99 Câu Hỏi Thắc Mắc Thường Gặp Về Bệnh đau đầu - Phần 1
Có thể bạn quan tâm
Đau đầu là một dấu hiệu điển hình liên quan tới các bệnh về thần kinh, trong đó số có bệnh tai biến mạch máu não (đột quỵ) – một căn bệnh nguy hiểm gây tỷ lệ tử vong cao hoặc mang di chứng suốt đời.
Đau đầu là bệnh lý về thần kinh phổ biến với tỷ lệ 78,3% số người từng mắc phải ít nhất một lần trong đời. TS.BS Lê Văn Tuấn, Cố vấn chuyên môn khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh giải đáp một số thắc mắc thường gặp về bệnh đau đầu, những triệu chứng đau đầu nào là nguy hiểm, và các loại đau đầu thường gặp. (1)
Các câu hỏi thắc mắc về bệnh đau đầu thường gặp
1. Đau ở những vị trí nào thì được gọi là đau đầu?
Đau ở vùng đầu và mặt hoặc vùng cổ trên đều thuộc về bệnh đau đầu.
2. Đau đầu có thường gặp hay không?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 50% số người lớn trên thế giới bị đau đầu ít nhất một lần trong năm. Trong đó, có khoảng 1/3 – ¼ là từ 18 – 65 tuổi, và ít nhất 30% trường hợp là đau đầu Migraine. Các số liệu này cho thấy, đau đầu là một tình trạng phổ biến và chủ yếu gặp ở người trưởng thành có xu hướng mắc chủ yếu.
3. Tỷ lệ đau đầu có khác biệt ở nam và nữ hay không?
Đa số các nghiên cứu đều ghi nhận, tỷ lệ đau đầu ở phụ nữ thường cao hơn nam giới. Sự khác biệt này đặc biệt rõ ràng ở bệnh đau đầu Migraine với tỷ lệ phụ nữ mắc cao gấp 3 lần nam giới. Ngoài ra, các cơn đau đầu Migraine ở nữ thường nặng hơn và ảnh hưởng đến cuộc sống nhiều hơn ở nam. Trong khi đó, nam giới thường có xu hướng mắc chứng đau đầu cụm nhiều hơn.
4. Có mấy loại đau đầu?
Bệnh đau đầu được chia làm hai loại, đau đầu nguyên phát và đau đầu thứ phát.
-
- Đau đầu nguyên phát: Là loại đau đầu không rõ nguyên nhân, kể cả khi được khám, làm xét nghiệm, chụp hình ảnh não. Đau đầu nguyên phát lại được chia làm hai dạng, đó là đau đầu căng thẳng và đau đầu Migraine.
-
- Đau đầu thứ phát: Là loại đau đầu được gây ra từ một nguyên nhân cụ thể có thể xuất phát từ các vấn đề trong sọ, cạnh sọ hoặc các nguyên nhân toàn thân như do sốt, dùng thuốc, rối loạn chuyển hóa.
5. Tỉ lệ đau đầu ở phòng cấp cứu tại bệnh viện có cao hay không?
Đau đầu chiếm 1 – 4% số ca phải nhập viện cấp cứu. Đa số các trường hợp phải cấp cứu do đau đầu là lành tính. Khoảng 5% trong số đó là đau đầu thứ phát và chỉ có một tỉ lệ nhỏ có thể khả năng gây nguy hiểm.
6. Cơ chế nào trong cơ thể giúp chúng ta cảm nhận được đau đầu?
Đau được cảm nhận bởi các thụ thể đau (thụ thể là các cấu trúc hóa học bao gồm các protein làm nhiệm vụ nhận và chuyển đổi các tín hiệu để tạo ra các đáp ứng).
Các thụ thể đau này thường gặp ở các mạch máu, chủ yếu là đoạn gần của các động mạch não và các động mạch thuộc màng cứng; các tĩnh mạch và các xoang tĩnh mạch não; màng ngoài xương sọ; các động mạch ngoài sọ, phần trên cột sống cổ, mắt, các xoang mũi, răng.
Các thụ thể đau sẽ chuyển tín hiệu chủ yếu đến dây thần kinh số 5 (còn gọi là dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh tam thoa) và dây thần kinh số 9, 10, cổ trên. Riêng sự kích thích trực tiếp vào vỏ não thì không gây đau.
7. Làm thế nào để nhận biết loại đau đầu nguy hiểm?
Đau đầu đa phần là không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng có biểu hiện là đau đầu. Các nguyên nhân gây ra cơn đau đầu nguy hiểm có thể gặp như xuất huyết khoang dưới nhện do vỡ phình động mạch não, huyết khối tĩnh mạch nội sọ (thường hay được nhắc đến nhiều như là một biến chứng của chủng ngừa covid-19), viêm màng não, viêm não, u não…
Có một số đặc điểm gợi ý đau đầu có thể là nguy hiểm bao gồm:
-
- Lớn tuổi: Người trên 50 tuổi lần đầu tiên bị đau đầu, có khả năng tình trạng này xuất phát từ một nguyên nhân nghiêm trọng, cần phải chú ý theo dõi.
