Hàng DG (Dangerous Goods) Là Gì? - Vietship
Có thể bạn quan tâm
Hàng DG là gì?
Hàng hóa nguy hiểm (Hàng DG – Dangerous Goods) là các mặt hàng có chứa các chất độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của con người, gây ô nhiễm môi trường, mất trật tự an toàn, an ninh quốc gia và gây nguy hiểm cho giao thông trong quá trình vận chuyển.
Phân loại hàng DG
Theo luật pháp ở Việt Nam, chất nguy hại phân loại theo 9 loại và nhóm loại, dùng mã Quốc tế UN và số hiệu nguy hiểm.
Nhóm 1: Chất nổ
1.1 Chất có nguy cơ nổ khối.
1.2 Chất có nguy cơ nổ nhưng không nổ khối.
1.3 Chất có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ thứ yếu, nguy cơ nổ văng thứ yếu hay cả hai nhưng không phải là nổ khối.
Phần này bao gồm các hạt vật liệu và các chất thoả mãn các yếu tố sau:
– Làm tăng chênh lệch nhiệt.
– Chất này cháy sau chất khác, tạo ra nổ thứ yếu hay ảnh hưởng bắn mảnh ra xung quanh.
1.4 Chất có nguy cơ không rõ (chỉ là nguy cơ nhỏ) do bắt cháy hay do ma sát khi vận chuyển trong bắt cháy hay khởi sự cháy trong vận chuyển.
Các ảnh hưởng này giới hạn trong kiện hàng, có thể văng ra các hạt. Cháy bên ngoài không gây ra sự nổ tức thời các thành phần bên trong kiện hàng.
1.5 Các chất nổ rất không nhạy (thường có nguy cơ nổ khối) thường rất ít bắt nổ hay chuyển sang dạng cháy nổ trong điều kiện vận chuyển bình thường. Yêu cầu tối thiểu của chúng là không nổ trong kiểm tra lửa.
1.6 Các chất gần như không nhạy thường có nguy cơ nổ khối.
Phần này bao gồm các hạt chứa các chất gần như không nhạy nổ, khả năng gây nổ và lan truyền là không đáng kể. Vì lý do an toàn, các chất nổ thường được chế tạo gần như không nhạy nổ. Tuy vậy, chất nổ không nhạy yêu cầu phải có mồi khởi xướng, thường là một chất nổ khác. Vì vậy, trong vận chuyển, chất nổ phải được cô lập với mồi nổ. Điều này có thể thực hiện bằng cách phân nhỏ các chất nổ trong những nhóm tương ứng.
Nhóm 2: Các chất khí nén, hoá lỏng hay hoà tan có áp suất lớn
Phân nhóm 2.1: Các loại khí dễ cháy (êtan, butan)
Phân nhóm 2.2: Các loại khí không có khả năng gây cháy, không độc (như oxy, nitơ)
Phân nhóm 2.3: Những chất khí có tính độc (clo)
Nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy
Bao gồm những chất lỏng có thể bắt lửa và cháy, nghĩa là chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn hay bằng 61 độ C.
Nhóm 4: Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy
Phân nhóm 4.1: Chất rắn có thể cháy
- Chất tự phản ứng và chất có liên quan
- Chất ít nhạy nổ
Phân nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy
- Những chất tự bốc cháy
- Những chất tự tỏa nhiệt
Phân nhóm 4.3: Những chất khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra các khí dễ cháy (ví dụ: đất đèn – canxi cabit)
Nhóm 5: Những tác nhân oxy hoá và các peroxit hữu cơ
Phân nhóm 5.1: Tác nhân oxy hoá.
Phân nhóm 5.2: Các Peroxit hữu cơ.
Nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh
Phân nhóm 6.1: Chất độc.
Phân nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Nhóm 7: Những chất phóng xạ
Nhóm 8: Những chất ăn mòn
Nhóm 9: Những chất nguy hại khác
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết về Hàng DG (Dangerous Goods) là gì?, hãy đón chờ nhiều bài viết về Logistics, Xuất nhập khẩu của Đà Nẵng Logistics nhé!
HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI VIETSHIP ĐỂ TRẢI NGHIỆM DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN TỐT NHẤT VỚI MỨC CƯỚC PHÍ TIẾT KIỆM NHẤT!
Xem thêm: HS Code là gì? Cách tra HS Code đơn giản, chính xác nhất
Rate this postTừ khóa » Hàng Non Dg
-
Hàng DG Là Gì? Cách Phân Biệt Hàng DG Và Non – DG
-
Hàng Hóa Nguy Hiểm (Dangerous Goods) Là Gì? Vận Chuyển Hàng ...
-
DG CARGO (HÀNG NGUY HIỂM) LÀ GÌ? DG CLASS, UN NUMBER ...
-
9 Nhóm Hàng Hóa Nguy Hiểm IATA Cho Hàng Không
-
Danh Mục Hàng Nguy Hiểm - Pata
-
Phân Loại Hàng Nguy Hiểm Trong Vận Chuyển Hàng Hóa Quốc Tế
-
Chia Sẻ - Hàng Hóa Nguy Hiểm (Dangerous Goods), Hazardous Cargo
-
Phân Loại Hàng Hóa Nguy Hiểm IMO DG - Ha Le Exim Training Center
-
Hàng Nguy Hiểm Tiềm ẩn Trong Giao Nhận Vận Tải Hàng Không - VILAS
-
[PDF] YÊU CẦU KHAI BÁO GỬI HÀNG NGUY HIỂM - Vietnam Airlines
-
Thuật Ngữ Trên Vận đơn Cần Ghi Nhớ
-
Tìm Hiểu Về Dangerous Goods - SF Express
-
Hệ Thống Cửa Hàng - Nón Sơn