9 Nhóm Hàng Hóa Nguy Hiểm IATA Cho Hàng Không
Có thể bạn quan tâm
Theo hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA thì có 9 nhóm hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa nguy hiểm cần phải lưu ý khi các nhà dịch vụ logistics thực hiện việc giao nhận vận chuyển hàng hóa theo đường hàng không.
Vậy bạn đã biết gì về các nhóm hàng này chưa? Hãy cùng Trường Phát logistics tìm hiểu thêm thông tin nhé!
I. Hàng hóa nguy hiểm cho hàng không là gì?
Hàng hóa nguy hiểm là loại hàng hóa có chứa những chất nguy hiểm trong quá trình chuyển phát. Loại hàng này có khả năng gây ra những nguy hại lớn cho tính mạng con người, cho môi trường, nguy hiểm hơn là an ninh quốc gia.
Từ khái niệm trên thì chúng ta có thể nhận thấy hàng hóa nguy hiểm cho hàng không khi:
- Loại hàng đó có chứa những chất độc hại ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như tính mạng của con người.
- Loại hàng hóa đó gây ra những ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường, gây mất an ninh an toàn cho quốc gia.
- Loại hàng hóa đó có chứa những chất gây nguy hiểm cho vận tải hàng không trong quá trình vận chuyển
Gọi Ngay Hotline: 0981 636 575 để được tư vẫn miễn phí về các thủ tục dịch vụ vận tải hàng không các loại hàng hóa nguy hiểm
II. Các nhóm hàng hóa nguy hiểm IATA cho vận tải hàng không
Có 9 nhóm hàng nguy hiểm nằm trong danh mục hàng hóa nguy hiểm IATA quy định, bao gồm:
1. Nhóm 1: Thuốc nổ (EXplosives)
Dựa theo mức độ nguy hiểm hoặc theo sức phá nổ của loại chất nổ mà người ta sẽ phân theo 6 nhóm nhỏ như sau: Division 1.1, Division 1.2, Division 1.3, Division 1.4, Division 1.5 và Division 1.6. Có thể lấy ví dụ về việc phân nhóm như khi nổ trong ngôi nhà thì có thể gây ra sụt nhà, hoặc chỉ nổ nghe như tiếng pháo…
Và trong 6 phân nhóm đó thì tiếp tục chia thành các nhóm nhỏ hơn đánh theo bảng chữ cái A, B, C, D...Chẳng hạn vị 1.1A, 1.3B, 1.4S...Hầu hết thì các loại chất nổ này đều bị cấm vận chuyển trên máy bay chở hành khách cũng như máy bay chở hàng. Chỉ có duy nhất loại đạn dành cho súng bộ binh có mã 1.4S là được một số hãng hàng không chấp nhận chở trên máy bay chở khách, còn lại phải dùng phải máy chở hàng.
2. Nhóm 2: Chất khí (Gases)
Được phân thành 3 nhóm bao gồm:
- Bật lửa gas, bình khí gas...được gọi chung là Division 2.1.
- Bình oxy dễ thở gọi là Division 2.2
- Chất khí độc gọi là Division 2.
3. Nhóm 3: Chất lỏng dễ cháy (Flammable Liquid)
Bao gồm sơn, dầu, xăng, cồn, loại rượu có nồng độ cồn cao,...
| Có thể bạn quan tâm: hướng dẫn - thủ tục nhập khẩu sơn tường chi tiết nhất
4. Nhóm 4: Chất rắn dễ cháy
Các chất có khả năng tự bùng cháy; các chất khi tiếp xúc với nước, tỏa ra khí dễ cháy
Trong nhóm hàng hóa nguy hiểm IATA này người ta phân thành 3 nhóm nhỏ bao gồm:
- Division 4.1 - Chất rắn dễ cháy: Bao gồm Các loại bột kim loại, chất gây cháy khi có tác động bởi sự thay đổi của nhiệt độ. Loại này thì hầu hết sẽ bị cấm vận chuyển bằng máy bay.
- Division 4.2 - Chất có khả năng tự bốc cháy: Như phốt pho trắng.
- Division 4.3 - Chất phản ứng khi nước tiếp xúc sẽ phát ra khí dễ cháy.
5. Nhóm 5: Chất oxy hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ
Loại này sẽ chia thành 2 nhóm nhỏ bao gồm
- Division 5.1 - Chất oxi hóa.
- Division 5.2 - Chất hữu cơ có chứa oxi.
Đối với nhóm này chúng ta phải kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ.
6. Nhóm 6: Chất độc và chất lây nhiễm
Loại này sẽ chia thành 2 nhóm nhỏ bao gồm
- Division 6.1 - Chất độc. Chẳng hạn như thuốc trừ sâu.
- Division 6.2 - Chất lây nhiễm. Bao gồm các loại virus gây bệnh cho con người hoặc động vật như virus H5N1 trên gia cầm, bệnh tai xanh ở lợn hoặc các mẫu bệnh phẩm ở động vật hoặc ở trên người cần phải xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm.
| Có thể bạn quan tâm: hướng dẫn - thủ tục nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật
7. Nhóm 7: Chất phóng xạ.
Nhóm này bao gồm các trang thiết bị y tế như máy chiếu, máy chụp và một số thiết bị của ngành dầu khí...