-
- Khởi phát đột ngột: Tình trạng đau đầu dữ dội và bắt đầu một cách đột ngột có thể gặp trong trường hợp xuất huyết dưới nhện do vỡ phình động mạch não.
-
- Đau đầu kèm với các nguyên nhân toàn thân: Đôi khi tình trạng đau đầu còn thường đi kèm với các bệnh lý nguy hiểm như ung thư hoặc suy giảm miễn dịch.
-
- Khám thấy dấu hiệu thần kinh bất thường (một số dấu hiệu này có thể được nhận biết bởi người bệnh hay người thân): Các dấu hiệu thần kinh bất thường có thể gặp như nói khó, liệt mặt, sụp mi mắt, nhìn đôi, tê mặt, yếu liệt tay chân, đi lảo đảo, cổ cứng…
-
- Kiểu đau đầu thay đổi: Các trường hợp đau đầu mạn tính hay kéo dài như đau đầu kiểu căng thẳng, Migraine thường có các cơn đau đầu tái phát và đặc điểm cũng không thay đổi nhiều so với những lần đau đầu trước đây. Nếu đau đầu lần này không giống các lần đau đầu trước đây (như đau không giảm với thuốc giảm đau, đau tăng dần) thì có khả năng là một nguyên nhân mới xuất hiện và gây đau đầu.
8. Trên thực tế, tỷ lệ bệnh nhân đau đầu được điều trị có cao hay không?
Tỉ lệ đau đầu chiếm khoảng 50% dân số, tuy nhiên chỉ 4% trong số đó được khám bởi các bác sĩ đa khoa. Có khoảng 40% bệnh nhân đau đầu được kê toa các thuốc điều trị Migraine (điều trị đặc hiệu) và chỉ 2% được đến khám ở bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh tại Anh.
9. Người bệnh nên lưu ý các triệu chứng hay các đặc điểm gì của đau đầu để nói cho bác sĩ?
Người bệnh cần ghi chú các đặc điểm đau đầu bao gồm: (2)
- Đau bao nhiêu lần?
- Đau từng cơn hay đau liên tục?
- Đau ở trong đầu, đau nửa đầu, đau 2 bên, đau vùng trán hay vùng chẩm?
- Thời gian cơn đau kéo dài bao lâu?
- Cường độ đau thế nào? Đau nhẹ, vừa hay nặng?
- Đau đầu có kèm buồn nôn hay nôn thật sự?
- Các hoạt động như đi, chạy, ho, rặn có làm tình trạng đau tăng lên hay không?
- Trong cơn đau khi gặp ánh sáng chói có khó chịu hay tăng đau hơn hay không?
- Trong cơn đau khi nghe tiếng ồn có khó chịu hay tăng đau hơn hay không?
- Khi bị đau đầu thì có gì làm giảm đau được như uống thuốc, nằm nghỉ, ngủ hay không?
- Đau có liên quan đến loại thức ăn, đồ uống đặc biệt các chất có cồn như bia, rượu?
- Nếu ở phụ nữ thì đau đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt hay không?
10. Tôi có nên ghi lại nhật ký đau đầu hay không?
Nên ghi lại nhật ký đau đầu vì điều này sẽ giúp bác sĩ theo dõi diễn tiến của bệnh cũng như hiệu quả của việc điều trị. Các yếu tố quan trọng cần ghi vào sổ nhật ký bao gồm:
- Ngày
- Giờ
- Cường độ cơn đau (nhẹ, vừa, nặng)
- Thời gian cơn đau: mỗi cơn đau kéo dài trong bao lâu
- Các triệu chứng kèm theo (trước, trong, sau cơn đau)
- Các yếu tố tăng, giảm cơn đau
- Thuốc đã dùng
11. Đau đầu như sét đánh là gì?
Đau đầu như sét đánh là đau đầu dữ dội có thể đạt tới cường độ đau cực đại trong vòng 60 giây. Đây là đau đầu hiếm gặp, xuất hiện đột ngột, có thể kèm buồn nôn hay nôn. Khi bị đau đầu này, người bệnh cần đến cấp cứu ngay để được khám và loại trừ nguyên nhân nguy hiểm đến tính mạng như xuất huyết màng não.
Đau đầu như sét đánh thường tăng cường độ đau cực đại trong 1 phút, kéo dài khoảng 5 phút rồi hết. Trong trường hợp xuất huyết màng não, bệnh nhân mô tả đau dữ dội nhất mà trước đến giờ chưa bao giờ bị, đau nhiều và có thể hôn mê.
Một số trường hợp, đau đầu này không rõ nguyên nhân và gọi là đau đầu nguyên phát hay vô căn. Trường hợp này có thể khi ho, gắng sức hay hoạt động tình dục.
Nói chung, khi bị đau đầu loại này cần phải được nhập cấp cứu ngay để loại trừ nguyên nhân nguy hiểm đến tính mạng.
12. Tôi nhập viện vì đau đầu và bác sĩ nói cần phải lấy dịch não tuỷ của tôi để làm chẩn đoán. Bác sĩ có thể giải thích thêm?
