[A Crazy Mind] 7 Nghề Nghiệp Dành Cho Người Siêu Nhạy Cảm
Có thể bạn quan tâm
Phương Minh
~100.000 followers
Theo dõi Nhắn tinThông tin
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật...
- Đang cập nhật... ~ 100.000 người
Sở thích
Chưa có thông tin
Cần tim bạn
Chưa có thông tin
- Đang cập nhật...
Phương Minh@Gia Vị
5 năm trước
2[A Crazy Mind] 7 Nghề Nghiệp Dành Cho Người Siêu Nhạy Cảm
Khi bạn nghe thấy từ “nghề nghiệp”, cảm xúc nào đến với tâm trí bạn ngay lúc đó? Có phải bạn sẽ nghĩ ngay đến công việc cho bạn kiếm được tiền từ nó dù chưa chắc nó là công việc bạn thực sự muốn làm? Bạn có hình dung ra những ông chủ hách dịch với cái nhìn lạnh lùng chỉ tập trung vào năng suất công việc? Nếu bạn là người siêu nhạy cảm thì rất có thể công việc không phải là một phần trong cuộc sống khiến bạn thấy thỏa mãn.
Tất nhiên nhóm người siêu nhạy cảm (HSPs) không phải là những người duy nhất bị căng thẳng trong việc tìm kiếm công việc phù hợp với mình. Nhưng HSPs phải đối diện với những chướng ngại mà nhiều người bình thường không gặp phải. Một phần ý nghĩa của cái mác siêu nhạy cảm mà bạn đang đeo là bạn dễ bị quá tải, bạn có thể phải vật lộn với những lần chạy deadline và bạn đặc biệt nhạy cảm với những căng thẳng phổ biến ở nơi làm việc - bao gồm cả tính cách của những người bạn làm việc cùng (đồng nghiệp, khách hàng,...). Điều quan trọng nhất với người siêu nhạy cảm có lẽ là họ luôn tìm kiếm ý nghĩa trong công việc họ đang làm và nếu công việc không có ý nghĩa với họ thì họ không thể thực sự hoàn thành công việc một cách tốt nhất được.
Và đáng buồn là thế giới kinh doanh không đơn giản chỉ được tạo lập để đáp ứng hay thậm chí là thể hiện sự quan tâm đến những nhu cầu này.
Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi công việc đều đi theo hướng như vậy. Trong thực tế, có những định hướng nghề nghiệp rất phù hợp cho những người nhạy cảm trong số chúng ta - đặc biệt nếu bạn biết thế mạnh của bản thân là gì.
Trong số báo này, hãy cùng khám phá xem tại sao người siêu nhạy cảm lại thường không hạnh phúc trong công việc và tại sao họ có thể tạo dựng nên sự nghiệp thật sự đem lại ý nghĩa cho họ.
HSPs muốn một công việc không chỉ bởi tiền lương
Rất khó tìm thấy sự hài lòng trong công việc dù bạn là ai - ở Mỹ, chỉ 50% số người đi làm được hỏi nói rằng họ hài lòng với công việc họ đang làm (và đây được cho là tỷ lệ cao). Nhưng không có câu hỏi nào có thể khó nắm bắt hơn với người siêu nhạy cảm, những người nhìn chung muốn cảm thấy có ý nghĩa và mục đích trong công việc của họ.
Có một lý do chính đáng lý giải vì sao HSPs cảm thấy vậy. Là một HSPs, một ngày ở nơi làm việc không có nghĩa là bạn chỉ làm mỗi công việc của riêng mình. Điều đó cũng có nghĩa là:
Bạn nhận ra và thường xuyên kiểm soát cảm xúc của tất cả những người khác mà bạn làm việc cùng
Bạn để ý tới tất cả những tiếng động, mùi hương và chi tiết nhỏ nhặt mà phần lớn mọi người ít ai để ý (họ chỉ coi nó là phông nền)
Bạn xử lý sâu sắc từng phần công việc trong suốt ngày làm việc của bạn - và đưa năng lượng tinh thần của bạn vào công việc nhiều hơn người khác.
