99% Khi Xây Nhà Người Ta Sẽ Không đổ Bê Tông Sàn Trệt

Contents
  1. Nền đất yếu khi thi công ép cọc hoặc móng băng.
  2. Khu vực thường xuyên có xe tải lớn đi qua.
  3. Nhà có nâng nền.
  4. Tầng trệt sử dụng để làm garage xe.
  5. Hạn chế chống thấm ngược.
  6. Lý do cuối cùng rất quan trọng.

Chủ đầu tư xây nhà lần đầu có thể không biết được rằng 80% nhà thầu xây dựng khi thi công xây thô trong gói cơ bản thì ngôi nhà sẽ không đổ bê tông sàn trệt với cốt thép. Một phần do chủ đầu tư cũng không có kinh nghiệm thi công nên không hề biết đến vấn đề này, một phần do nhà thầu báo giá theo m2 nên hạn chế những hạng mục tăng chi phí hoặc không tính toán được chi phí thi công hay cố tình tính chi phí phát sinh sau này. Đây là một chi phí phát sinh cực kì quan trọng ảnh hưởng chất lượng ngôi nhà. Có 6 lý do, đặc biệt lý do cuối cùng trong bài viết này chủ đầu tư nên xem xét và đưa ra quyết định nên đổ bê tông sàn trệt hay không? 

Theo cách thức thi công thông thường khi hoàn thành việc xây xây hố móng, bể tự hoại các khu vực không có thép hay các giằng móng sẽ sử dụng cát san lấp sau đó được đầm chặt nền. Các khu vực như hố móng, giằng móng có thép sẽ được đổ bê tông gia cố. Toàn bộ bề mặt sàn sẽ được lăm le bằng cát, xi măng cho bằng phẳng để sau này cán nền lát gạch chứ không có cấy thép sàn như các tầng trên.

Đổ bê tông sàn trệt.
Hố móng sẽ được đổ bê tông còn khu vực khác sử dụng cát san lấp, lăm le bằng hỗn hợp xi măng, cát, nước.
Lăm le là thuật ngữ ám chỉ việc làm phẳng bề mặt bằng cát xi nước. Hình ảnh trên không đổ bê tông sàn trệt + thép sàn.
Sàn trệt không đi thép sàn, chỉ đổ bê tông khu vực có thép, các khu vực khác lăm le bằng đất cát.

Nếu chủ đầu tư quyết định thi công đổ bê tông sàn trệt , Song Phát sẽ tiến hành cấy thép fi 10 1 lớp vào cấu kiện giằng móng như hình bên dưới khoảng cách 200mm. Sau đó tiến hành đổ bê tông cho toàn bộ sàn trệt với độ dày trung bình khoảng 10cm.

Gia công thép fi 10 1 lớp vào giằng móng.

Đa phần các nhà thầu khác khi đi thép sàn thường sử dụng thép fi 8 còn Song Phát luôn sử dụng thép fi 10 để thi công toàn bộ thép sàn. Tại sao thép sàn tầng trệt chỉ có 1 lớp mà không phải 2 lớp thép như các tầng trên. Lý do là vì sàn trệt chịu tải trọng có lực đi xuống mặt đất, thép sàn trệt gia cố trực tiếp vào đài móng vì thế chỉ cần thi công 1 lớp là đủ chịu tải cho cả ngôi nhà, không tốn nhiều chi phí khi đổ bê tông sàn trệt. Các sàn tầng trên khu vực dầm ngoài rìa của tường bao sẽ chịu cả momen âm dương nên phải gia cố 2 lớp thép, ở giữa chỉ cần một lớp vì lực chỉ tác động xuống dưới.

Thi công thép phi 8 1 lớp, thép phi 8 nhỏ hơn, chất lượng kém hơn, giá thành cũng rẻ hơn nhiều so với thép fi 10. Hình ảnh lấy từ hiệp hội xây dựng Việt Nam.
Đóng ván khuôn bằng coffa để đổ sàn bê tông cốt thép tầng trệt phân chia cao độ sàn.

Nền đất yếu khi thi công ép cọc hoặc móng băng.

Lý do đầu tiên nên đổ bê tông sàn trệt là vì nền đất yếu. Trước khi thi công móng cọc chúng ta sẽ phải ép cọc nhà phố. Nền đất quá cứng thì không thể ép cọc được. Đặc thù của nền đất này là yếu và xốp, các tầng địa chất này rất dễ dịch chuyển luôn không ổn định nên việc lăm le đầm chặt nền trước khi cán nền cũng sẽ không thể nào đảm bảo về lâu dài.

