911 Là Gì? Bạn Hiểu Gì Về Số điện Thoại Này? - GhienCongNghe
Có thể bạn quan tâm
911 là gì? Xem phim Mỹ thấy người ta hay gọi 911 nên bạn thắc mắc? GhienCongNghe sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn.
Nhi Hoang - 01-Th4-2021911 là gì? Có cần thiết phải tìm hiểu về số điện thoại này nếu bạn đang có kế hoạch viếng thăm nước Mỹ? Câu trả lời là có và còn là rất cần thiết. Hãy cùng GhienCongNghe tìm hiểu một số thông tin liên quan đến số 911 trong bài viết sau đây nhé.
Mục Lục1. 911 là gì?2. 911 hoạt động như thế nào?3. Tại sao 911 lại hỏi rất nhiều câu hỏi?4. Các kiểu câu hỏi thường gặp5. Cần thiết tiết lộ danh tính khi gọi 911 hay không?6. Chuyện gì sẽ xảy ra sau cuộc gọi tới số 911?7. Khi nào lực lượng cứu trợ 911 sẽ đến?8. Quay số 911 ở Việt Nam sẽ ra sao?911 là gì?
911 – Chuyện khẩn cấp của bạn là gì?
Theo Wikipedia 911 là là số điện thoại khẩn cấp dành cho Kế hoạch Đánh số Bắc Mỹ (NANP), một trong tám mã N11. Giống như các số điện thoại khẩn cấp khác trên khắp thế giới, số điện thoại này chỉ dùng cho những trường hợp khẩn cấp, và sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác (như gọi giả hoặc gọi trêu đùa) được coi là một tội phạm ở một số quyền hạn nhất định
911 hoạt động như thế nào?
Khi nhận cuộc vào số 911, việc đầu tiên nhân viên tổng đài cấp thiết phải làm sau khi tiếp nhận cuộc gọi là xác định trường hợp của bạn có thực sự là trường hợp khẩn cấp thuộc trong các trường hợp như: tai nạn thương tích, xảy ra vụ án và hoả hoạn… hay không.
AdvertisementsNếu đúng là một trường hợp khẩn cấp, nhân viên trực tổng đài 911 sẽ nhanh chóng tiếp nhận hỗ trợ bạn ngay lập tức. Ngược lại, nếu trường hợp của bạn được cho là chưa phải trường hợp nguy cấp, cuộc gọi có thể sẽ được chuyển sang đường dây hỗ trợ thường tương ứng khác – “Non- emergency lines”.
Đôi khi, bạn phải chờ đợi trong ít phút để việc chuyển tiếp cuộc gọi diễn ra, đồng thời sẽ nhận được thông báo quen thuộc rằng cuộc gọi của bạn có thể được ghi âm phục vụ cho các mục đích dịch vụ khác. Lúc này, đừng vội gác máy.
Mọi cuộc gọi đến đường dây hỗ trợ thường được ưu tiên theo thứ tự trước và sau, vậy nên gác máy ngay lúc này sẽ làm bạn mất thứ tự trong danh sách chờ đến phiên xử lý.
Cuộc gọi của bạn cũng được xử lý tương tự trong trường hợp nếu bạn gọi cho bất cứ số nào có liên kết với tổng đài 911, ví dụ các số điện thoại thuộc diện “Non –Emergency” – “Không khẩn cấp” trong danh bạ.
AdvertisementsNgoài việc dễ dàng và nhanh chóng, ích lợi khác của việc gọi 911 thay vì bấm 7 chữ số trong bất kỳ số điện thoại khẩn cấp cố định nào chính là thông tin của bạn ngay lập tức được nhận bởi nhân viên trực tổng đài. Cụ thể, khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp từ số điện thoại cố định, các thông tin cơ bản lập tức được hiển thị trước mặt nhân viên trực tổng đài lần lượt như sau:
- Số điện thoại
- Địa chỉ lắp đặt đường dây điện thoại
- Người đứng tên
- Tên người chịu trách nhiệm hỗ trợ trường hợp khẩn cấp của khu vực quanh đó.
Lưu ý: Các thông tin nêu trên luôn luôn phải được xác minh lại bởi nhân viên tiếp nhận điện thoại.