Một số trường hợp đau đầu do viêm màng não hay xuất huyết màng não, do đó cần phải lấy dịch não tuỷ để làm chẩn đoán vì các trường hợp này thuộc tình trạng cấp cứu, cần được chẩn đoán và điều trị ngay vì tỉ lệ tử vong khá cao.
Đối với xuất huyết màng não, thông thường bệnh nhân sẽ được chụp CT scan não trước (chụp cắt lớp điện toán) là có thể chẩn đoán. Tuy nhiên, một số trường hợp xuất huyết lượng ít hoặc bệnh nhân đến muộn sau vài ngày (lúc này trên CT scan não có thể không thấy xuất huyết), do đó các bác sĩ phải lấy dịch não tuỷ để làm chẩn đoán xem có máu trong dịch não tủy hay không (có nghĩa là có xuất huyết màng não hay không).
Đối với viêm màng não, đặc biệt là viêm màng não mủ (do vi khuẩn) thì chỉ chẩn đoán được khi khảo sát dịch não tuỷ. Viêm màng não mủ cần phải được dùng kháng sinh chích tĩnh mạch liều cao ngay, do đó cần phải chẩn đoán ngay và chẩn đoán chỉ được làm khi có dịch não tuỷ.
13. Tại sao đau đầu lần đầu tiên xuất hiện ở người trên 50 tuổi được xem là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm?
Thường những loại đau đầu nguyên phát (không nguy hiểm) xuất hiện ở người trẻ tuổi nên sau 50 tuổi tỉ lệ đau đầu nguyên phát ít hơn, các nguyên nhân thứ phát thường gặp hơn, đặc biệt là có những nguyên nhân nguy hiểm (như u não, viêm động mạch thái dương). Do vậy, đau đầu nếu lần đầu tiên xuất hiện ở người trên 50 tuổi thì cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa nội thần kinh để loại trừ nguyên nhân nguy hiểm nếu có.
14. Đau đầu sau chấn thương là gì?
Đau đầu sau chấn thương được định nghĩa theo Hội Đau Đầu Quốc Tế là đau đầu trong vòng 7 ngày sau khi bị chấn thương hoặc khi hồi phục ý thức (sau khi tỉnh lại do hôn mê) vì chấn thương. Loại đau đầu này thường kèm theo nhiều triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt; mất ngủ; tập trung kém, giảm trí nhớ; nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh; mệt mỏi; thay đổi khí sắc và nhân cách như trầm cảm, dễ bị kích động.
Đau đầu sau chấn thương thường hồi phục trong vòng 3 tháng, tuy nhiên nhiều trường hợp có thể kéo dài hơn. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ đau đầu kéo dài như tiền căn đau đầu trước đây. (3)
15. Trẻ em có bị đau đầu hay không?
Trẻ em cũng bị đau đầu, nhiều trẻ quá nhỏ thường chỉ khóc và không mô tả hoặc nói được tình trạng mắc phải. Đau đầu ở trẻ em ít hơn nhiều so với đau đầu ở người lớn. Đa số đau đầu ở trẻ em là migraine hoặc đau đầu kiểu căng thẳng hơn là đau đầu do những nguyên nhân nguy hiểm. Migraine ở trẻ em thường bị cả hai bên và thời gian cơn đau đầu migraine thường ngắn hơn ở người lớn.
16. Khi nào đau đầu ở trẻ em cần lo lắng thật sự?
Tình trạng đau đầu ở trẻ em thường là lành tính. Cha mẹ chỉ nên lo lắng khi trẻ đau đầu kèm các triệu chứng sau:
- Trẻ bị sốt
- Cổ cứng và ói, có hay không có sốt
- Sốt, lú lẫn, ngủ gà
- Sốt, đau khớp, đau lưng, yếu tay chân hoặc liệt mặt
- Đau đầu tăng dần
- Đau đầu nhiều sau chấn thương
17. Bạn nên làm gì khi trẻ bị đau đầu?
Việc đầu tiên là cha mẹ nên để ý xem trẻ có các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của đau đầu hay không (theo dõi ở phần các dấu hiệu cảnh báo đau đầu nguy hiểm). Nếu trẻ bị đau đầu thường xuyên, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Đồng thời, cần điều chỉnh sinh hoạt của trẻ cho thích hợp như:
- Ngủ đủ giấc
- Tránh stress
- Tránh các yếu tố khởi phát đau đầu
- Ăn đúng bữa, đầy đủ
- Uống đủ nước trong ngày
- Tập thể dục thường xuyên
18. Những trường hợp đau đầu kháng trị, cần lưu ý điều gì?
Đau đầu kháng trị rất khó điều trị, đặc biệt nếu chỉ dùng thuốc thường sẽ không có hiệu quả cao. Người bị đau đầu kháng trị cần lưu ý:
- Nên tái khám thường xuyên, thậm chí ngay cả khi không có các triệu chứng gia tăng.
- Cần xác định rõ thuốc cắt cơn và chỉ nên dùng khi cần thiết; tránh số lần dùng thuốc cắt cơn quá nhiều (thường không nên dùng quá 2 lần/tuần).
- Tránh lệ thuộc vào các chất như rượu hoặc các chất gây nghiện.
- Có vấn đề về sức khỏe tâm thần như lo âu, trầm cảm, mất ngủ mạn tính.
