Cách Giao Tiếp Khi đi Xin Việc Tạo ấn Tượng Cho Nhà Tuyển Dụng
Có thể bạn quan tâm
Chuẩn bị là chiếc chìa khóa mở ra sự thuận lợi và ấn tượng tốt cho buổi phỏng vấn. Có thể những mẹo sau đây không chắc chắn đem lại cho bạn một công việc mới, nhưng chúng sẽ mách nước cho bạn để có một buổi phỏng vấn tốt đẹp
CÁCH GIAO TIẾP KHI ĐI XIN VIỆC Những điều cần biết khi đi xin việc
Bước 1: Xác định được cơ hội việc làm. Bạn có thể tìm địa chỉ tuyển trên báo chí, đài truyền hình, các trung tâm giới thiệu việc làm. Ngày hội việc làm hay trong quan hệ cá nhân, cơ quan bạn thực tập. Bước 2: Phân tích công việc xem có phù hợp với mình không. Đọc kỹ mọi chi tiết về vị trí công việc hoặc hỏi người có kinh nghiệm. Cần phải tìm hiểu về cơ quan tuyển dụng trên niên giám điện thoại hoặc tổng đài 1080, nhưng tốt nhất là catalô của chính họ. Bước 3: Phân tích bản thân mình xem có phù hợp với công việc không. Tìm hiểu xem kiến thức, sở thích, tính cách, các điểm mạnh yếu, có đáp ứng được công việc không. Phải hết sức khách quan ở khâu này. Bước 4: Làm hồ sơ xin việc. Luôn phải dự trữ nhiều bộ hồ sơ khi cần xin việc tại các cơ quan khác nhau. Trên máy lưu mỗi hồ sơ vào một file riêng để dễ tìm, dễ nhớ. Hồ sơ thường gồm một đơn xin việc, một bản tóm tắt lý lịch, bản sao các văn bằng, thư đề nghị, giấy khen, ảnh, (nếu có yêu cầu). Đơn xin việc phải đánh máy (Ms. word), dùng kiểu chữ thống nhất trên A4, nội dung ngắn gọn, nêu lý do nộp đơn; mục tiêu tìm việc; tình trạng hiện tại của bản thân; sự quan tâm đến vị trí dự tuyển; mong muốn có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với công ty. Nhớ ghi địa chỉ liên hệ. Về lý lịch bạn nên tự viết hơn là mua sẵn. Vì có những công ty ít quan tâm đến thành phần gia đình bạn mà quan tâm đến việc bạn đem lại quyền lợi gì cho họ. Bước 5: Gửi hồ sơ xin việc Ghim toàn bộ hồ sơ bỏ trong bao cỡ A4, dán cẩn thận và ghi chính xác địa chỉ của mình. Nếu ở gần, bạn nên tự mang đến nộp, ở xa dùng thư bảo đảm. Sau khi gửi, gọi điện tới nơi tuyển dụng xem hồ sơ của mình đã tới chưa. Kiểm tra, nếu bị thất lạc chuẩn bị ngay hồ sơ khác để khỏi mất cơ hội. Bước 6: Nếu được gọi phỏng vấn, bạn nên có các bước chuẩn bị sau: - Xem lịch phỏng vấn hoặc gọi điện xác nhận. - Phải biết mình gặp ai (tên chức vụ của họ). - Tốt nhất, từ hôm trước nên ghé qua địa chỉ tuyển dụng để hôm sau khỏi phải tìm. - Quan tâm đến tác phong, trang phục sạch sẽ gọn gàng (nên dùng thời trang công sở). - Đọc kỹ hồ sơ xin việc, các văn bằng, thư giới thiệu. Dự kiến câu hỏi và trả lời, chuẩn bị cho những tình huống bất ngờ có thể gặp. Nên "thực tập" trước với các bạn. - Để đối phó với những tình huống không dự kiến, phải bình tĩnh, nhanh nhẹn. Ví dụ: nếu người phỏng vấn hỏi về nhược điểm của bạn, bạn nên trả lời những nhược điểm nhỏ, ít ảnh hưởng đến công việc. Nếu được hỏi về mức lương thì bạn nên đưa