Đổ bê tông sàn trệt với cốt thép fi 10.

Mặt khác nếu nhà bạn xây trước nhà hàng xóm mà không đổ bê tông sàn trệt, sau này nhà hàng xóm thi công ép cọc gia cố nền đất sẽ ảnh hưởng đến ngôi nhà của mình. Ép cọc sẽ làm dịch chuyển các lớp đất do phản lực lúc ép. Có bao giờ bạn thấy nhà kế bên thi công móng mà nhà bên cạnh sụt lún, nứt tường hoặc nghiêng cả ngôi nhà mà mắt thường có thể nhìn thấy rõ. Một phần là do cách thi công móng không đúng và không đổ bê tông sàn trệt.

Đổ bê tông sàn trệt với cốt thép.
Đổ bê tông thương phẩm sàn trệt cho nhà có diện tích lớn 5x25m.

Việc này sẽ tốn thời gian, tiền bạc, công sức của gia chủ, không tránh khỏi kiện cáo, xích mích.. Không thể bắt người ta không được xây nhà mới vì lí do nhà mình bị ảnh hưởng. Chi phí sẽ do bên gây ra sự cố chịu trách nhiệm tuy nhiên vật đã hư qua sửa chữa không thể nào tốt bằng trạng thái ban đầu vốn có, ngôi nhà cũng vậy.

Khi ngôi nhà sử dụng móng băng, đây là loại móng nông chịu tải dưới 30 tấn, về lâu dài có khả năng gây sụt lún vì vậy chủ đầu tư cần cân nhắc có nên đổ bê tông sàn trệt hay không.

Khu vực thường xuyên có xe tải lớn đi qua.

Đây là lý do thứ 2 nên đổ bê tông sàn trệt, việc có nhiều xe trọng tải lớn qua tại các con đường lớn như quốc lộ, công trình cao tầng thì hay xảy những dư chấn, các chủ đầu tư ở gần khu vực này sẽ hiểu hơn ai hết. Mỗi khi xe chạy qua thì nền nhà bỗng rung lên. Chính những lần rung đất như vậy sẽ tạo nên những lần sụt đất và từ đây nền gạch hiện hữu cũng sẽ bong theo năm tháng. Chi phí sửa chữa chủ nhà phải chịu.

Đổ bê tông sàn trệt đảm bảo an toàn về lâu dài.
Nhà chị Phương 5x25m trệt lửng sân thượng đã hoàn thành.

Nhà có nâng nền.

Những ngôi nhà có nền trệt thấp hơn mặt đường hay chủ đầu tư muốn nâng nền cao hơn 300mm so với cao độ nhà hiện hữu thì nên đổ bê tông sàn trệt. Khi gia công lắp đặt thép đà kiềng xong, thợ tiếp tục xây tường bao hố móng cao thêm bằng gạch cháy, tiếp tục đổ cát san lấp vào và tưới nước đầm chặt nền hoàn thành công tác nâng nền. Nếu không có đổ bê tông nền trệt hay xảy ra sụt lún.

Lắp đặt thép đà kiềng.
Đổ cát san lấp đầm chặt nền, sau đó cấy thép sàn fi 10.
Đổ bê tông tươi cho sàn trệt.
Nhà anh Minh 5x20m 4 tầng sau khi hoàn thiện.

Tầng trệt sử dụng để làm garage xe.

Theo nhu cầu sử dụng của gia đình, không xây tầng hầm thì sử dụng tầng trệt để chứa xe ô tô, xe bán tải… Sức nặng của xe khi di chuyển tác động một lực không nhỏ mặt sàn trệt. Gạch cũng có độ cong vênh nhất định tất nhiên sẽ ảnh hưởng đến mặt sàn tầng trệt.

Mặt bằng tầng trệt nhà phố 4x14m có gara tầng trệt.

Hạn chế chống thấm ngược.

Nếu không đổ bê tông sàn trệt, các mạch nước ngầm hay nước mưa tích tụ trong lòng đất ẩm thấp theo mao mạch đi lên thường gây thấm chân tường nền trệt đây được gọi là hiện tượng thấm ngược trong xây dựng. Đổ bê tông sàn trệt tạo ra một lớp bề mặt bằng bê tông có khả năng chống thấm tốt hơn.

Ngoài ra, xây từ 3 – 5 lớp gạch đinh ở phần chân tường rồi mới xây gạch ống. Gạch đinh có khả năng chống thấm tốt hơn nên sẽ hạn chế lượng ẩm thấm từ ngoài vào.

Song Phát luôn thi công gạch đinh chống thấm 3 lớp chân tường cho tất cả các sàn không chỉ riêng sàn trệt và giằng tường.

