[Hỏi & Đáp] Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì? Bật Mí Thú Vị Cho Bạn
Có thể bạn quan tâm
1. Như thế nào là người nhạy cảm?
Trước khi tìm hiểu người nhạy cảm hợp với nghề gì thì chúng ta sẽ cần biết như thế nào là người nhạy cảm? Từ đó bạn cũng có thể xác định được liệu mình có thuộc tuýp người nhạy cảm hay không?
Người nhạy cảm có thể hiểu là người cảm thấy bản thân có những phản ứng thái quá đối với sự việc, khó hòa nhập được trong cuộc sống, tâm trạng thường xuyên lo lắng, chỉ thấy thoải mái, dễ chịu trong những trường hợp ở một mình.
Đối với người nhạy cảm thì sẽ khá quan tâm đến suy nghĩ của người khác, muốn giúp đỡ mọi người và không biết cách đưa ra lời từ chối đối với người khác, họ luôn muốn được mang đến niềm vui, không mong ai phải buồn lòng. Hay nói cách khác, người nhạy cảm xem cảm xúc của người khác quan trọng hơn là cảm xúc của bản thân mình.
Một đặc điểm nữa của người nhạy cảm đó chính là họ rất nhạy trong việc nắm bắt cảm xúc của người khác, thường bị ảnh hưởng bởi chính những cảm xúc đó. Người nhạy cảm cũng có khả năng lắng nghe, chia sẻ với bạn bè, người thân. Thế nhưng với bản thân họ thì lại khó khăn trong vấn đề chia sẻ cảm xúc của chính mình. Họ cũng không phải là xấu hay tách biệt với xã hội mà thường sẽ là người có sự nhẫn nại trong mọi việc, có khả năng thấu hiểu sâu sắc.
Những người có tính nhạy cảm khi làm việc sẽ có khả năng tập trung cao và sử dụng sự tinh tế trong tư duy để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập và làm việc trong lĩnh vực xã hội.
Như vậy, nếu có ai đó thắc mắc rằng “người nhạy cảm có tốt không?” thì câu trả lời đưa ra là “có”. Qua những đặc điểm trên, chắc hẳn bạn đã xác định được mình có thuộc nhóm người nhạy cảm hay không, từ đó tìm kiếm được công việc phù hợp.
Xem thêm: Xã hội học là gì? Cơ hội tìm việc trong ngành ra sao?
2. Người nhạy cảm nên làm những nghề gì?
Trên thực tế, người nhạy cảm có thể làm được rất nhiều công việc, phù hợp với nhiều nghề nghiệp khác nhau. Dưới đây là tổng hợp 6 công việc phù hợp nhất dành cho người nhạy cảm, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
2.1. Nghề chăm sóc khách hàng
Theo nghiên cứu cho thấy, những người nhạy cảm cao thường rất giàu cảm xúc, giàu lòng trắc ẩn và rất dễ dàng để đồng cảm với người khác. Những người này sẽ thích giúp đỡ người khác, nhất là những ai đang gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống.
Chính vì đặc điểm trên mà họ sẽ thích hợp với những nghề liên quan đến chăm sóc khách hàng, chăm sóc người khác. Tất nhiên là với người nhạy cảm, họ sẽ gặp chút khó khăn trong giai đoạn đầu tiên khi mà họ phải đối phó với cảm xúc của người khác, học cách để kiểm soát cảm xúc (Emotional Intelligence) của bản thân mình. Mặc dù vậy thì đây vẫn là nghề giúp bạn có thể tìm thấy ý nghĩa trong công việc.
2.2. Trở thành giáo viên
Việc làm giáo viên là nghề được khá nhiều người lựa chọn, nhất là những ai thuộc tuýp nhạy cảm. Bởi thực tế, nghề giáo viên đòi hỏi con người những yếu tố như là nhẫn nại, tinh tế, thấu hiểu và cần có sự tốt bụng. Đây đều là những tính cách, đặc điểm của người “siêu nhạy cảm”.
Khi trở thành giáo viên, họ có thể đặt mình vào vị trí của học sinh, biết được học sinh đang nghĩ gì, cảm thấy như thế nào đối với môn học. Từ đây, giáo viên sẽ biết học sinh cần gì để đưa ra phương pháp dạy học phù hợp, hiệu quả, giúp cho học sinh có thể phát triển, nâng cao năng lực, kiến thức. Bên cạnh đó thì giáo viên cũng là nghề có môi trường làm việc hoạt động độc lập, đây lại chính là điều mà những người nhạy cảm cần trong công việc. Do đó, nếu bạn là người nhạy cảm thì có thể xem xét để lựa chọn nghề giáo viên nhé.
2.3. Làm nhà biên kịch
Đối với những bạn yêu thích lĩnh vực sách, truyện, các vở kịch và muốn thực hiện những vở kịch riêng, tác phẩm của chính mình, kết hợp với tính nhạy cảm thì có thể lựa chọn việc làm biên kịch. Những người nhạy cảm sẽ thường có khả năng tưởng tượng, tư duy sáng tạo, hình dung ra một câu chuyện, có thể làm nó trở nên sống động hơn.
