[A-Z] Khái Niệm, Cách Dùng & Ví Dụ Tính Từ – Tiếng Việt Lớp 4!

Tính từ – Tiếng Việt lớp 4 là phần kiến thức quan trọng trong chuỗi các kiến thức luyện từ và câu lớp 4. Khi đọc được bài viết này của gia sư Thành Tâm, chắc hẳn các bạn đang loay hoay trong việc tìm hiểu về khái niệm, cách dùng và ví dụ cụ thể về tính từ.

Đừng quá lo lắng! Đội ngũ gia sư lớp 4 của chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp một cách chi tiết nhất. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

>>> Xem thêm: Gia sư lớp 4: Dạy tận tâm, đúng yêu cầu!

Nội dung bài viết ẨN 1. Tính từ là gì? Tính từ – Tiếng Việt lớp 4 2. Cụm tính từ là gì? Ví dụ 3. Vai trò trong câu của tính từ – tiếng Việt lớp 4 4. Chức năng của tính từ trong câu 5. [Hướng dẫn] Bài tập về tính từ lớp 4 có đáp án

Tính từ là gì? Tính từ – Tiếng Việt lớp 4

Để phân biệt tính từ với các loại từ khác, chúng ta phải hiểu rõ được khái niệm tính từ gì. Cụ thể:

→ Tính từ là những từ miêu tả màu sắc, trạng thái, hình dáng của sự vật, con người hay hiện tượng thiên nhiên. Ngoài ra, tính từ còn là những từ được sử dụng để miêu tả cảm xúc, tâm trạng của con người và sự vật.

Trong văn nói cũng như văn viết, tính từ được con người sử dụng một cách linh hoạt và tinh tế nhất, góp phần tạo nên điểm nhấn cho câu.

Ví dụ:

→ Tính từ chỉ cảm xúc: vui, buồn,…

→ Tính từ chỉ màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng,…

Tính từ tiếng Việt lớp 4
Tính từ tiếng Việt lớp 4

Cụm tính từ là gì? Ví dụ

Khi làm bài tập về luyện từ và câu lớp 4, có nhiều đề bài sẽ yêu cầu các bạn xác định cụm tính từ trong câu chứ không đơn thuần là chỉ xác định tính từ đơn giản.

Do vậy, để làm được những bài như vậy, các bạn phải nắm và hiểu được thế nào là một cụm tính từ. Cụ thể:

→ Cụm tính từ trong tiếng việt lớp 4 thường có dạng:

Cụm tính từ = Phần phụ trước + Tính từ (phần trung tâm) + Phần phụ sau

Ví dụ:

→ Cô ấy rất xinh đẹp.

⇒ Trong đó cụm tính từ là: “rất xinh đẹp”, phần phụ trước là: “rất” và không có phần phụ sau.

Cụm tính từ có chức năng giống như tính từ. Nó có chức năng làm vị ngữ trong câu. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tính từ có thể làm chủ ngữ hay bổ ngữ trong câu.

Lưu ý:

→ Phụ trước của cụm tính từ thường sử dụng các từ: đang, sẽ, đã, rất, lắm, cũng, còn,…

→ Phụ sau: các từ chỉ vị trí, chỉ sự so sánh, từ chỉ mức độ, nguyên nhân,…

Thực tế, trong văn nói cũng như văn viết, chúng ta rất hiếm gặp trường hợp cụm tính từ gồm cả phụ trước, phụ sau và phần trung tâm. Thông thường, chúng có thể thiếu phần phụ trước hoặc phụ sau tùy theo trường hợp.

Vai trò trong câu của tính từ – tiếng Việt lớp 4

Đến đây, sẽ có nhiều bạn thắc mắc: Vậy tính từ có vai trò gì trong câu. Gia sư Thành Tâm xin giải đáp thắc mắc một cách cụ thể như sau:

  • Làm vị ngữ trong câu (bổ sung ý nghĩa cho danh từ)

Ví dụ: Trong lớp, Trinh // rất hòa động và hoạt bát.