Nói cách khác, làm việc có thể khiến người siêu nhạy cảm hao tổn sức lực nhiều hơn những người khác. Kể cả vào những ngày đẹp trời, bạn vẫn có thể bị kích thích quá mức và cạn sạch năng lượng khi bạn về tới nhà. Không ngạc nhiên khi HSPs muốn công việc của họ phải thật ý nghĩa: Công việc đó có thể là thứ duy nhất họ có cơ hội để làm trong phần lớn các ngày làm việc của họ.
Thật không may, những công việc có ý nghĩa có thể đặc biệt khó tìm. Một phần vì đây là bản chất tự nhiên của nền kinh tế, lối sống hiện đại đòi hỏi một lượng cụ thể công việc lặp đi lặp lại, và phần lớn trong đó rốt cuộc được điều khiển bởi lợi ích chứ không phải sứ mệnh. Ngay cả trong lĩnh vực được coi là sáng tạo hay “mang nhiều ý nghĩa” đó (kiểu công việc phi lợi nhuận) thì bất kỳ công việc nào cũng có thể hoặc không thể khiến bạn tự thỏa mãn nhu cầu của bản thân - tính cách của những người bạn làm việc cùng, giống như chính công việc, đều đóng một vai trò to lớn đối với sự hài lòng với công việc của bạn.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng tìm kiếm được công việc có ý nghĩa là trò chơi rút thăm may rủi. Theo Kelly O’Laughlin, tác giả của cuốn “Cuộc sống của một người hướng nội, đây là những cảnh báo nguy hiểm giúp bạn biết được cách phòng tránh”. Chúng bao gồm:
Bất kì công việc nào chủ yếu tập trung vào bán hàng hay đạt doanh số, đặc biệt nếu chúng không trực tiếp nói lên giá trị của cá nhân bạn.
Những công việc có bản chất chứa nhiều sự tranh chấp (như đàm phán thương lượng).
Bất kỳ công việc nào có môi trường làm việc ồn ào, bận rộn hoặc hỗn loạn - thông qua buổi phỏng vấn để tìm hiểu về điều này!
Công việc có vẻ dành rất nhiều thời gian tiếp xúc trực tiếp với người khác (dù là khách hàng hay làm việc nhóm liên tục với đồng nghiệp). HSPs đối xử tốt với mọi người, nhưng họ cần thời gian riêng để tự xử lý và hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất.
O’ Laughlin cũng cảnh báo rằng, trên tất cả, đồng nghiệp của bạn và môi trường bạn làm việc sẽ tạo ra và phá vỡ cảm giác hạnh phúc của bạn trong công việc. Ngay cả trong lĩnh vực ngành nghề yêu thích của bạn, bạn cũng sẽ thấy mất hứng thú với công việc của mình nếu mỗi ngày bạn luôn phải đối phó với một ông chủ thô lỗ và hung hăng hoặc một văn phòng làm việc sôi nổi đầy áp lực.
Những nghề nghiệp tốt nhất dành cho người siêu nhạy cảm
Người siêu nhạy cảm cũng sở hữu nhiều thế mạnh khi là nhân viên. Trong thực tế, họ mang đến những tài năng độc đáo mà nhiều nhân viên khác không có. Ví dụ, HSPs ủng hộ và khuyến khích những người quanh họ. Họ lắng nghe, chú ý đến chi tiết và dành thời gian để nghĩ kỹ trước khi bắt tay vào hành động. Với tư cách là người lãnh đạo, họ chú trọng vào việc xây dựng sự đồng thuận, giúp họ tạo lập đội ngũ nhân viên trung thành và có năng lực làm việc vượt trội. Và trong mọi tình huống, họ đều nhận ra những hàm ý ẩn trong câu nói hay hành động mà ít ai để ý đến, họ có một trực giác nhạy bén về cách đối nhân xử thế với mọi người.