- Cần tập trung điều trị vào việc cải thiện hoạt động sống nhiều hơn là tập trung vào việc giảm đau.
- Mục đích điều trị sẽ chuyển từ điều trị khỏi sang điều trị chăm sóc và nâng cao chất lượng cuộc sống.
19. Có mấy loại đau đầu Migraine?
Migraine có nhiều loại khác nhau nhưng có thể chia thành 2 loại là Migraine không có tiền triệu và Migraine với tiền triệu (chiếm khoảng 15% – 30% bệnh nhân bị Migraine). Migraine không có tiền triệu được chia làm 2 nhóm: Migraine từng đợt và Migraine mạn tính
Tiền triệu là triệu chứng thần kinh thường xảy ra trước hoặc cùng thời điểm với đau đầu, có thể biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau, thường gặp nhất là các vấn đề về thị giác. (4)
20.Tiền triệu của Migraine là gì?
Tiền triệu là các triệu chứng thần kinh báo hiệu cơn đau đầu Migraine sắp xảy ra. Tiền triệu thường xuất hiện trước cơn đau Migraine từ 5 – 60 phút với các biểu hiện điển hình bao gồm:
- Thị giác: Các điểm nhấp nháy, lóe sáng, đường zig zag, các điểm mù
- Cảm giác: Tê, ngứa
- Vận động: Yếu cơ
- Thính giác: Ù tai
- Giác quan khác: Sự thay đổi khứu giác hoặc vị giác
- Ngôn ngữ: Nói khó (rất dễ nhầm với tai biến mạch máu não)
- Triệu chứng khác: Nhìn đôi, chóng mặt, mất thăng bằng
21. Người bị Migraine thường hay có bệnh nào kèm theo?
Người bị Migraine thường hay có các bệnh khác kèm theo (bệnh đồng mắc) bao gồm:
- Mất ngủ
- Trầm cảm
- Loét dạ dày
- Đau ngực
- Động kinh
Cường độ đau đầu Migraine tăng nếu bạn có các bệnh viêm đồng mắc như vảy nến, dị ứng, các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo âu, mất ngủ.
22. Migraine có thể được điều trị khỏi hay không?
Hiện nay không có thuốc hay phương pháp nào có thể điều trị khỏi bệnh Migraine. Tuy nhiên, Migraine có thể được điều trị để làm giảm các triệu chứng bằng việc dùng các loại thuốc cắt cơn đau.
Hiện nay, một tỷ lệ khá cao những người bị Migraine vẫn chưa được chẩn đoán hoặc chưa từng được điều trị hoặc điều trị bằng phương pháp chưa phù hợp. TS.BS Lê Văn Tuấn khuyên, người bị Migraine nên đến khám ở chuyên khoa nội thần kinh để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
23. Đối với người bị đau đầu Migraine thì khi nào nên chụp cộng hưởng từ (MRI) não?
Theo Liên Đoàn Thần Kinh Châu u năm 2006, bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ não cho người bệnh Migraine khi:
- Khám thần kinh ghi nhận bất thường
- Cơn Migraine xuất hiện lần đầu sau 40 tuổi
- Tần số hay cường độ của cơn đau tiếp tục tăng
- Các triệu chứng kèm theo thay đổi so với trước đây
- Các triệu chứng tâm thần mới xuất hiện liên quan đến cơn đau
24. Các yếu tố nào nên tránh ở bệnh nhân Migraine?
Có nhiều yếu tố nếu xuất hiện sẽ làm cơn đau Migraine tái phát hoặc nặng hơn. Các yếu tố nên tránh (thường tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân đã từng bị các yếu tố này ảnh hưởng trước đây) bao gồm:
- Stress
- Mất ngủ
- Ngủ quá nhiều
- Bỏ bữa ăn
- Thay đổi thời gian ăn thông thường
- Dùng thức uống có cồn
- Dùng vài loại phô mai
- Chocolate
- Tập luyện quá nhiều
25. Những biểu hiện cho thấy Migraine có thể chuyển sang dạng mạn tính?
Migraine thường biểu hiện là các cơn đau đầu cấp và khoảng thời gian giữa các cơn thường không có triệu chứng. Tuy nhiên, một số người có các cơn đau đầu thường xuyên nếu mắc Migraine mạn tính. Migraine mạn tính khó điều trị hơn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Lưu ý, Migraine có thể chuyển thành mạn tính nếu:
- Điều trị không còn hiệu quả so với trước đây
- Có nhiều cơn Migraine mỗi tháng
- Bạn cần phải dùng thuốc giảm đau mỗi ngày để cắt cơn đau
- Thường bị đau đầu quanh chu kỳ kinh
- Không tìm được thuốc điều trị Migraine hiệu quả
26. Tôi nghe nói người bệnh Migraine dễ bị đột quỵ. Tôi bị Migraine đã lâu như vậy tôi có dễ bị đột quỵ hay không, nếu có thì làm thế nào để tránh đột quỵ?