Lý do cuối cùng rất quan trọng.

Nếu nhà chủ đầu tư mà không nằm trong 5 lý do trên thì lý do cuối cùng đơn giản là “Cẩn tắc vô áy náy”. Nhà mình xây dựng để ở lâu dài không ai biết trước chuyện tương lai nên dù sao cẩn thận vẫn tốt hơn. Việc đổ bê tông sàn trệt cũng giúp công trình khi thi công sạch sẽ không lấm lem bùn đất cát.

Chi phí này là chi phí phát sinh có thể thi công hoặc không. Tuy nhiên đối với nhà thầu làm việc không rõ ràng, họ không báo trước cho chủ đầu tư chi phí này trước khi thi công chỉ khi thi công đến mới báo để tính phát sinh vô lý. 

Đổ bê tông sàn trệt với độ dày bê tông trung bình 10cm.

Lúc này gây ra tâm lý lo sợ cho chủ đầu tư có quyết định thi công hay không và chi phí cũng không biết là có chính xác theo giá thị trường. Việc đổ bê tông nền trệt này phải được thỏa thuận ngay từ đầu với nhà thầu xây nhà trọn gói, và chi phí này sẽ được tính riêng theo diện tích sàn hoặc khối lượng bóc tách dự toán riêng.

Song Phát với cách làm việc rõ ràng cùng báo giá chi tiết, các hạng mục cần thiết có thể làm hoặc không như đổ bê tông sàn trệt, xử lý giáp mí nhà hàng xóm, chi phí nâng nền, chi phí vệ sinh, đều có chi tiết theo m2 thi công, đơn giá, thành tiền. Không phát sinh 1 đồng nếu chủ đầu tư giữ nguyên thiết kế.

Chi phí đều có trong báo giá trước khi chủ đầu tư quyết định kí hợp đồng thi công.

Rõ ràng ngay từ đầu đã tạo niềm tin giữa chủ đầu tư và Song Phát nên hầu như các công trình Song Phát thi công đều đổ bê tông sàn trệt vì khách hàng của Song Phát là người xây để ở lâu dài chú trọng chất lượng chứ không phải xây để bán hoặc ở tạm.

Có những trường hợp chủ đầu tư không quyết ngay từ đầu, đến khi công trình đang thi công đến giai đoạn đổ sàn lầu thì lại quyết định đổ bê tông sàn trệt thì lúc này đã muộn. Bởi bê tông giằng đà kiềng đã được đổ xong, việc quay lại để làm bê tông nền trệt sẽ ảnh hưởng đến thời gian thi công cũng như chi phí đục lớp sắt giằng đà kiềng ra để neo thép sàn vào.

Song Phát đều tư vấn cho chủ đầu tư đổ bê tông sàn trệt.

Vậy mới nói chi phí xây nhà cao hay thấp phụ thuộc vào rất rất nhiều yếu tố. Cùng một diện tích và quy mô mà nhà có 10 cửa sổ với nhà có 5 cửa sổ chi phí khác nhau rồi chưa kể chủng loại vật tư sử dụng có đơn giá như nào. Có hồ sơ thiết kế nhà phố, Song Phát mới bốc khối lượng dự toán chi tiết và có giá chính xác. 

Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy theo dõi fanpage Song Phát construction và website xaynhasaigon.vn để cập nhật mẫu nhà cùng kinh nghiệm xây nhà nhé. 

Liên hệ Song Phát để được tư vấn xây nhà nhé.

Tham khảo: Phân biệt 3 hình thức tổ chức thi công bán thầu, giao khoán, công nhật ảnh hưởng chất lượng công trình.

Thiết kế nhà 2 tầng 4.2x11m 2 phòng ngủ mái bằng bê tông cốt thép

Tác giả: Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát

Xây Dựng Sự Trường Tồn

Thông tin liên hệ:

Công Ty CP ĐT Kiến Trúc Xây Dựng Song Phát.

Địa chỉ: 36/1 Bàu Cát 1, Phường 14, Q.Tân Bình, TP.HCM

Số 2, Đường số 3, Phường 9, Q. Gò Vấp, TP.HCM 95 Đường số 37, P.Hiệp Bình Phước, KDC Vạn Phúc, Thủ Đức

Xưởng nội thất: 28/6 Tân Chánh Hiệp 07, Phường Tân Chánh Hiệp, Q. 12, TP. HCM

Hotline: 0941.85.98.98 – 0918.85.98.98

Email: songphat@xaynhasaigon.vn

Comments

comments

Từ khóa » đổ Bê Tông Sân Nhà