Những điểm mạnh này tạo nên định hướng tuyệt vời cho tuýp nghề nghiệp mà HSPs sẽ thích nhất - và phát triển mạnh. Đây là những đề xuất hàng đầu của chúng tôi về nghề nghiệp dành riêng cho người nhạy cảm, dựa trên gợi ý của O’Laughlin và một số ý kiến của chúng tôi:
1. Nghề chăm sóc
Nhóm lĩnh vực này bao gồm các nghề như y tá, bác sĩ, nhà vật lý trị liệu, cũng như nhà hoạt động xã hội, nhà tâm lý trị liệu và huấn luyện viên cá nhân. Các ngành nghề này dựa trên những thế mạnh của HSP, bao gồm sự đồng cảm, lòng trắc ẩn và sự hiểu biết nhạy bén với nhu cầu của người khác. Tất nhiên, bạn sẽ phải đối mặt với vô số cảm xúc từ những người xung quanh, nhưng HSPs nhìn chung có vẻ bị những lĩnh vực này hấp dẫn và họ thường thấy thỏa mãn với tuýp công việc này (Kiểm tra lời khuyên dạo gần đây của các bác sĩ chuyên khoa HSP về cách kiểm soát cảm xúc thông qua tự chăm sóc bản thân và thiết lập các ranh giới)
2. Công việc cần khả năng sáng tạo
Nhóm này gồm các công việc như thiết kế đồ họa, viết bài quảng cáo, thiết kế hoạt họa, thiết kế sản xuất phim… bất cứ ai đặt tài năng nghệ thuật của họ vào công việc như một nghề nghiệp thường ngày. Những ngành nghề này có thể là cách tốt để tạo dựng kinh nghiệm chuyên môn và kiếm tiền trong khi phát triển tài năng của bạn như một người nghệ sĩ. Thêm vào đó, những công việc này có xu hướng rất dễ thực hiện dựa trên cơ sở làm việc tự do, mang lại cho HSPs sự linh hoạt và tự chủ, điều mà họ mong muốn trong lịch trình hàng ngày của họ.
3. Nhà truyền đạo:
Nhiều HSPs có tâm hồn sâu sắc và thường có niềm tin nghiêm túc hơn những người quanh họ. Đồng thời, HSPs có khả năng khích lệ và mở lòng. Điều này tạo nên một tổ hợp mạnh mẽ trong bất cứ nhà truyền đạo nào. Tất nhiên, HSPs có khuynh hướng trực quan hơn là giáo điều về tinh thần của họ, và họ có thể phải chịu đựng một số sự sắp xếp nhất định để được làm việc như một giáo sĩ. Nhưng điều đó có thể rất đáng giá, đặc biệt khi phục vụ ở một trong số ít những nghề mà tính nhạy cảm và trực giác vẫn được đánh giá cao.
4. Ngành nghề liên quan đến học viện
Giới học thuật có thể đầy tính cạnh
tranh nhưng nó cũng đang có xu hướng chuyển dịch sang hướng đi quan tâm chu đáo, cho phép HSPs sử dụng sức mạnh của họ. Bạn có cơ hội dành một phần thời gian của mình để làm việc cẩn trọng, tập trung vào công việc mà khả năng thấu hiểu sự thật được coi trọng. Bạn cũng có cơ hội dành thời gian để dạy và giúp đỡ học viên, nhưng chỉ dành một phần thời gian trong ngày của bạn - và thậm chí không phải ngày nào cũng vậy. Có thể điều quan trọng nhất là bạn có thể làm công việc ý nghĩa liên quan đến chủ đề mà bạn thực sự quan tâm.
5. Chủ doanh nghiệp:
Nhiều HSPs, với tư cách là một nhân viên, luôn thấy không công bằng khi bị bỏ qua cơ hội được thăng chức, như thể họ không có “tố chất lãnh đạo” vậy. Nhưng điều đó đơn giản là chưa đúng - một HSP có thể là lực lượng tiên phong mạnh mẽ của một công ty. Phần nhiều trong số hầu hết các doanh nghiệp nhỏ có được thành công, ví dụ như hàng quán, phòng tranh và các quán cà phê có thể phát đạt khi được dẫn dắt bởi một người nhạy cảm. Một HSP sẽ tạo dựng sự tiếp đón và bầu không khí bình ổn; thiết kế một không gian thực sự nổi bật và xây dựng một đội ngũ nhân viên trung thành, những người tận hưởng công việc của họ và thích việc giúp đỡ khách hàng. Nếu bạn có một tầm nhìn kinh doanh thì đây là một hướng nghề nghiệp tốt để bạn tiếp cận.
