Đổ Bê Tông Nền Nhà Cần Lưu ý Những Gì?

Trong công trình xây dựng nhà ở, nền móng có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cả công trình. Do vậy đổ bê tông nền nhà cần lưu ý những gì? Tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để có thông tin chi tiết nhé.

1. Công tác cần chuẩn bị trước khi đổ bê tông nền nhà

Để quá trình đổ bê tông nền nhà diễn ra an toàn và đảm bảo chất lượng. Cần phải chú ý chuẩn bị những điều sau:

  • Tính toán thời gian đổ bê tông sao cho phù hợp
  • Tính toán mặt bằng thi công.
  • Chuẩn bị, tính toán nhân lực cần thiết cho quá trình đổ bê tông.
  • Chuẩn bị, tính toán và kiểm tra thiết bị máy móc, nhằm để đảm bảo thực hiện đúng quy trình đổ bê tông nền nhà. Như máy đầm, máy trộn, máy bơm, máy mài sàn bê tông.
  • Nếu đổ nền mỏng hơn 30cm thì cần chuẩn bị thêm máy đầm bàn. Nếu đổ nền có chiều dày lớn hơn 30cm thì cần sử dụng đầm rung, đầm dùi chạy xăng hoặc điện.
  • Chuẩn bị các vật liệu xây dựng cần thiết: cát, đá, xi măng, các loại đai sắt thép để bo sắt vào bên trong,… đó là vấn đề thiết yếu để đảm bảo được khối lượng cũng như chất lượng bê tông.
  • Sau cùng là nên dọn dẹp và dội nước làm sạch phần cốp pha, cốt thép.
  • Lưu ý nên đảm bảo sự an toàn trong quá trình thi công.

=> Xem thêm: Chọn đá đổ bê tông như thế nào cho phù hợp với từng công trình

Đổ bê tông nền nhà cần lưu ý những gì?
Đổ bê tông nền móng

2. Những yếu tố cần đảm bảo khi đổ bê tông nền nhà

Đổ bê tông nền đảm bảo chất lượng cần đảm bảo 5 yếu tố:

– Đủ mác: đảm bảo độ sụt bê tông đạt yêu cầu trước khi đổ

– Đủ khô: tạo độ linh kết, chắc chắn cho bê tông

– Đủ phẳng: sử dụng thước gạt bê tông tạo độ phẳng.

– Đủ mịn: Bê tông được đánh mịn, tăng khả năng thoát nước, tính thẩm mỹ cao

– Đủ xốp:

=> Xem thêm: Có nên sử dụng máy trộn bê tông bằng điện hay không?

Đổ bê tông nền nhà cần lưu ý những gì?
Độ bóng nền nhà

3. Kỹ thuật đổ bê tông nền nhà cần có

Bê tông nền thường không có yêu cầu chống thấm, chống nóng cao như mái. Nhưng cũng phải tuân thủ việc bảo dưỡng tránh không bị nứt. Phải đổ bê tông nền theo hướng giật lùi và thành một lớp. Tránh hiện tượng phân tầng có thể xảy ra.

Mặt sàn chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1-2m. Đổ xong một dải mới đổ dải kế tiếp. Khi đổ đến cách dầm chính khoảng 1m, bắt đầu đổ dầm chính. Đổ bê tông dầm đến cách mặt trên cốp pha sàn khoảng từ 5-10cm lại tiếp tục đổ bê tông sàn. Khi đổ bê tông sàn cần khống chế độ cao bằng các cữ. Nếu không sẽ bị lãng phí bê tông ở khâu này.

Tránh không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách hộc cốp pha. Tất cả các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức, theo hình thức cuốn chiếu từng khu vực đã đổ được 15 phút.

=> Xem thêm: Quy trình đổ bê tông dầm móng đảm bảo chất lượng

Đổ bê tông nền nhà cần lưu ý những gì?
Quy trình đổ bê tông nền

Trên đây là toàn bộ thông tin về thao tác chuẩn bị, yếu tố cần đảm bảo và quy trình đổ bê tông nền nhà mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông tin này hữu ích cho công việc của bạn. Chúc bạn thành công!

Từ khóa » đổ Bê Tông Sân Nhà