Ví dụ: Trường hợp bạn vừa di chuyển khỏi hiện trường sự việc, hoặc nơi cư trú của bạn là một căn hộ trong toà chung cư thì việc phía 911 chỉ nhận được hiển thị địa chỉ chung của toà nhà điều thường gặp. Hoặc bạn đang thực hiện cuộc gọi báo khẩn cách nơi xảy ra vụ việc không xa, thì nhân viên tổng đài nhất thiết phải xác minh chính xác địa điểm của sự việc.
AdvertisementsĐối với các cuộc gọi được thực hiện từ mạng di động không dây, thì địa chỉ người gọi sẽ không tự động hiển thị trên màn hình máy tính của tổng đài. Bởi vậy, việc cung cấp chính xác địa chỉ nơi xảy ra sự việc cho nhân viên tổng đài 911 là yếu tố rất quan trọng.
Tại sao 911 lại hỏi rất nhiều câu hỏi?
Trong lúc tiếp nhận cuộc gọi báo khẩn cấp, nhân viên tổng đài cần thiết phải hỏi một số câu hỏi nhằm cung cấp cho lực lượng cứu hộ chính xác toàn cảnh tình huống mà bạn đang gặp phải. Trong lúc trả lời, lực lượng cứu hộ có thể đã và đang di chuyển đến hiện trường, đồng thời các thông tin mà bạn đưa ra sẽ liên tục được cập nhập đến họ.
Nhân viên trực tổng đài 911 luôn cần phải hỏi 4W, nghĩa là các câu hỏi bắt đầu bằng: Where, What, Who và When
AdvertisementsWhere – Địa điểm? Nếu nơi xảy ra sự việc là nhà riêng, thì câu trả lời chỉ là địa chỉ nhà là chưa đủ. Việc cung cấp thêm một số chi tiết mô tả khác là vô cũng hữu ích, ví dụ: màu sắc căn nhà, đặc điểm, hoặc cụ thể là số hiệu toà nhà, tầng số mấy, số nhà nếu là căn hộ chung cư. Các đặc điểm khác như ngã tư, giao lộ gần địa chỉ nhà cũng cần được đề cập. Bạn càng cung cấp nhiều thông tin, thì lực lượng cứu trợ càng dễ dàng nhanh chóng tìm được bạn.
What – Sự việc? Đây là câu hỏi cơ bản đồng thời được nhấn mạnh nhất trong toàn bộ nội dung cuộc gọi, mục đích xác định tình huống sự việc. Đối với câu hỏi này, bạn không cần phải đưa ra các lời mô tả quá dài dòng hoặc liên tục cập nhập các tình tiết đang diễn ra, mà chỉ cần trực tiếp thông báo tình huống cần được giúp đỡ là gì. Ví dụ: Bạn có đang bị thương hoặc bị đe doạ hay không? Sự việc đang tiếp diễn ngay lúc này? Hiện trường có xuất hiện vũ khí không? Xảy ra hoả hoạn? Hoặc bạn chỉ cần các thông tin chỉ dẫn để giải quyết tình huống?
Trong lúc gọi điện thoại, bạn phải cố gắng hết sức để duy trì sự tỉnh táo và bình tĩnh. Nếu quá hoảng loạn, rất khó để nhân viên tổng đài có thể lắng nghe và khai thác hiệu quả các thông tin cần thiết liên quan, kết quả bạn sẽ khiến cuộc gọi lãng phí nhiều thời gian hơn thường lệ.
Who – Ai? Trường hợp liên quan đến vụ án, án mạng, câu hỏi này nhằm xác định nghi phạm gây án. Câu hỏi này đặc biệt cần thiết trong trường hợp nghi phạm đã rời hiện trường xảy ra vụ việc. Mục đích tránh trường hợp lực lượng hỗ trợ đã bắt gặp nhưng lại bỏ qua nghi phạm trong lúc đi đến hiện trường. Để mô tả nghi phạm, bạn có thể cung cấp các chi tiết về trang phục đang mặc của người đó, tên cụ thể (nếu biết ), vị trí lần cuối nhìn thấy hoặc hướng bỏ trốn của nghi phạm.
AdvertisementsWhen – Khi nào? Ứng phó vụ việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra hoàn toàn không giống nhau, bởi vậy việc xác định khung thời gian diễn ra là rất quan trọng.