6. Công việc phi lợi nhuận
Ngành nghề này đi kèm với một chú ý lớn: Công việc phi lợi nhuận có thể gây ra những căng thẳng sánh ngang với công việc thuộc lĩnh vực kinh tế tư nhân. Nhiều tổ chức phi lợi nhuận không được tổ chức tốt như những doanh nghiệp truyền thống và một vài trong số các tổ chức này lợi dụng sứ mệnh tốt đẹp để biện hộ cho việc kéo dài thời gian làm việc và tiền lương thì dưới mức trung bình. Nhưng đừng để điều đó cản trở bạn. Cũng có nhiều tổ chức phi lợi nhuận có văn hóa lành mạnh, hợp tác và thực sự tập trung vào việc tạo nên những điều tốt đẹp cho thế giới. Những công việc phi lợi nhuận đặc biệt tốt cho HSPs gồm giữ vai trò trong các tổ chức chính quyền, giám đốc điều hành, thương mại, quản lý hội viên, trợ cấp kinh phí cho nhà nghiên cứu/ nhà văn và thậm chí là các công việc gây quỹ tiềm năng cao (phụ thuộc vào mục tiêu tài trợ mạnh mẽ thế nào và văn hóa hỗ trợ ra sao).
7. Chuyên gia công nghệ thông tin:
Mã hóa là công việc cần khả năng sáng tạo rất cao và sẽ được hoàn thành tốt nhất bởi người nào có con mắt chú ý đến tiểu tiết và trực giác mạnh mẽ. Điều đó có nghĩa rằng HSPs có lợi thế dễ thấy dưới vai trò là kỹ sư phần mềm, nhà phát triển trang web hay làm việc trong vai trò đòi hỏi sự am hiểu về công nghệ. Nhiều ngành nghề liên quan đến công nghệ cũng là những công việc tạo ra bầu không khí thư thái hơn và chú trọng vào làm việc từ khoảng cách xa, điều này là một lợi ích cho người siêu nhạy cảm.
Trên đây là những lựa chọn hàng đầu của chúng tôi nhưng chúng chỉ là những điểm bắt đầu. Là một người siêu nhạy cảm, cách tốt nhất để tìm kiếm một công việc có ý nghĩa là nghĩ về những thế mạnh của bản thân bạn và bắt đầu từ đó - và chú trọng vào văn hóa nơi làm việc trước khi đặt bút ký tên gia nhập thành nhân viên của công ty. Nếu bạn có thể đặt bản thân vào một nơi nào đó nuôi dưỡng tiềm năng của bản thân, bạn sẽ thấy công việc đó thú vị… và thậm chí là chẳng thấy bị kiệt sức.
[A Crazy Mind là một tổ chức cộng đồng hợp tác với YBOX - Kênh Thông Tin Chất Lượng Cao Của Giới Trẻ & Sinh Viên Việt Nam nhằm nâng cao kiến thức tâm lý tới cộng đồng. Với sứ mệnh này, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc những đa dạng chủ đề về tâm lý học giúp cho việc nhận thức về sức khỏe tinh thần trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết]Dịch: Jesse
Minh họa: Lilien
Nguồn: https://highlysensitiverefuge.com/highly-sensitive-person-careers/?fbclid=IwAR1L43eN6NgkVNp93Id7BpwM2RQ9Z6eUAQm8mS7-D92AKZBOpXf841O6PPQ
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về A Crazy Mind. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Nguồn: A Crazy Mind - Ybox.vn”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook A Crazy Mind để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện tư duy ngôn ngữ và đóng góp kiến thức cho cộng đồng tại https://bit.ly/2EiflcL
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
10,808 lượt xem
Thích 2Không thích 0Chia sẻ 1Lưu bài 2 Có thể bạn thíchTừ khóa » Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì? TOP Công Việc ...
-
[Hỏi & Đáp] Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì? Bật Mí Thú Vị Cho Bạn
-
[Câu Chuyện Nghề Nghiệp] Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì?
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì Là Phù Hợp?
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì
-
7 Nghề Nghiệp Tốt Nhất Cho Người Nhạy Cảm Cao - A Crazy Mind
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì? Bật Mí Thú Vị Cho Bạn - YouTube
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì - Vt-.vn
-
Những Nghề Nghiệp Phù Hợp Nhất Và Không Phù Hợp Nhất Dành Cho ...
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì? TOP Công Việc Không Nên Bỏ Qua
-
6 Quyết Định Mà Một Người Nhạy Cảm Phải Có (Phần 3/3)
-
Thế Nào Là Người Nhạy Cảm? Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì?
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì - Du Lịch