ra một khoảng nào đó phù hợp. Bước 7: Tham dự phỏng vấn Đến sớm 20 phút để đề phòng những tình huống bắt trắc. Nếu phải chờ, nên tìm chỗ ngồi dễ nghe gọi tên, không nên uống nhiều nước hoặc nói chuyện quá ồn, tránh nghe điện thoại di động. Để tạo ấn tượng ban đầu, bạn nên bắt tay, lễ độ... Chỉ ngồi khi được mời. Ngồi ngay ngắn, mắt không nhìn đồng hồ hoặc nhìn láo liên. Bình tĩnh; không trả lời hấp tấp hoặc làm ra vẻ hài hước; không tỏ ra tự kiêu và dùng tiếng lóng. Có thể hỏi lại những câu hỏi không hiểu, luôn kiểm soát để tránh trả lời mâu thuẫn. Khi có cả nhóm người phỏng vấn, nói để mọi người đủ nghe, mắt nhìn vào người đặt câu hỏi. Nên nhớ rằng, hình ảnh luôn được coi trọng là có trình độ, trung thực, tự tin, có trách nhiệm, năng động, yêu công việc. Bước 8: Sau phỏng vấn: Viết thư cảm ơn về buổi phỏng vấn. Có thể gọi điện hỏi kết quả, thể hiện nhiệt tình và nhắc lại tên mình. Nếu nhận được thư chấp nhận thì gọi điện hoặc trực tiếp đến cảm ơn. Nếu nhận được thư báo không trúng tuyển: bạn vẫn nên viết thư cảm ơn và mong muốn có cơ hội lần sau. Điều bạn luôn ghi nhớ là hãy luôn tự khẳng định "tôi có thể làm được".Những bước chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn
1. Đầu tiên hiểu biết về công ty họ:
Vì bạn sẽ được hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” và sẽ tốt hơn nếu bạn đáp lại một cách chính xác. Bạn có thể sử dụng internet để tìm hiều về tất cả thông tin về họ, từ ban lãnh đạo, nhân viên đến lĩnh vực kinh doanh. nếu bạn không chuẩn bị trước những thông tin này thì bạn sẽ không biết lấy gì để trả lời tốt những câu hỏi quan trọng đó.
2. Chuẩn bị trước những dự án hay những thành tích ở các vị trí công việc trước đó bạn làm. Nhà tuyẩn dụng sẽ tin tưởng hơn nhiều nếu bạn có những thành tích làm việc tốt đẹp.
3. Học thêm những kỹ năng mà bạn biết là họ đang tìm kiếm. Có thể bạn sẽ được hỏi hoặc thậm chí được làm một bài kiểm tra về những kỹ năng đó. Thông thường khó mà nhớ lại hầu hết những kỹ năng bạn đã làm cách đây hai ba năm, nên bạn sẽ phải ôn lại nó nếu bạn hy vọng có được một công việc mới.
4. Hãy chắc chắn là cách ăn mặc của bạn thật tốt nhưng không quá nổi bật. Mặc quần tây áo sơ mi là tốt nhất, nhưng đeo một cái đồng hồ hiệu Rolex và đeo một chiếc nhẩn vàng thật to thì không tốt đâu.
5. Đừng chờ đến khi chỉ còn 5, 10 phút mới xuất phát đến cuộc phỏng vấn. Bạn không muốn đến trễ thì tốt hơn là đến sớm 15 phút để trấn tĩnh lại tinh thần. Qui tắc đầu tiên của một nhân viên tiếp thị là đừng bao giờ đến trễ. Và bạn chính là người tiếp thị bản thân, sự phục vụ của bạn và năng lực mà bạn có. Mặt khác, đừng bày tỏ quá vội vàng hoặc thái độ của bạn quá ham muốn.
6. Nếu bạn biết bất cứ người nào đó ở công ty họ, tiếp xúc với họ để có được sự mô tả tỉ mỉ về công ty và người mà sẽ phỏng vấn bạn. Tìm hiểu về tính cách của họ để bạn dễ ứng phó.