Các kiểu câu hỏi thường gặp
Tuỳ thuộc vào tình huống khẩn cấp bạn đang gặp phải, các câu hỏi thường gặp sẽ không giống nhau. Tuy nhiên có một số câu hỏi thường gặp như sau:
Liên quan đến Cảnh sát / đặc nhiệm: Nghi can / thông tin khái quát về phương tiện giao thông liên quan. Như đã đề cập trước đó, thông tin này sẽ cần thiết cho lực lượng hỗ trợ không bỏ qua nghi phạm nếu có cơ hội bắt gặp trên đường đi đến nơi xảy ra vụ việc.
Thông tin liên quan đến hung khí, người bị ngộ độc nếu có, nhằm bảo đảm an toàn cho lực lượng cảnh sát xử lý. Cuối cùng là bạn có muốn trao đổi thông tin bí mật với nhân viên cảnh sát hay không.
AdvertisementsBáo cháy: Nơi xảy ra hoả hoạn. Vật cháy là gì? Hoặc có ngọn lửa bốc lên hay không hay chỉ là cột khói phát ra? Có người bị thương hay không?
Lưu ý: Nếu bạn đang báo cháy, bạn sẽ được yêu cầu rời khỏi hiện trường vụ cháy ngay lập tức, và không được quay trở lại đám cháy dù bất cứ nguyên nhân gì. Đồng thời hãy chuẩn bị sẵn để thông báo cho lính cứu hoả các thông tin liên quan đến mối nguy hiểm tiềm tàng tại nơi xảy ra cháy, số lượng người, địa điểm người bị kẹt trong đám cháy.
Báo cấp cứu: Độ tuổi của nạn nhân. Tình trạng của nạn nhân đã bất tỉnh hay còn tình táo? Tình trạng hô hấp của nạn nhân. Bạn cần thông báo ngay lập tức nếu nạn nhân gặp bất kỳ biến chứng nào, ví dụ như: Khó thở, chảy máu, tức ngực….
Nhân viên tổng đài có thể hỏi rằng bạn có biết làm CPR hay không. Trong một số trường hợp, bạn có thể được chỉ dẫn các việc làm cần thiết, bao gồm cả CPR để giúp đỡ nạn nhân trong lúc chờ nhân viên y tế đến nơi.
AdvertisementsCần thiết tiết lộ danh tính khi gọi 911 hay không?
Nhân viên tổng đài 911 luôn phải hỏi tên và số điện thoại của bạn dành cho trường hợp cần thiết gọi lại, hoặc phòng ngừa trường hợp lực lượng cứu hộ cần trao đổi trực tiếp với nhân chứng tại hiện trường.
Tuy nhiên không cần thiết phải tiết lộ tên của mình. Cuộc gọi báo trường hợp khẩn cấp của bạn vẫn được xử lý như thường lệ cho dù bạn không nguyện ý tiết lộ danh tính.
Chuyện gì sẽ xảy ra sau cuộc gọi tới số 911?
Ngay sau khi tiếp nhận cuộc gọi, hệ thống sẽ tự động điều phối cuộc gọi của bạn. Nhân viên đôi lúc có thể tiếp tục duy trì cuộc gọi để cập nhập thông tin trực tiếp đến lực lượng cứu trợ, hoặc chỉ dẫn cho bạn một số bước cần thiết để giúp đỡ nạn nhân hoặc tạm thời ổn định tình huống trong lúc chờ đợi cứu viện.
AdvertisementsKhi nào lực lượng cứu trợ 911 sẽ đến?
Thời gian để cho đội cứu trợ đến nơi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đầu tiên, tất cả cuộc gọi đều được phân loại mức độ ưu tiên dựa trên loại sự cố, hoặc là sự cố có đang diễn ra hay không. Phân loại mức độ ưu tiên hỗ trợ được lực lượng cứu hộ tự mình quyết định chứ không phải 911.
Theo đó, một cuộc nổ súng hay ẩu đả sẽ được ưu tiên giải quyết hơn là hỗ trợ giải quyết một buổi tiệc tùng ồn ào hay là một lời phàn nàn về chiếc xe đỗ không đúng.
Ngoài ra, các điều kiện như thời tiết, khoảng cách địa lý và mức độ bận rộn của bên cứu hộ cũng là những yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian để đội cứu hộ có thể tiếp cận hiện trường. Nếu trường hợp của bạn không thực sự cần được ưu tiên, bạn rất có thể phải đợi các trường hợp khẩn cấp khác được ưu tiên giải quyết xong mới nhận được hỗ trợ.
AdvertisementsQuay số 911 ở Việt Nam sẽ ra sao?