Migraine được chia thành Migraine có và không có tiền triệu. Migraine không có tiền triệu thì không liên quan đến đột quỵ, tuy nhiên Migraine có tiền triệu được xem như một yếu tố nguy cơ của đột quỵ. Phụ nữ bị Migraine nếu dùng thuốc ngừa thai, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Trong phân loại Migraine, có một loại biến chứng đặc biệt của Migraine gọi là nhồi máu não do Migraine. Tình trạng nhồi máu não xuất hiện cùng lúc với cơn đau do Migraine. Đây là một tình trạng hiếm gặp được cho là do Migraine gây ra sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác.
Một số thể Migraine dễ bị nhầm lẫn với đột quỵ như Migraine liệt nửa người. Migraine liệt nửa người là tình trạng người bệnh có biểu hiện liệt nửa người trong cơn Migraine. Liệt nửa người là triệu chứng thường gặp của đột quỵ.
Triệu chứng này có thể kéo dài vài ngày, tuy nhiên cũng có thể tự hồi phục trong vòng 24 giờ. Nếu cha hay mẹ bạn bị Migraine liệt nửa người thì bạn cũng có 50% khả năng giống họ.
Như vậy, đau đầu có thể là một triệu chứng của một số loại bệnh, nhưng cũng có thể nó chính là bệnh. Dù ở dạng nào thì đau đầu cũng nên được theo dõi cẩn thận để đề phòng các rủi ro có thể xảy ra. Bởi vì nếu không được thăm khám chuyên khoa, bạn sẽ khó có thể nhận biết được đâu là loại đau đầu bình thường và đâu là loại đau đầu nguy hiểm. Để phòng ngừa các rủi ro do bệnh đau đầu gây ra, bạn nên đến bệnh viện để thăm khám nhằm tầm soát và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn nguy hiểm như đột quỵ… bác sĩ Tuấn khuyên.
27. Tôi bị migraine nhưng đang mang thai, vậy thì có dùng thuốc điều trị phòng ngừa migraine được hay không?
Điều trị migraine ở phụ nữ mang thai an toàn nhất vẫn là phương pháp không dùng thuốc như thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, uống nhiều nước, thư giãn…
Nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì có thể dùng paracetamol để cắt cơn đau, metoclopramide để điều trị nôn. Có thể dùng nhóm thuốc kháng viêm không steroid nếu mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2 (tháng 4-6). Các thuốc khác có thể được chấp nhận là nhóm triptans, prenisone, thuốc chống nôn prochlorperazone, promethazine. Nếu phải dùng thuốc ngừa cơn thì có thể dùng propranolol mặc dầu nguy cơ ảnh hưởng đến thai vẫn có thể có dù tỉ lệ rất thấp.
28. Đánh giá điều trị migraine thế nào là hiệu quả?
Điều trị phòng ngừa migraine được xem như là thành công khi giảm tần số cơn, giảm thời gian cơn đau, giảm dùng thuốc cắt cơn hay giảm số ngày bị đau đầu trong ít nhất 3 tháng.
Việc điều trị phòng ngừa thường hiệu quả và cần thiết, tuy nhiên một tỉ lệ lớn các bệnh nhân migraine vẫn chưa được điều trị phòng ngừa.
Hiệu quả của thuốc thường cần phải vài tháng (2-6 tháng) để có tác dụng tối đa.
29. Viêm động mạch thái dương có triệu chứng như thế nào?
Triệu chứng nổi bật là đau đầu. Đau đầu thường có tính chất theo mạch đập, đau liên tục ở một hay hai bên đầu. Đau vùng trán hay chẩm, đau có thể âm ỉ, đau nhói hay rát bỏng.
Bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau hàm, đặc biệt khi nhai, sờ đau ở vùng da đầu thái dương, sụt cân, chán ăn, đau cơ ở cánh tay, vai, hông, đùi, mông.
Tuổi khởi phát thường từ 50 tuổi trở lên. Xét nghiệm máu thấy CRP tăng hay vận tốc lắng máu tăng.
30. Rối loạn stress sau chấn thương là gì?
Rối loạn stress sau chấn thương là một rối loạn tâm thần, xuất hiện ở người bị hoặc chứng kiến một biến cố gây chấn thương như các thảm họa thiên nhiên, tai nạn thảm khốc, xâm phạm tình dục hoặc tổn thương trầm trọng. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi người, mọi chủng tộc, quốc tịch, văn hóa và mọi lứa tuổi.
Bệnh nhân rối loạn stress sau chấn thương thường bị rối loạn suy nghĩ nặng và các cảm xúc liên quan đến các biến cố vẫn tiếp tục kéo dài, mặc dù các biến cố chấn thương đã chấm dứt. Bệnh nhân có thể có cảm giác sống lại một đoạn các biến cố, hay gặp ác mộng, cảm thấy buồn, sợ hãi, giận dữ, cảm thấy tách biệt hoặc xa lạ với cộng đồng. Bệnh nhân có xu hướng lảng tránh các tình huống hoặc những người có thể gợi lại các biến cố này. Đồng thời, người bệnh có thể phản ứng tiêu cực dữ dội với những điều bình thường như tiếng ồn hoặc sự đụng chạm tình cờ.
