9 Tác Hại Của CỐC NGUYỆT SAN Mà Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
Với những cô gái muốn thay đổi thói quen dùng băng vệ sinh của mình, chuyển qua dùng cốc nguyệt san có thể sẽ gặp phải một trong 9 tác hại dưới đây.
Hãy cùng tìm hiểu xem 9 tác hại cốc nguyệt san gây ra cho bạn có ảnh hưởng như thế nào nhé?
9 tác hại của Cốc nguyệt san
1. Nhét cốc nguyệt san không vào
Lần đầu tiên sử dụng cốc nguyệt san chắc chắn bạn sẽ rất lúng túng trong việc cho cốc vào. Tình trạng nhét cốc không vào cũng xảy ra khá nhiều với các lí do như cách gấp cốc sai, tư thế ngồi không đúng, bạn vẫn chưa thả lỏng cơ thể để âm đạo mở rộng hơn, kích thước cốc quá to so với âm đạo, cốc không đàn hồi và khá cứng. Để khắc phục tình trạng này bạn nên hỏi những người có kinh nghiệm đã từng sử dụng cốc nguyệt san để hiểu rõ hơn. Khi dùng cốc nguyệt san Sibell, bạn sẽ yên tâm hơn về độ đàn hồi của cốc, nên không còn lo cốc khá cứng nữa nhé.
2. Lấy cốc không ra
Việc lấy cốc ra cũng đã không ít lần “làm hú hồn” bạn gái chúng mình. Nhiều bạn khi lấy cốc ra không thả lỏng cơ thể, khiến cốc nguyệt san cứ “ở lì” trong âm đạo không chịu ra ngoài. Bạn nên đưa tay vào âm đạo nhẹ nhàng đồng thời tay kia kéo nhạ cuống cốc nguyệt san ra khỏi cơ thể. Tuy một vài lần đầu có thể bạn chưa quen nhưng khi đã dùng cốc nguyệt san rồi, chắc chắn bạn sẽ rất hài lòng với những “ngày đèn đỏ” của bạn đấy.
3. Máu kinh nguyệt bị đổ khi bạn lấy cốc ra
Khi chưa có kinh nghiệm, bạn sẽ dễ luống cuống trong việc lấy cốc kinh nguyệt ra ngoài và vì thế máu kinh nguyệt sẽ bị đổ. Việc này cũng đòi hỏi bạn cần có thêm thời gian và kinh nghiệm từ những bạn nữ đã dùng trước đó. Khi lấy cốc ra, bạn nhớ cho “dung dịch ấy” vào bồn cầu và bước kế tiếp là vệ sinh sạch sẽ cốc kinh nguyệt nhé.
4. Có thể gây rách màng trinh
Cốc nguyệt san được đặt sâu trong âm đạo khoảng 5cm nên rất có thể ảnh hưởng đến màng trinh của bạn gái. Vì thế, nếu bạn chưa quan hệ, bạn nên lưu ý vấn đề này khi lựa chọn cốc nguyệt san bạn nhé.
5. Bị dị ứng cao su nếu dùng cốc nguyệt san “dởm”
Cốc nguyệt san “xịn” được làm từ silicon y tế cao cấp đã được kiểm nghiệm bởi bộ Y tế nên sẽ không gây tình trạng dị ứng ở âm đạo. Nếu bạn thấy âm đạo của mình có dấu hiệu nổi mụn nước, cơ thể phát ban thì nguyên nhân chủ yếu chính là dùng cốc nguyệt san không đảm bảo chất lượng. Cao su không được quan kiểm định y tế mà tự ý cho vào âm đạo cũng có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ như: khó thở, sưng môi, tim đập nhanh, tức ngực,… Bạn nên sử dụng sản phẩm có xuất xứ rõ ràng, chẳng hạn như cốc nguyệt san Sibell. Nguồn gốc từ Pháp và chất liệu 100% Silicone cao cấp, phù hợp với thể trạng của phụ nữ Việt Nam.
6. Quên cốc nguyệt san trong âm đạo
Tiện dụng và thoải mái khiến bạn có lúc để quên cốc nguyệt san trong âm đạo của mình mà không hay biết. Điều này sẽ dễ gây vi khuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Máu trong cơ thể có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất dễ “kích thích” vi khuẩn, từ đó làm gia tăng các bệnh phụ khoa và để lại hậu quả không lường. Nếu để qua 12 tiếng, khi lấy ra bạn sẽ nghe mùi khó chịu từ cốc nguyệt san nữa đấy.
7. Bạn bì “rò rỉ” khi dùng cốc nguyệt san
Tình trạng “rỏ rỉ” đa phần là do miệng cốc chưa được bung hết để bám vào thành âm đạo. Do đó, sau khi cho cốc vào âm đạo thì bạn nên cầm cuống cốc xoay nhẹ một vòng cho cốc bung ra hẳn. Bạn cũng nên thỉnh thoảng kiểm tra xem máu có vấy ra ngoài không để khắc phục kịp thời bạn nhé. Với cốc nguyệt san Sibell, bạn sẽ an tâm hơn cho những lần đầu sử dụng vì thành cốc mỏng và cuống cốc không quá dài cũng không quá ngắn, thích hợp cho bạn nào lần đầu sử dụng.
8. Nhiễm khuẩn nếu vệ sinh không đúng cách
Tình trạng nhiễm khuẩn chỉ xuất hiện nếu bạn vệ sinh không đúng cách cốc nguyệt san. Để không ảnh hưởng đến sức khoẻ bạn có thể vệ sinh cốc nguyệt san theo cách:
-
Cho vào nước ấm vừa đun hoặc dùng lò vi sóng. Khi bạn áp dụng tiệc trùng bằng lò vi sóng, bạn nên cho cốc nguyệt san vào cốc tiệt trùng để sao miệng cốc hướng lên trên.