→ “Trong lớp”: là trạng ngữ

→ “Trinh”: là chủ ngữ

→ “rất thông minh và hoạt bát” (cụm tính từ): là vị ngữ

  • Tính từ và cụm tính từ có vai trò làm chủ ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.

→ Tính từ làm chủ ngữ trong câu: Cần cù và chăm chỉ // là điều tạo nên kết quả học tập tốt.

Trong đó: Chủ ngữ là: “Cần cù và chăm chỉ”, vị ngữ là: “là điều tạo nên kết quả học tập tốt”.

→ Tính từ làm bổ ngữ trong câu: Cậu ấy // đi học // quá muộn

Trong đó: Chủ ngữ là “Cậu ấy”, vị ngữ là: “đi học”, bổ ngữ là: “quá trễ”

Chức năng của tính từ trong câu

Thật ra không phải ngẫu nhiên mà chúng ta lại sử dụng các tính từ trong câu. Đối với tiếng việt, mỗi loại từ ngữ điều mang một chức năng riêng của nó và không thể thay thế được chức năng của chúng cho nhau.

Dưới đây là các chức năng của tính từ – tiếng việt lớp 4:

  • Kết hợp với danh từ, động từ,… để giải thích nghĩa cho câu.
  • Làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc bổ ngữ trong câu đơn
  • Giúp tăng tính gợi hình, gợi cảm và giá trị nghệ thuật cho văn bản.
  • Giúp người nghe, người đọc hình dung rõ hơn về tính chất, cảm xúc hay màu sắc của sự vật, hiện tượng được đề cập đến trong câu.
Chức năng của tính từ
Chức năng của tính từ

[Hướng dẫn] Bài tập về tính từ lớp 4 có đáp án

Ví dụ 1: Câu 2 (trang 112 sgk Tiếng Việt 4)

Hãy viết một câu có dùng tính từ

a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

b) Nói về một sự vật quen thuộc với em (cây cối, con vật, nhà cửa, đồ vật, sông núi,…).

Hướng dẫn:

a) Nói về một người bạn hoặc người thân của em.

Gợi ý: Giọng nói của ông rất ấm áp và hiền từ, mỗi lần nghe ông kể, em đều bị cuốn hút.

b) Nói về một sự vật quen thuộc với em.

Gợi ý: Mùa lúa non, cánh đồng lúa quê em được phủ một màu xanh ngắt, tạo nên cảm giác nhẹ nhàng và yên ả.

Ví dụ 2: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

KẾT LUẬN:

Gia sư Thành Tâm hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ lần lượt giải đáp những thắc mắc của mình về tính từ tiếng việt lớp 4. Việc nắm vững lý thuyết về tính từ sẽ giúp các bạn phân biệt được tính từ với các loại từ khác. Kiến thức mới thì luôn khó, tuy nếu chinh phục được nó, chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy thú vị.

Mỗi quý PHHS sẽ có phương pháp dạy con học toán lớp 4 riêng theo cách của mình. Nếu quý PHHS đang loay hoay về việc học toán và kết quả học tâp của con thì có thể thuê gia sư lớp 4 tại nhà.

Gia sư dạy kèm lớp 4 tại nhà dạy và học theo hình thức kèm 1-1, 1-2 hoặc 1-3. Gia sư Thành Tâm tư vấn đúng yêu cầu, bé được học thử 1 buổi đầu.

Mọi sự thắc mắc của quý PHHS, các bạn có thể liên hệ về số hotline: 0374771705 hoặc fanpage để được giải đáp.

>>> Xem thêm: Các biện pháp tu từ thường gặp

Nhấn vào đây để đánh giá bài này ! [Toàn bộ: 2 Trung bình: 5]

Từ khóa » Ví Dụ Tính Từ Lớp 4