7. Đừng uống rượu bia vào buổi tối trước ngày phỏng vấn, hoặc đi nhà hàng ăn những thức ăn ảnh hưởng đến cái dạ dày bất ổn của bạn. Đừng để người phỏng vấn phải ngửi thấy mùi khó chịu từ bạn, mùi rượu bia, thuốc lá hay mùi dầu thơm còn lại sau khi cạo râu hay mùi nước hoa nồng nặc.
8. Thuyết phục bản thân rằng bạn là người tốt nhất cho vị trí ấy và họ sẽ may mắn nếu có được bạn. Sự tự tin của bạn sẽ thể hiện qua suy nghĩ đó. Bạn sẽ có sự tự tin này thông qua sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Không có gì làm cho nhà tuyển dụng phát cáu hơn là việc không có khả năng trả lời những điều mà nhà tuyển dụng cần nghe. Đặc biệt nếu bạn thất nghiệp một thời gian. MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
Kỹ năng khi đi xin việc làm
Kỹ năng tổ chức Kỹ năng ra quyết định Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng làm việc theo nhóm Kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc 1. Kỹ năng tổ chức Đây là kỹ năng không thể thiếu đối với bất kỳ công việc nào. Nhà tuyển dụng luôn cần những người có khả năng giải quyết nhanh chóng một khối lượng lớn các công việc. Họ là những người làm việc một cách khoa học.
Thể hiện như thế nào?
- Ăn mặc gọn gàng và chuyên nghiệp - Luôn sẵn sàng các tài liệu cần thiết liên quan đến công việc. Đó có thể là: bút, giấy, bản sơ yếu lí lịch và một số tấm card của các doanh nghiệp. Tất nhiên, tuỳ vào vị trí tuyển dụng mà bạn có thể có những bước chuẩn bị phù hợp. - Trước khi đi phỏng vấn, hãy tập trung mọi chiến lược. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn thông thường sẽ cho phép bạn tự tin và tiến hành phỏng vấn một cách suôn sẻ. 2. Kỹ năng ra quyết định
Không có ông chủ nào lại muốn tuyển một nhân viên chậm chạp, và sức ì quá lớn. Họ cần những nhân viên giỏi chứ không phải là một chú robot; họ cần những những người nói được và làm được; những người không bao giờ nói từ "không thể"; những người có khả năng giải quyết mọi công việc và bất chấp mọi khó khăn.
Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:
- Trước khi đi phỏng vấn, hãy chuẩn bị sẵn các câu chuyện về những công việc trước đây bạn đã làm và những quyết định cho từng bước đi để khắc phục những khó khăn đó. Hãy lấy chúng làm ví dụ để chứng minh năng lực của mình. - Thông qua các câu trả lời, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được những kinh nghiệm và những hiểu biết của bạn. 3. Kỹ năng giao tiếp
Nếu chưa giao tiếp thực tế với nhiều người, bạn sẽ không bao giờ có đủ tự tin khi đứng trước đám đông. Bởi kỹ năng giao tiếp được tổng hợp từ nhiều kỹ năng khác nhau, nó không chỉ đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng mà còn yêu cầu bạn phải có tính linh hoạt trong mọi tình huống và sự sáng tạo trong công việc. Điều này giải thích tại sao phần lớn nhà tuyển dụng lại cần tuyển những ứng cử viên có khả năng giao tiếp tốt, đặc biệt là khả năng diễn thuyết trước đám đông.
Làm gì để thể hiện tốt kỹ năng này?
- Hãy đứng trước gương rồi thực hành nói, hoặc trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Mục đích của việc này là tạo sự tự tin, đồng thời để bạn có thể tự kiểm tra mọi sai sót của mình. - Thực hành phỏng vấn với người khác sẽ rất có hiệu quả. Một mặt, họ có thể chỉ ra cho bạn những mặt được và chưa được một cách thẳng thắn. Mặt khác, những lời phê bình của họ sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn khi phải nhận những lời phê bình từ người phỏng vấn. - Bình tĩnh và luôn luôn duy trì ánh mắt. Làm như vậy, trông bạn sẽ tự tin hơn.