-
Cho nước vào cốc tiệt trùng rồi quay trong lò vi sóng trong vòng 5 phút rồi lấy ra lau khô cốc.
Bên cạnh đó bạn cũng nên lưu ý không để cốc nguyệt san trong toilet quá lâu khi tháo ra và nên vệ sinh tay trước khi dùng cốc nguyệt san cho vào âm đạo.
9. Cảm giác đau rát khi cho cốc nguyệt san vào âm đạo
Tạicocnguyetsan.com, bạn gái sẽ luôn được tư vấn và hướng dẫn về các kĩ thuật khi sử dụng cốc nguyệt san. Với những bạn gái lần đầu sử dụng thường không có kinh nghiệm trong việc đưa và lấy cốc ra. Nhiều trường hợp đau rát đã xảy ra ở không ít bạn gái và có người đã rất lo lắng vì vấn đề này. Cảm giác đau rát bạn gặp phải có thể do một trong những nguyên nhân sau đây gây ra:
-
Đặt cốc quá cao: đây là trường hợp bạn đặt cốc quá sâu vào bên trong âm đạo, thành cốc nguyệt san sẽ va chạm vào cổ tử cung gây cảm giác nhói nhói và đau rát khi có vài sự co bóp nhẹ.
-
Cuống cốc nguyệt san quá dài: điều này có thể cọ xát ở phần ngoài “cô bé” khiến bạn có cảm giác rát bên ngoài âm đạo.
-
Kích thước không phù hợp: Việc lựa chọn kích thước phù hợp cho “cô bé” khá quan trọng vì nếu bạn dùng cốc nguyệt san quá nhỏ thì dễ bị tràn, còn nếu dùng cốc quá to thì lại khiến âm đạo đau rát.
Việc đau rát âm đạo khi dùng cốc nguyệt san không nằm ở vấn đề chất liệu hay chất lượng sản phẩm mà nằm ở vấn đề kinh nghiệm của bản thân nên bạn yên tâm nhé. Với nhiều size cho bạn lựa chọn, cốc nguyệt san Sibell chính là một trong những thương hiệu cốc nguyệt san dẫn đầu về dung tích và chất liệu mềm mại trên thị trường hiện nay.
Vậy bạn có nên dùng cốc nguyệt san thay thế cho băng vệ sinh và tampon?
Với nhiều sự tiện lợi của cốc nguyệt san thì chắc chắn bạn nên “tạm biệt” với băng vệ sinh cũng như tampon. Tuy nhiều tác hại kể trên có thể làm bạn e ngại, nhưng hãy chú ý kỹ, những tác hại đó chỉ đến khi bạn lựa chọn cốc nguyệt san không chất lượng mà thôi.
Bên cạnh đó để tránh dùng sai kích cỡ của cốc nguyệt san cũng như tránh được vấn đề đau rát, bạn cần tìm hiểu thật kỹ cũng như chắc chắn mình được tư vấn rõ ràng khi quyết định sử dụng bạn nhé.
Tuy một vài sự cố có thể xảy ra nhưng với cốc kinh nguyệt, bạn đã tự giúp mình giải quyết nhiều phiền muộn mà băng vệ sinh hay tampon không làm được.
Bài viết liên quan: >>> Dành cho những bạn lần đầu sử dụng CỐC NGUYỆT SAN
>>> Chi tiết sử dụng CỐC NGUYỆT SAN
Tham gia group kín thảo luận về cốc nguyệt san => Bấm vào ĐÂY
Từ khóa » để Cốc Nguyệt San Quá Lâu
-
Để Cốc Nguyệt San Quá Lâu Có Sao Không? Bao Nhiêu Tiếng Là Phù ...
-
Cốc Nguyệt San Dùng được Bao Lâu? Và để được Bao Nhiêu Tiếng?
-
Cốc Nguyệt San Dùng được Bao Lâu Và Những Lưu ý Nhỏ
-
Cách Sử Dụng Cốc Nguyệt San Không Bị Lệch, Rò Rỉ
-
Những Lưu ý Khi Sử Dụng Cốc Nguyệt San??
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San đúng Cách Cho Chị Em - Medlatec
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Cốc Nguyệt San đúng Cách - Vinmec
-
Lường Trước để Tránh Tác Hại Của Cốc Nguyệt San
-
Có Nên Dùng Cốc Nguyệt San Thay Băng Vệ Sinh Không? - Hello Bacsi
-
Tác Hại Của Cốc Nguyệt San: Liệu Có Thực Sự An Toàn Cho “cô Bé”?
-
Cốc Nguyệt San – Cứu Cánh An Toàn Cho Những Ngày “đèn đỏ”
-
Cách Vệ Sinh Cốc Nguyệt San để Phòng Chống Viêm Nhiễm âm đạo
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Cốc Nguyệt San Không Lo Bị Lệch, Tràn Hay ...
-
Những Lưu ý Khi Bạn Có ý định Sử Dụng Cốc Nguyệt San
-
Cốc Nguyệt San Là Gì? Gái Còn Trinh Có Nên Dùng Cốc Nguyệt San
-
Cốc Nguyệt San Bao Lâu Thì Nên Thay Mới?
-
10+ Tác Hại Cốc Nguyệt San Bạn Cần Phải Lường Trước