Việt Nam không có số 911 cho các trường hợp khẩn cấp, thay vào đó các bạn cần ghi nhớ những số điện thoại khẩn cấp theo danh sách sau đây.
- 111 là đường dây nóng bảo vệ trẻ em, hoạt động 24/24h hoàn toàn miễn phí. Đây là Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em thường trực 24/24h, hoàn toàn miễn phí. Khi các bạn cần tư vấn hoặc thấy các nguy cơ, hành vi xâm hại: bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc… trẻ em
- 112 là đầu số yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc. Đây là tổng đài yêu cầu trợ giúp, tìm kiếm cứu nạn trong phạm vi cả nước. Khi các bạn cần sự trợ giúp về tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trong các tình huống chủ yếu do thiên tai gây nên như bão lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở… hoặc những trường hợp trên sông, trên biển do tàu bè bị chìm, bị trôi dạt, bị hư hỏng mất phương hướng thì các bạn hãy gọi đến đầu số 112.
- 113 là đầu số gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh trật tự. Là tổng đài khẩn cấp về an ninh trật tự, các vụ việc cướp giật, trộm cắp, đánh nhau, bạo hành, tai nạn giao thông.
- 114 là đầu số gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu hộ cứu nạn. Đây là số tổng đài gọi cứu hỏa, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp. Khi gọi tổng đài thì chúng ta sẽ được hỗ trợ giải cứu trong các tai nạn bất ngờ: hỏa hoạn, cháy nổ hoặc bị mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy, dưới hầm mỏ..
- 115 là đầu số gọi cấp cứu về y tế. Tổng đài 115 là số gọi cấp cứu khẩn cấp trong những trường hợp sức khỏe nghiêm trọng. Khi gọi tổng đài thì chúng ta sẽ được hỗ trợ đưa đến bệnh viện để cấp cứu nhanh chóng để bảo vệ an toàn tính mạng. Riêng trường hợp thương tích có liên quan đến yếu tố phạm tội hoặc tai nạn giao thông thì mọi người hãy gọi 113 trước sau đó gọi 115.
Trên đây GhienCongNghe đã giới thiệu sơ bộ 911 là gì. Nếu có nhu cầu tìm hiểu thêm cách thức làm việc của tổng đài 911, bạn có thể truy cập website: www.ongov.net để tìm hiểu thêm các thông tin khác.
Nếu bạn cảm thấy bài viết trên thật hữu ích, hãy nhấp Like và Share và đừng quên ghé thăm GhienCongNghe thường xuyên nhé.
AdvertisementsTừ khóa » Số điện Thoại Khẩn Cấp Là Cái Gì
-
Số điện Thoại Gọi Khẩn Cấp 112 | PRAHA | Thủ đô Của Mọi Người
-
NHỮNG SỐ ĐIỆN THOẠI KHẨN CẤP CẦN THUỘC LÒNG
-
112, 113, 114, 115 Là Số điện Thoại Gì? - Giáo Phận Cần Thơ
-
114 Là Gì? 115 Là Gì? 112 Là Gì? 113 Là Gì? Số điện Thoại Khẩn Cấp ...
-
Cuộc Gọi SOS Là Gì? Cách Sử Dụng, Cài đặt ...
-
Điện Thoại Báo "chỉ Cuộc Gọi Khẩn Cấp": Nguyên Nhân Và Cách Khắc ...
-
111, 112, 113, 115, 114 Là Số điện Thoại Gì? - THPT Sóc Trăng
-
Số điện Thoại 112, 113, 114, 115, 116... Tại VN - HTL IT
-
[PDF] 【 Cách Gọi 119 (Số điện Thoại Khẩn Cấp) 】
-
(VTC14)_Số điện Thoại Khẩn Cấp Của Việt Nam Sẽ Là 112 - YouTube
-
112, 113, 114, 115 Là Gì? Các Số điện Thoại Khẩn Cấp ở Việt Nam
-
Tài Nguyên - NORCOM
-
[PDF] Hệ Thống Cấp Báo Số 119 Và Cách Gọi điện
-
111, 112, 113, 115, 114 Là Gì? Cách Gọi Các Số điện Thoại Khẩn Cấp
-
Cách Gọi Các Số điện Thoại Khẩn Cấp Nhanh Chóng Trên IPhone
-
Thực Hiện Cuộc Gọi Khẩn Cấp Trên IPhone - Apple Support