8. Nhóm 8: Chất ăn mòn.
Nhóm này bao gồm pin, ắc quy, axit...
9. Nhóm 9: Hàng nguy hiểm khác.
Bao gồm các chất nguy hiểm ngoài 8 nhóm kể trên như đá khô, oto, xe máy, động cơ...
Giới hạn chấp nhận vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường hàng không
Giới hạn chung
Ngoài những mặt hàng bị cấm khi vận chuyển thì giới hạn quy định chung của các hãng hàng không như sau:
- Tất cả những lô hàng nguy hiểm đều phải có thủ tục trước khi gửi, ngoại trừ hàng không yêu cầu có tờ khai gửi nguy hiểm. Các lô hàng trước khi được xếp vào tàu bay thì phải được sự chấp thuận bằng điện văn nếu là hàng từ nước ngoài và các hàng từ Việt Nam thì điện văn chấp thuận của các chi nhánh hàng không Việt Nam.
- Ngoài hàng phóng xạ “Empty packages" thì các mặt hàng nguy hiểm có khối lượng ngoại tệ sẽ không được chấp nhận vận chuyển.
- Không chấp nhận vận chuyển Pin lithium ion và UN3090, UN3480,Pin lithium kim loại.
- Ngoại trừ pin lithium nằm ngoài các mục quy định bên trên thì các loại hàng hóa nguy hiểm IATA sẽ không chấp nhận vận chuyển gửi qua đường bưu điện.
- Không vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm nằm trong nhóm đóng gói I.
- Đối với loại 1 không vận chuyển các loại chất nổ trừ các chất thuộc nhóm 1.4S.
- Loại 2 sẽ không vận chuyển các loại khí độc, khí dễ cháy ngoài trừ phụ tùng của máy bay.
- Loại 4 không vận chuyển nhóm hàng hóa thuộc mã 4.3.
- Loại 7 Không vận chuyển chất phóng xạ đóng gói bằng type B (U), type (C); type B (M), SCO hoặc LSA đóng gói bằng kiện hàng loại công nghiệp và vượt quá chỉ số vận chuyển 3 đối với hàng phóng xạ.
- Loại 9 không vận chuyển men rượu loại đang hoạt động, đá khô có trọng lượng tịnh lớn hơn 400kg, hạt trùng hợp và các vật liệu có trọng lượng tịnh lớn hơn 2000kg.
- Không chấp nhận các hàng nguy hiểm nằm trong nhóm hàng thu gom trừ: đá khô để làm lạnh các mặt hàng thông thương, hàng nguy hiểm ID8000, Mục II Hướng dẫn đóng gói 966, 967 của pin lithium ion/kim loại.
==> xem thêm: Dịch vụ hải quan trọn gói - khai thuê hải quan xuất nhập khẩu
III. Giới hạn vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường hàng không trên chuyến bay
1. Chất nổ
Tổng khối lượng tịnh không được vượt quá 250 kg.
2. Chất từ tính
Khối lượng vận chuyển dưới 2000kg khi đảm bảo các yêu cầu:
- Đảm bảo các cực từ khi đóng gói phải đối diện nhau
- Khi đóng gói có miếng che chắn hợp lý
- Giảm tác dụng hướng từ nếu có thể đối với loại nam châm vĩnh cửu.
3. Xe máy
Ngoài các quy định của IATA thì bắt buộc phải:
- Không được có xăng tại bình chứa
- Tháo ắc quy ướt ra khỏi xe và thực hiện đóng gói riêng.
- Cắt điện ra khỏi động cơ, bánh xe phải giảm áp suất
4. Vật liệu phóng xạ
Chỉ vận chuyển khi thuộc loại bao gói rỗng và loại A đóng gói. Chỉ số không được quá 3 mỗi kiện hàng và không quá 10 đối với tổng chỉ số vận chuyển mỗi chuyến bay.
5. Đá khô
Phải hạn chế số lượng đá khô trên mỗi hầm hàng. Không được xếp đá khô trên các hàng động vật sống và các động vật sống.
Từ khóa » Hàng Non Dg
-
Hàng DG Là Gì? Cách Phân Biệt Hàng DG Và Non – DG
-
Hàng Hóa Nguy Hiểm (Dangerous Goods) Là Gì? Vận Chuyển Hàng ...
-
DG CARGO (HÀNG NGUY HIỂM) LÀ GÌ? DG CLASS, UN NUMBER ...
-
Danh Mục Hàng Nguy Hiểm - Pata
-
Phân Loại Hàng Nguy Hiểm Trong Vận Chuyển Hàng Hóa Quốc Tế
-
Hàng DG (Dangerous Goods) Là Gì? - Vietship
-
Chia Sẻ - Hàng Hóa Nguy Hiểm (Dangerous Goods), Hazardous Cargo
-
Phân Loại Hàng Hóa Nguy Hiểm IMO DG - Ha Le Exim Training Center
-
Hàng Nguy Hiểm Tiềm ẩn Trong Giao Nhận Vận Tải Hàng Không - VILAS
-
[PDF] YÊU CẦU KHAI BÁO GỬI HÀNG NGUY HIỂM - Vietnam Airlines
-
Thuật Ngữ Trên Vận đơn Cần Ghi Nhớ
-
Tìm Hiểu Về Dangerous Goods - SF Express
-
Hệ Thống Cửa Hàng - Nón Sơn