lời phỏng vấn xin việc mà không phải ai cũng biết, đó là đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng. Thay vì trả lời người phỏng vấn một cách bị động, bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình những câu hỏi để buổi phỏng vấn có thể trở thành cuộc trò chuyện thân mật từ hai phía. Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ rất hài lòng về mức độ quan tâm của bạn đối với công việc/công ty thông qua những câu hỏi đó.
9. Không nên nói xấu công ty cũ
Nếu bạn gặp câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” thì chớ nên chê bai hay nói xấu về nơi làm việc cũng như đồng nghiệp cũ của mình trước nhà tuyển dụng. Điều này sẽ làm cho nhà tuyển dụng lo sợ về việc công ty cũng như chính mình có thể tiếp tục bị nói xấu trong tương lai. Vì thế, để trả lời câu hỏi này, bạn chỉ nên nói đến những điểm không phù hợp ở nơi cũ và mong muốn thách thức bản thân với một trải nghiệm mới.
Với những gì đã chia sẻ ở trên, Edu2Review mong rằng bạn sẽ tự tin hơn khi bước vào các buổi phỏng vấn sắp tới. Chúc bạn may mắn và thành công!
Hồng Hạnh (Tổng hợp)
Nguồn ảnh: Canva
Từ khóa » Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi đi Xin Việc Làm
-
Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc
-
7 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh
-
Top 22 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Xin Việc (Mọi Ngành)
-
10 Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Bạn Cần Phải Biết - Glints
-
Mẹo Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Chuyên Nghiệp
-
Ứng Xử Tốt Trong Phỏng Vấn Xin Việc
-
Cách Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Chuyên Nghiệp Nhất - TopCV
-
11 MẸO ĐỂ TRÚNG TUYỂN PHỎNG VẤN XIN VIỆC ‹ GO Blog
-
Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Dành Cho ứng Viên Và Nhà Tuyển Dụng
-
KỸ NĂNG PHỎNG VẤN XIN VIỆC: SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ ...
-
KỸ NĂNG PHỎNG VẤN, XIN VIỆC THÀNH CÔNG
-
7 Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn Khi đi Xin Việc Cho Người Mới Ra Trường ...
-
Cách Giao Tiếp Khi đi Xin Việc Tạo ấn Tượng Cho Nhà Tuyển Dụng
-
Những Mẹo, Kinh Nghiệm để Trúng Tuyển Phỏng Vấn Xin Việc - LinkedIn