Bởi vậy, khi người nhạy cảm trở thành một nhà biên kịch thì sẽ có quyền được tự do sáng tạo, phát triển các vở kịch theo ý mà mình muốn. Hơn nữa, trở thành biên kịch thì sẽ không có ai can thiệp được vào công việc của bạn, bạn có thể dành thời gian để viết lên các nhân vật, cốt truyện hoàn toàn mới. Có thể thấy, với những ai siêu nhạy cảm thì biên kịch sẽ là một định hướng nghề nghiệp bản thân vô cùng phù hợp.
Xem thêm: Creative là gì
2.4. Làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin mà cụ thể là viết code luôn đòi hỏi cao về sự sáng tạo, sự cẩn thận, chi tiết cùng trực giác mạnh mẽ để thực hiện tốt nhất công việc. Do đó, những cá nhân nhạy cảm thường có ưu thế cao hơn trong lĩnh vực này, đặc biệt là những kỹ sư phần mềm, lập trình ứng dụng, thiết kế web,...
Việc làm it phần mềm
Phần lớn những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin đều không quá câu nệ về phong cách, do đó bạn có thể tạo cho mình bầu không khí thư giãn, thoải mái, môi trường làm việc lý tưởng nhất để làm việc độc lập hơn. Công việc này cũng có thể làm việc được từ xa, nơi mà bạn thấy phù hợp và điều này lại càng “khớp” với những người có tính cách nhạy cảm.
2.5. Trở thành chuyên gia dinh dưỡng
Một nghề nữa cũng khá phù hợp với những ai nhạy cảm đó là trở thành chuyên gia dinh dưỡng, người mới là việc làm chuyên viên dinh dưỡng. Đối với công việc này thì chủ yếu là sử dụng các kiến thức liên quan đến thực phẩm, dinh dưỡng, cơ thể con người để truyền đạt thông tin, hướng dẫn cho người khác qua chế độ ăn uống.
Với công việc chuyên gia dinh dưỡng này thì cũng đòi hỏi về sự thấu hiểu, nắm bắt về tâm lý, cảm xúc của các bệnh nhân, để từ đó đưa ra được phương pháp, chế độ dinh dưỡng phù hợp. Chính vì vậy mà những người nhạy cảm hoàn toàn phù hợp với công việc chuyên gia dinh dưỡng này.
Hiện nay, bạn có thể trở thành chuyên gia dinh dưỡng và làm việc tại các bệnh viện, các viện dưỡng lão, trường học,… để giúp cải thiện về mặt sức khỏe của mọi người.
Xem thêm: Nghề hot tương lai ở Việt Nam
2.6. Tự kinh doanh riêng
Ngoài ra, một người nhạy cảm cũng hoàn toàn có thể tự đứng ra để kinh doanh riêng. Bạn có thể tự mở cửa hàng, kinh doanh online hay là mở công ty tùy thuộc vào điều kiện của bản thân. Bởi việc kinh doanh riêng tức là bạn có thể điều hành mọi thứ theo phong cách và chiến lược riêng của mình, không phải chịu sự chi phối, áp lực từ ai. Điều này lại rất phù hợp đối với những ai thuộc tuýp người nhạy cảm.
Bạn có thể tự mở cho mình quán cà phê, shop quần áo, cửa hàng tạp hóa,… tạo ra cho mình không gian kinh doanh thoải mái, dễ chịu, thiết kế riêng. Những người nhạy cảm lựa chọn nghề này cũng thường xây dựng nên một hệ thống nhân viên trung thành để hỗ trợ - những người yêu thích công việc của họ và thích chăm sóc khách hàng.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “người nhạy cảm nên làm nghề gì”?. Và nếu bạn cũng thuộc tuýp người nhạy cảm thì hãy lựa chọn ngay cho mình 1 trong những nghề trên đây để phát triển, theo đuổi sự nghiệp của mình nhé.
Từ khóa » Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì? TOP Công Việc ...
-
[A Crazy Mind] 7 Nghề Nghiệp Dành Cho Người Siêu Nhạy Cảm
-
[Câu Chuyện Nghề Nghiệp] Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì?
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì Là Phù Hợp?
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì
-
7 Nghề Nghiệp Tốt Nhất Cho Người Nhạy Cảm Cao - A Crazy Mind
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì? Bật Mí Thú Vị Cho Bạn - YouTube
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì - Vt-.vn
-
Những Nghề Nghiệp Phù Hợp Nhất Và Không Phù Hợp Nhất Dành Cho ...
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì? TOP Công Việc Không Nên Bỏ Qua
-
6 Quyết Định Mà Một Người Nhạy Cảm Phải Có (Phần 3/3)
-
Thế Nào Là Người Nhạy Cảm? Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì?
-
Người Nhạy Cảm Nên Làm Nghề Gì - Du Lịch