ACEGOI (Agimexpharm) -Thuốc Trị Cảm Sốt

Mục lục

  • 1 Dạng trình bày
  • 2 Dạng đăng kí
  • 3 Thành phần
  • 4 Dược lực học
  • 5 Dược động học
  • 6 Chỉ định
  • 7 Chống chỉ định
  • 8 Liều và cách dùng
  • 9 Chú ý đề phòng và thận trọng
  • 10 Tương tác thuốc
  • 11 Tác dụng không mong muốn
  • 12 Quá liều
  • 13 Bảo quản

Acegoi có thành phần chính là paracetamol, được sử dụng chủ yếu cho trẻ em trong các trường hợp bị sốt nhẹ đến vừa, ngoài ra cũng được sử dụng trong giảm đau nhẹ.

Dạng trình bày

Thuốc bột uống

Dạng đăng kí

Thuốc kê đơn

Thành phần

Paracetamol 325mg

Natri benzoate 100mg

Clorpheniramin maleat 2mg

Dược lực học

– Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu.

– Chlorpheniramin là thuốc kháng histamin H1 có tác dụng trị viêm mũi, dị ứng.

Dược động học

– Paracetamol: Hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 – 60 phút. Phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Thời gian bán hủy khoảng 2 giờ. Chuyển hoá ở gan. Đào thải qua nước tiểu chủ yếu dưới dạng liên hợp với glucuronic.

– Chlorpheniramin: Hấp thu tốt khi uống và xuất hiện trong huyết tương trong vòng 30 – 60 phút. Chuyển hoá nhanh và nhiều. Thời gian bán thải là 12 – 15 giờ, ở người bệnh suy thận mạn thời gian bán hủy kéo dài. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng không đổi hoặc chuyển hoá, sự bài tiết phụ thuộc vào pH và lưu lượng nước tiểu.

Chỉ định

– Sốt, đau đầu, đau nhức cơ bắp, đau khớp.

– Nhiễm trùng đường hô hấp trên gây hắt hơi, chảy nước mắt, nghẹt mũi, sổ mũi, ớn lạnh.

– Viêm xoang mũi do nhiễm khuẩn hay thời tiết, viêm mũi dị ứng.

Chống chỉ định

– Bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc IMAO hoặc đã dùng IMAO trong khoảng thời gian 2 tuần trước. Suy gan, suy thận. Người đang lái tàu, xe hoặc vận hành máy móc. Glocom góc hẹp, u xơ tiền liệt tuyến, hẹp cổ bàng quang.

Liều và cách dùng

Hòa tan thuốc vào lượng nước (thích hợp cho bé) đến khi sủi hết bọt.

Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc từ 4 – 6 giờ, không quá 5 lần/ngày.

– Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: uống 1 gói ( Paracetmol 325 mg; Chlorpheniramin maleat 2 mg) / lần.

– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 ½ gói (Paracetamol 325 mg; Chlorpheniramin maleat 2 mg) / lần.

Chú ý đề phòng và thận trọng

– Paracetamol có thể gây các phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven– Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

– Thận trọng khi sử dụng Paracetamol cho người bệnh thiếu máu từ trước.

– Không uống rượu khi dùng thuốc.

– Chỉ dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú khi thật cần thiết.

– Lưu ý khi lái xe và vận hành máy vì thuốc có thể gây buồn ngủ.

– Trường hợp ăn kiêng muối cần lưu ý thuốc có chứa 95,1mg Na trong 1 gói.

Tương tác thuốc

– Isoniazid, Alcool, các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin) có thể làm gia tăng nguy cơ độc gan gây bởi Paracetamol.

– Dùng chung Phenothiazin với Paracetamol có thể dẫn đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.

– Metoclopramid có thể làm gia tăng sự hấp thu của Paracetamol.

– Ethanol, các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương của Chlopheniramine.

– Chlopheniramine ức chế chuyển hóa Phenytoin và có thể dẫn đến ngộ độc Phenytoin.

– Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.

Tác dụng không mong muốn

Khô miệng, buồn ngủ, rối loạn điều tiết, bí tiểu.

Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Quá liều

– Quá liều Paracetamol có thể do dùng một liều cao duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều cao Paracetamol (7,5 – 10g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong. Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2 – 3 giờ sau khi uống liều cao của thuốc. Quá liều Chlopheniramine gây kích thích hệ thần kinh trung ương, động kinh, co giật, ngừng thở (liều gây chết của Chlopheniramine khoảng 25 – 50 mg/kg thể trọng).

– Xử lý:

Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống và điều trị hỗ trợ tích cực.

Sử dụng thuốc giải độc: N– acetylcystein, Methionin, gây nôn bằng sirô ipecacuanha.

Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối để làm giảm hấp thu.

Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch Diazepam hoặc Phenytoin.

Bảo quản

Bảo quản thuốc tại nơi khô ráo, dưới 30 độ C

Chia sẻ

Từ khóa » Thuốc Cảm Ace