31. Có thể điều trị khỏi hẳn migraine hay không?
Một số nghiên cứu lâu dài ghi nhận, khoảng 40% người bị migraine có hay không có tiền triệu sẽ không có cơn ở tuổi 50-60.
32. Đau đầu sau khi ăn đồ ăn lạnh như ăn kem thì gọi là đau đầu gì?
Người ăn đồ rất lạnh như kem hoặc uống nước đá hoặc đầu đột ngột tiếp xúc với nhiệt độ lạnh thỉnh thoảng có thể xuất hiện đau đầu. Loại đau đầu này gọi là đau đầu do kích thích lạnh.
Triệu chứng của đau đầu do kích thích lạnh có thể bao gồm đau nhói, đau buốt ở vùng đỉnh đầu, đau tăng cực đại trong khoảng 20-60 giây sau đó giảm và hết. Cơn đau hiếm khi kéo dài quá 5 phút.
33. Khi bị đau đầu do kích thích lạnh có cần phải đi khám hay không?
Trong trường hợp này, người bệnh không cần phải đi khám. Nguyên nhân của loại đau đầu này là do khi tiếp xúc với đồ lạnh đột ngột ở sàn miệng hoặc ở thành sau của họng dẫn đến sự thay đổi lưu lượng máu do co mạch gây ra đau đầu.
Khi tiếp xúc lạnh, mạch máu sẽ co lại để tránh làm mất nhiệt của cơ thể và sau đó mạch máu lại giãn ra làm bùng phát cơn đau. Khi cơ thể thích nghi với những thay đổi của nhiệt độ, cơn đau sẽ biến mất.
Đau đầu loại này thường xuất hiện ở người nhạy cảm với lạnh và không phải ai cũng gặp phải.
34. Đau thần kinh tam thoa là gì?
Đau thần kinh tam thoa là tình trạng đau mãn tính, ảnh hưởng đến thần kinh sọ số 5, còn gọi là thần kinh tam thoa (thần kinh sinh ba). Loại đau này thường gặp ở người lớn tuổi với biểu hiện đau ở vùng mặt theo vùng thần kinh tam thoa, thường là ở vùng V2 (nhánh số 2 của thần kinh tam thoa) là vùng gò má, mũi và vùng V3 (nhánh số 3 của thần kinh tam thoa) là vùng hàm dưới.
Loại đau đầu này có cường độ đau rất mạnh nhưng thời gian đau ngắn, chỉ vài giây đến vài phút. Các triệu chứng bao gồm đau nhói, buốt và có thể lặp lại nhiều lần trong ngày. Khi khám lâm sàng, bác sĩ hầu như không phát hiện thấy bất thường. Một số người sẽ xuất hiện cơn đau khi chạm vào các vùng ở mặt hoặc ở họng (gọi là vùng cò súng). Những bệnh nhân dạng này thường được khuyên nên tránh rửa mặt, hôn vào các vùng dễ kích thích cơn đau.
Đau thần kinh tam thoa có thể xuất hiện ở người trẻ. Trong trường hợp này, người bệnh cần được tìm các nguyên nhân thứ phát như xơ cứng nhiều nơi (xơ cứng rải rác từng đám hoặc đa xơ cứng) do u hoặc do dị dạng mạch máu não.
35. Đau thần kinh tam thoa nên được điều trị như thế nào?
Có 2 phương pháp điều trị đau dây thần kinh tam thoa, đó là dùng thuốc hoặc can thiệp bằng phẫu thuật hoặc các thủ thuật khác.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh thường được điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc chính để điều trị là nhóm thuốc chống động kinh, trong số đó phổ biến nhất là carbamazepine và oxcarbazepine. Hai loại thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng, do đó người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Carbamazepine và oxcarbazepine thường đáp ứng rất hiệu quả trong thời gian đầu điều trị và duy trì được một thời gian dài. Tuy nhiên, càng về sau hai loại thuốc này có thể sẽ càng ít hiệu quả do đó người bệnh cần phải tăng liều cũng như tăng số lần dùng thuốc.
Các thuốc động kinh khác cũng được dùng để điều trị đau đầu tam thoa còn bao gồm phenytoin và lamotrigine.
Ngoài nhóm thuốc chống động kinh, người bệnh cũng có thể dùng baclofen hoặc các thuốc điều trị đau thần kinh khác. Song các thuốc này hiệu quả không cao đối với điều trị đau thần kinh tam thoa.
36. Ngoài phẫu thuật, có thể có phương pháp can thiệp nào khác để điều trị đau thần kinh tam thoa hay không?
Ngoài phẫu thuật, người bệnh còn có thể điều trị đau dây thần kinh tam thoa bằng các phương pháp sau:
-
- Xạ phẫu với dao gamma (gamma knife): Bác sĩ sẽ xác định vị trí cần chiếu tia gamma vào dây thần kinh nhằm phá hủy một phần dây thần kinh để làm giảm đau. Sự thuyên giảm thường không xuất hiện ngay mà có thể phải cần đến một tháng mới có hiệu quả. Nếu tình trạng đau tái phát, bác sĩ có thể lặp lại thủ thuật này.