4. Kỹ năng làm việc theo nhóm
Yêu cầu của kỹ năng làm việc theo nhóm là phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, làm việc có tính xây dựng, không ỉ lại hay dựa dẫm vào người khác. Ngày nay, hầu hết các công ty đều cần những nhân viên vừa có thể làm việc độc lập lại vừa có thể làm việc theo nhóm. Bởi các ông chủ đều nghĩ rằng họ sẽ không chỉ làm tốt công việc của mình mà còn nỗ lực có hiệu quả với các công việc của nhóm. Sự thể hiện tốt nhất cho kỹ năng này là:
- Tốt nhất, bạn nên chuẩn bị một danh sách các công việc mà trong đó bạn có đóng góp công sức cho sự thành công của nhóm. Những điểm này không có trong bản sơ yếu lí lịch, nhưng chúng có thể được đề cập trong buổi phỏng vấn. - Không chỉ thể hiện những đóng góp có hiệu quả cho sự thành công của nhóm mà bạn còn nên chỉ ra cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn cũng có thể là người lãnh đạo và rất có trách nhiệm với công việc của nhóm. - Không nên e ngại khi đề cập đến những khó khăn mà nhóm bạn vấp phải. Hãy lấy chúng làm bàn đạp để chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được bạn còn có khả năng giải quyết mọi vấn đề và vượt qua mọi khó khăn. Một khi mọi vấn đề được giải quyết hiệu quả thì thành công của bạn là rất lớn. 5. Kỹ năng giải quyết nhiều loại công việc
Tiết kiệm thời gian, giảm nguồn nhân lực luôn là mục tiêu hướng tới của các doanh nghiệp. Vì thế, nhà tuyển dụng luôn cần những người có khả năng làm được nhiều loại công việc. Trong trường hợp này, họ sẽ là người "hai trong một", nghĩa là một người có thể làm được nhiều việc khác nhau mà lẽ ra phải cần đến hai nhân viên. Theo đó, các ông chủ sẽ trả tiền công theo giờ làm việc.
Cần thể hiện như thế nào?
- Khi nói về công việc trước đây của bạn, hãy đưa ra những tình huống, những công việc mà bạn đã từng giải quyết cùng một lúc. - Chuẩn bị một danh sách các dự án được yêu cầu trong đó có rất nhiều nhiệm vụ mà bạn có thể đồng thời hoàn thành. Sẵn sàng nói rõ từng bước đi cụ thể cho mỗi việc. - Hãy sẵn lòng nhận trách nhiệm và xác định khả năng thành công của công việc.
4 lỗi khi đi phỏng vấn xin việc
Bạn tốt nghiệp với mảnh bằng loại ưu, bạn luôn tự hào mình là người thông minh, tháo vát. Nhưng bạn vẫn chưa kiếm được việc làm! Hãy tự kiểm nghiệm các lỗi dưới đây xem mình có bị “dính chưởng” nào không nhé!Giao tiếp
Các nhà tuyển dụng luôn để ý đến khả năng giao tiếp của nhân viên tương lai. Nói năng ngọng líu, ngọng lô, không biết cách biểu đạt vấn đề, nói những câu sai cấu trúc ngữ pháp sẽ khiến họ bực mình và mất hẳn cảm tình với bạn. Nhiều bạn liên tục nói về những vấn đề cá nhân của riêng mình, khiến người đối diện thấy nhàm chán, có người lại trò chuyện một cách cứng nhắc, khó khăn như thể đầy tớ thưa gửi ông chủ.
Giải pháp: Hãy cân nhắc từ ngữ một cách chính xác và thông minh. Lắng nghe để hiểu từng ẩn ý mà người tuyển dụng muốn hỏi. Các sếp luôn kiếm tìm những ửng cứ viên biết chăm chú lắng nghe, phản ứng nhanh.
