ACEGOI - CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AGIMEXPHARM

Chỉ định:

Trị nóng, ho, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu.

Liều dùng và cách dùng:

Người lớn: Uống 1 – 2 gói/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.

Trẻ em:   – Từ 1 – 2 tuổi: Uống ¼ gói/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.

– Từ 2 – 6 tuổi: Uống ½ gói/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.

– Từ 6 – 12 tuổi: Uống 1 gói/ lần, 3 – 4 lần/ ngày.

Thuốc được hòa với một ít nước trước khi dùng.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn cảm với paracetamol hoặc bất kỳ thành phần khác trong thuốc.
  • Suy chức năng gan và thận.
  • Người bệnh đang cơn hen cấp, Glaucom góc hẹp, tắc cổ bàng quang, triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt, loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng.
  • Khó khăn trong việc đi tiểu, bí tiểu do rối loạn niệu đạo tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase
  • Không sử dụng sản phẩm này cho trẻ sơ sinh và người bệnh đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase trong vòng 14 ngày

Thận trọng và cảnh báo đặc biệt khi sử dụng thuốc:

  • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng, hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
  • Thuốc này có thể gây buồn nôn nhẹ.
  • Điều trị kéo dài với liều lượng cao, có thể gây độc tính trên gan và thận.
  • Phản ứng quá mẫn.

Tương tác thuốc:

  • Các thuốc ức chế monoamin oxydase làm kéo dài và tăng tác dụng chống tiết acetylcholin của thuốc kháng histamin.
  • Ethanol hoặc các thuốc an thần gây ngủ có thể tăng tác dụng ức chế TKTW của Clorpheniramin.
  • Clorpheniramin ức chế chuyển hoá phenytion và có thể dẫn đến ngộ độc phenytion.
  • Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
  • Gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
  • Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.
  • Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:

Thuốc này nên được sử dụng thận trọng trong suốt thời kỳ mang thai và cho con bú. Bệnh nhân nên tìm lời khuyên của một chuyên gia y tế trước khi sử dụng thuốc.

Tác dụng của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc:

Thuốc này có thể gây buồn ngủ. Cần cẩn thận khi lái xe và vận hành máy móc.

Tác dụng không mong muốn:

Gây buồn ngủ nhẹ, khô miệng, chóng mặt.

Thông báo cho Bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Quá liều và cách xử trí:

Quá liều:

  • Các tai biến do dùng liều cao chưa được ghi nhận. Tuy nhiên do thuốc có chứa Paracetamol và Clorpheniramin maleat, các triệu chứng quá liều đối với từng chất như sau:
  • Nhiễm độc paracetamol có thể do dùng một liều duy nhất, hoặc do uống lặp lại liếu lớn paracetamol (ví dụ 7,5 – 10g mỗi ngày, trong 1 – 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây từ vong. Các triệu chứng quá liều của Paracetamol: buồn nôn, nôn, đau bụng, tím tái trên da, niêm mạc và móng tay.
  • Các triệu chứng quá liều của Clorpheniramin bao gồm an thần, kích thích nghịch thường TKTW, loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng chống tiết acetylcholin, phản ứng loạn trương lực và truỵ tim mạch, loạn nhịp.

Cách xử trí:

  • Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Điều trị chủ yếu là triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống.
  • Trong trường hợp quá liều, bên cạnh các biện pháp điều trị chung, việc cho uống N-acetylcysteine có thể được yêu cầu ngay lập tức.

Các đặc tính dược lực học:

  • Paracetamol có tác dụng giảm đau – hạ sốt do ức chế sự tổng hợp Prostaglandin. Với liều điều trị, paracetamol ít tác động trên hệ tim mạch và hô hấp, không tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.
  • Clorpheniramin: Cạnh tranh với histamin các thụ thể H1 của các tế bào tác động ở đường tiêu hóa, mạch máu và đường hô hấp. Clorpheniramin maleat cản trở sự kết nối của histamine với các thụ thể histamin H1 đến các tuyến của niêm mạc mũi, đến da, đến hệ hô hấp và hệ tiêu hóa. Thuốc cũng đối kháng tác động của histamin đến mao mạch và các mạch máu lớn hơn dẫn đến việc giảm tính thấm và kèm theo phù nề.
  • Natri benzoate: Làm lỏng dịch tiết, có tác dụng làm tăng bài tiết dịch nhầy, bảo vệ niêm mạc chống lại các tác nhân kích thích (chất nhầy), làm tan và lỏng được các tác nhân này và giúp chúng dễ dàng ra khỏi đường hô hấp.

Các dược tính dược động học:

  • Paracetamol được hấp thu dễ dàng qua đường tiêu hóa với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 30 đến 60 phút sau khi uống, t½ từ 1,25 đến 3 giờ.
  • Phân bố: một cách nhanh chóng và đồng đều ở hầu hết các mô của cơ thể. Khoảng 25% paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương và được chuyển hóa bởi men microsome của gan , một phần nhỏ được enzym cytochrome P450 N – hydroxy hóa để tạo thành N – acetyl – benzoquinon imin, một chất trung gian có tính phản ứng cao (các chất này gây ra hoại tử tế bào gan). Chất này phản ứng với glutathion và hoạt tính bị giảm xuống. Sử dụng paracetamol liều cao sẽ tạo ra nhiều N – acetyl – benzoquinon imin hơn, glutathion sẽ bị cạn kiệt dẫn đến hoại tử tế bào gan.
  • Bài tiết: phần lớn paracetamol được bài tiết qua nước tiểu (90% – 100% trong ngày đầu tiên của liều điều trị), chủ yếu theo hình thức liên kết với acid glucuronic.
  • Clorpheniramin: được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 2 – 3 giờ. Chuyển hóa trong gan. Nửa đời khoảng 24 giờ. Thuốc được bài tiết trong nước tiểu dạng chất chuyển hoá mono và didesmethylchlorpheniramin, hai chất chuyển hóa chưa xác định và những lượng nhỏ chlorpheniramine. Hấp thụ cao và nhanh hơn, thanh thải mau hơn, và nửa đời ngắn hơn đã được ghi nhận ở trẻ em so với người lớn.
  • Natri benzoat: Tiến trình biến dưỡng tự nhiên kết hợp natri benzoat với glycine để tạo thành acid hippuric, chất này được đào thải sau đó. Cơ chế đào thải này tác động lên gần 95% liều uống natri benzoat. Phần còn lại được cho là do sự liên hợp với axit glycuronic.

Từ khóa » Thuốc Cảm Ace