-
- Phá hủy dây thần kinh bằng nhiệt với các sóng: Sau khi bệnh nhân được gây mê, bác sĩ sẽ chèn một cây kim qua sàn sọ vào dây thần kinh của người bệnh. Tiếp theo, bác sĩ sẽ chèn một điện cực qua kim và dùng dòng điện tác động qua điện cực để tạo ra nhiệt gây phá hủy dây thần kinh. Thủ thuật này thường để lại biến chứng tê mặt. Tình trạng đau có thể tái phát sau 3-4 năm.
-
- Tiêm glycerol: Bác sĩ cũng dùng kim đưa vào gần dây thần kinh tam thoa và tiêm glycerol để phá hủy một phần dây thần kinh. Bệnh nhân cũng thường bị tê mặt sau đó. Cơn đau có thể tái phát sau một thời gian.
37. Thỉnh thoảng tôi bị đau đầu khi gắng sức, như vậy có vấn đề nguy hiểm gì không?
Thông thường, khi cơ thể hoạt động nhiều như chạy, bơi, nâng tạ… sẽ không bị đau đầu. Song một số người có thể bị đau đầu nguyên phát do gắng sức. Trong trường hợp này, đau đầu thường kéo dài ít hơn 48 giờ xảy ra trong lúc gắng sức hoặc ngay sau khi gắng sức. Khi khám, bác sĩ không ghi nhận được các nguyên nhân khác.
Có một số nguyên nhân nguy hiểm mà người bệnh có thể gặp phải nếu lần đầu tiên bị đau đầu khi gắng sức, do đó bác sĩ cần phải loại trừ. Các nhân nguy hiểm có thể bao gồm xuất huyết dưới nhện, bóc tách động mạch, hội chứng co thắt mạch máu não có thể hồi phục.
Đặc điểm của đau đầu khi gắng sức thường là đau kiểu mạch đập và kéo dài ít hơn 5 phút.
38. Đau đầu sau khi ho có nguy hiểm không?
Một số người sau khi ho, đặc biệt ho một hơi dài có thể bị đau đầu nhưng tình trạng này không nguy hiểm. Đặc điểm của đau đầu trong trường hợp này thường là khởi phát đột ngột hai bên đầu, xuất hiện trong khi ho hoặc ngay sau khi ho và thường kéo dài từ 1 giây – 2 giờ. Đau đầu sau khi ho thường xuất hiện ở vùng chẩm và hay gặp ở người trên 40 tuổi. Khi khám, bác sĩ không ghi nhận được các nguyên nhân khác.
39. Đau đầu do căng mắt là gì?
Khi nhìn lâu một chỗ, các cơ vận nhãn phải co quá nhiều để giữ cho mắt đứng yên và có thể gây ra đau đầu do căng mắt. Tình trạng đau này thường cảm giác được ở vùng sau mắt và có thể kèm theo các triệu chứng khác như mỏi mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, khó tập trung, tăng nhạy cảm với ánh sáng, cảm giác mắt khó mở to.
Tình trạng đau đầu do căng mắt không nguy hiểm nên người bệnh không cần phải lo lắng. Thông thường, người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, giảm tập trung mắt là cơn đau đầu sẽ giảm. Những trường hợp đau đầu nhiều, có thể dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol.
40. Đau đầu có ảnh hưởng đến thị giác hay không?
Đau đầu thông thường không ảnh hưởng đến thị giác, tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ảnh hưởng đến thị giác nếu người bệnh bị u vùng tuyến yên hoặc mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp. Bên cạnh đó, một nguyên nhân đau đầu nguy hiểm khác có thể ảnh hưởng đến thị giác như đau đầu do viêm động mạch thái dương. Viêm động mạch thái dương có thể gây mù do tắc động mạch mắt.
Ngoài ra, hai loại đau đầu nguyên phát cũng có thể ảnh hưởng đến thị giác trong cơn đau là đau đầu migraine và đau đầu cụm.
Migraine có thể có tiền triệu thị giác và những tiền triệu này đôi khi kéo dài. Một số người có thể có tiền triệu nhưng không có đau đầu và dễ bị nhầm lẫn với chứng rối loạn thị giác do bệnh về mắt.
Đau đầu cụm thường đau quanh mắt làm nhắm mắt hoặc sụp mi mắt, thay đổi kích thước đồng tử, do đó có ảnh hưởng đến thị giác.
41. Có mối liên hệ giữa đau đầu và đau răng hay không?
Đau đầu và đau răng có thể liên quan đến nhau, cụ thể:
Đau răng gây đau đầu:
- Đau răng có thể được dẫn truyền theo dây thần kinh tam thoa, gây ra đau đầu. Thần kinh tam thoa là thần kinh chi phối cảm giác ở mặt, môi, răng và lợi.
- Một số trường hợp đau răng là yếu tố khởi phát của cơn đau đầu migraine.
Đau đầu và đau răng do một bệnh gây ra:
Đau răng có thể do sâu răng (nhiễm trùng răng và lợi). Tác nhân gây sâu răng có thể gây các bệnh lý của các xoang cạnh mũi hoặc viêm tắc xoang hang trong não và gây đau đầu.