Khả năng chuyên môn
Trước ngày phỏng vấn, bạn hãy chuẩn bị thật kỹ để có thể múa võ giương oai những mặt mạnh của mình. Phải sẵn sàng về mặt tâm lý cũng như kiến thức, bởi thời gian phỏng vấn có hạn, bạn phải khoe những cái cần khoe chứ ai biết đâu mà lần. Chỉ cần một vài biểu hiện lúng túng là bạn sẽ mất điểm với sếp ngay. Thử tưởng tượng bạn bước vào phòng, mắt dáo dác nhìn khắp nơi, trông ngố như một con gà lạc đàn thì ai mà tin nổi bạn chứ.
Giải pháp: Nhìn thẳng vào mắt "giám khảo". Có thể cung cấp vài thông tin về đối thủ của nhà tuyển dụng để ra vẻ hiểu biết. Ăn uống đầy đủ trước khi phỏng vấn để bạn trông thật hoành tráng đầy sức sống.
Thái độ
Nhiều ứng viên tỏ vẻ bất cần và kiêu ngạo ở các cuộc phỏng vấn, nghĩ rằng như thế sẽ nâng điểm, thực tế họ thuộc týp người không biết mình là ai và nhà tuyển dụng hiển nhiên loại họ khỏi danh sách. Biểu hiện của sự kiêu ngạo là hối thúc người phỏng vấn hỏi nhanh lên vì có một cái hẹn sau đó, hoặc nói xấu ông chủ cũ.
Giải pháp: Thật khách quan, đừng nói gì tiêu cực về người chủ cũ. Hãy khiến nhà tuyển dụng tin rằng bạn rất nhiệt tình và muốn bắt đầu công việc mới ngay.
Hình thức
Trời mưa, bạn tiếc đôi giày vừa đánh xi hôm qua và quyết định đi dép đến phỏng vấn. Thật lố bịch. Có người trước khi diện kiến ông chủ mới, để tự tin lại làm vài hớp bia vào bữa ăn trưa, vậy là đi đời.
Giải pháp: Bỏ cái quần bò hàng hiệu ở nhà. Ngay cả khi các nhân viên của công ty bạn xin việc ăn mặc rất bình thường, bạn cũng không nên đánh đồng với họ. Hãy phục trang sao cho nhã nhặn và lịch sự, đừng phá vỡ cơ hội của mình bằng những chuyện không đâu. Chuẩn bị gì khi đi xin việcNhững điều cần lưu ý khi đi xin việcKinh nghiệm phỏng vấn xin việc lần đầu cực hữu íchNghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việcKinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toánKinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng anhKinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng (ST)
Từ khóa » Cách Trả Lời Phỏng Vấn Khi đi Xin Việc Làm
-
Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc
-
7 Cách Trả Lời Phỏng Vấn Thông Minh
-
Top 22 Câu Hỏi Thường Gặp Khi Phỏng Vấn Xin Việc (Mọi Ngành)
-
10 Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Bạn Cần Phải Biết - Glints
-
9 Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua
-
Mẹo Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Chuyên Nghiệp
-
Ứng Xử Tốt Trong Phỏng Vấn Xin Việc
-
Cách Trả Lời Phỏng Vấn Xin Việc Chuyên Nghiệp Nhất - TopCV
-
11 MẸO ĐỂ TRÚNG TUYỂN PHỎNG VẤN XIN VIỆC ‹ GO Blog
-
Kỹ Năng Phỏng Vấn Xin Việc Dành Cho ứng Viên Và Nhà Tuyển Dụng
-
KỸ NĂNG PHỎNG VẤN XIN VIỆC: SINH VIÊN CẦN CHUẨN BỊ ...
-
KỸ NĂNG PHỎNG VẤN, XIN VIỆC THÀNH CÔNG
-
7 Kỹ Năng Trả Lời Phỏng Vấn Khi đi Xin Việc Cho Người Mới Ra Trường ...
-
Những Mẹo, Kinh Nghiệm để Trúng Tuyển Phỏng Vấn Xin Việc - LinkedIn