Một số trường hợp đau đầu và đau mặt biểu hiện là đau răng:
Điển hình là đau thần kinh tam thoa, bệnh nhân có thể có triệu chứng đau buốt trong họng, lợi, quanh răng và nhiều trường hợp bị nhầm lẫn là mắc các bệnh về răng.
42. Bệnh nhiễm trùng có thể gây đau đầu hay không?
Nếu mắc bệnh nhiễm trùng, người bệnh có thể bị đau đầu. Tình trạng nhiễm trùng có thể chỉ xuất hiện trong sọ nhưng cũng có thể lan toàn thân. Đau đầu do nhiễm trùng thường có các biểu hiện lâm sàng như sốt, buồn nôn, nôn.
Lần đầu bị đau đầu liên quan nhiễm trùng hoặc đau đầu đã có trước đây nhưng tần số và độ nặng tăng ít nhất 2 lần liên quan chặt chẽ đến nhiễm trùng, đều được gọi là đau đầu do nhiễm trùng. (5)
43. Đau đầu do nhiễm trùng toàn thân là gì?
Đau đầu do nhiễm trùng toàn thân có thể là tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn, siêu vi hoặc các tác nhân khác.
Đau đầu trong trường hợp này không có ý nghĩa nhiều trong việc chẩn đoán. Bệnh nhân thường bị sốt, mệt mỏi và xuất hiện các triệu chứng toàn thân khác. Trong bệnh nhiễm trùng, đau đầu thường tồn tại cùng với sốt và phụ thuộc vào sốt, tuy nhiên cũng có trường hợp đau đầu không kèm với sốt.
44. Đau đầu có gặp ở những người nhiễm covid-19 hay không?
Người bị nhiễm covid-19 có thể có hoặc không có triệu chứng. Đối với người có triệu chứng thì triệu chứng ban đầu điển hình nhất là mất mùi, mất vị giác và đau đầu trước khi xuất hiện ho.
Mất mùi có khả năng do siêu vi xâm nhập vào vùng khứu giác của mũi, sau đó vào màng não và gây viêm màng não siêu vi. Một trong những biểu hiện của viêm màng não siêu vi là đau đầu.
Một số bệnh nhân covid-19 sau khi hồi phục vẫn có thể còn bị đau đầu vài ngày đến tháng.
45. Bệnh nhân covid-19 bị đau đầu có nên được chụp MRI não hay không?
Bệnh nhân Covid-19 dễ phát triển các cục máu đông trong não nên có thể được chụp MRI não để loại trừ một số biến chứng như viêm não hoặc huyết khối tĩnh mạch nội sọ.
46. Những lưu ý quan trọng khi bị đau đầu?
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Đau đầu là một triệu chứng thường gặp và việc điều trị chỉ thực sự hiệu quả khi có sự hợp tác tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân. Do đó, nếu bị đau đầu, người bệnh cần lưu ý những điểm quan trọng sau:
- Hiểu rõ đặc điểm, triệu chứng đau đầu của mình để có thể mô tả và trả lời đầy đủ các câu hỏi của bác sĩ.
- Biết các đặc điểm của đau đầu và gợi ý nguyên nhân đau đầu có thể gây nguy hiểm.
- Cần đến bệnh viện thăm khám nếu bị đau đầu nhiều hoặc đau đầu tái phát nguy hiểm để bác sĩ có chẩn đoán chính xác.
- Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Điều chỉnh lối sống, ăn uống, sinh hoạt.
- Theo dõi tác dụng phụ, hiệu quả điều trị, những triệu chứng mới xuất hiện, các vấn đề khác và thảo luận với bác sĩ điều trị các vấn đề này.
Từ khóa » đau Nửa đầu Bên Phải Sau Covid
-
Đau đầu Hậu Covid: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Đau đầu Khi Bị Covid Và Những điều Bạn Nên Biết!
-
Bị đau đầu Hậu Covid-19 - Cách Giảm Cơn đau đầu
-
Đau Nửa đầu Không Sốt Có Nên đi Test Lại Covid Không? - Vinmec
-
Đau Đầu Khi Bị COVID-19, Phải Làm Sao? - YouTube
-
Đau đầu Sau Mắc COVID-19, Chữa Thế Nào?
-
Đau Nửa đầu - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Ðau Nửa đầu Và Cách điều Trị - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
4 Thông Tin Bạn Nên Biết Về Hội Chứng Sau Khi Nhiễm Covid - CarePlus
-
Tại Sao đau đầu, Mất Ngủ Hậu Covid-19? - VnExpress
-
Đau Nửa Đầu Bên Phải Là Gì? Nguyên Nhân Và Triệu Chứng - Diag
-
Cách Nhận Biết Tình Trạng đau đầu Hậu Covid - VnExpress Sức Khỏe
-
Biến Chứng Thần Kinh Hậu COVID-19: Các Chứng Bệnh Cần Nắm Bắt ...
-
Hậu COVID: Đối Phó Với đau Vai Gáy Và Lưng
-
Đau đầu: Phân Loại, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị Hiệu Quả | ACC
-
Bác Sĩ Chỉ Ra 5 Dấu Hiệu Nhận Biết Cơn đau đầu Có Thể Do Covid-19
-
Đau đầu Hậu Covid Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Kiểm ...