Algérie – Wikipedia Tiếng Việt

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Algérie
Tên bản ngữ
  • Tiếng Ả Rậpالجمهورية الجزائرية الديمقراطية الشعبيةJumhūriyya al-Jazāʾiriyya ad-Dīmuqrāṭiyya aš-Šaʿbiyya
    Tiếng Berberⵜⴰⴳⴷⵓⴷⴰ ⵜⴰⵎⴳⴷⴰⵢⵜ ⵜⴰⵖⵔⴼⴰⵏⵜ ⵜⴰⴷⵣⴰⵢⵔⵉⵢⵜTagduda tamegdayt taɣerfant tadzayriyt
Quốc kỳ Algérie Quốc kỳ Quốc huy Algérie Quốc huy
Tiêu ngữ: بالشّعب وللشّعب
  • "Bil-shaʿb wa lil-shaʿb"
  • "Từ nhân dân và vì nhân dân."[1][2]
Quốc ca: "Kassaman"قَسَمًا(tiếng Việt: "Lời thề")
Vị trí của Algérie (xanh) trên thế giới.Vị trí của Algérie (xanh) trên thế giới.
Vị trí của Algérie ở Bắc Phi.Vị trí của Algérie ở Bắc Phi.
Tổng quan
Thủ đôvà thành phố lớn nhấtAlgiers36°42′B 3°13′Đ / 36,7°B 3,217°Đ / 36.700; 3.217
Ngôn ngữ chính thức
  • Tiếng Ả Rập[3]
  • Tiếng Berber[4]
Ngôn ngữ thông dụng
  • Tiếng Pháp[5]
  • Tiếng Darja (lingua franca)
Sắc tộc (2012)[5]
  • 99% Ả Rập-Berber[a]
  • 1% khác
Tôn giáo chính (2012)[5]
  • 99% Hồi giáo
  • 1% khác
    •  ∟ Kitô giáo
    •  ∟ Do Thái giáo
Tên dân cư
  • Người Algérie
  • الجزائريون
Chính trị
Chính phủCộng hòa lập hiến đơn nhất bán tổng thống chế
• Tổng thống Abdelmadjid Tebboune
• Thủ tướng Nadir Larbaoui
Lập phápNghị viện
• Thượng việnHội đồng Dân tộc
• Hạ việnQuốc hội Nhân dân
Lịch sử
Hình thành
• Thống nhất Numidia 202 TCN
• Triều Zirid 972
• Triều Hammadid 1015
• Triều Zayyanid 1236
• Al Jazâ'ir 1515
• Thuộc địa của Pháp 5 tháng 7 năm 1830
• Độc lập từ Pháp 5 tháng 7 năm 1962
• Hiến pháp hiện hành 10 tháng 9 năm 1963
Địa lý
Diện tích  
• Tổng cộng2.381.741 km2 (hạng 10)919.595 mi2
• Mặt nước (%)1,1
Dân số 
• Ước lượng 202144.700.000[6] (hạng 32)
• Điều tra 200834.452.759[7]
• Mật độ18/km2 (hạng 168)46,6/mi2
Kinh tế
GDP  (PPP)Ước lượng 2020
• Tổng số488 tỷ đô la Mỹ[8] (hạng 42)
• Bình quân đầu người11.041 đô la Mỹ[8] (hạng 105)
GDP  (danh nghĩa)Ước lượng 2020
• Tổng số147 tỷ đô la Mỹ[8] (hạng 57)
• Bình quân đầu người3.331 đô la Mỹ[8] (hạng 121)
Đơn vị tiền tệDinar (دج) / دينار (DZD)
Thông tin khác
Gini? (2011)Giảm theo hướng tích cực 27,6[10][11]thấp
FSI? (2020)Giảm theo hướng tích cực 74,6[12]cảnh giác · hạng 71
HDI? (2019)Tăng 0,748[13]cao · hạng 91
Múi giờUTC+1 (CET)
Cách ghi ngày thángdd-mm-yyyy(ngày-tháng-năm)
Điện thương dụng230 V–50 Hz[9]
Giao thông bênphải
Mã điện thoại+213
Mã ISO 3166DZ
Tên miền Internet
  • .dz
  • الجزائر.
Location of AlgérieBản đồ Algérie năm 2013.
Biểu tượng quốc gia
Quốc thúCáo fennec (Vulpes zerda)[14][15]
  1. ^ World Factbook của CIA tuyên bố rằng khoảng 15% dân số Algérie, chiếm thiểu số, được xác định là người Berber mặc dù rất đông người Algérie có xuất thân Berber. Factbook giải thích rằng 15% người được xác định là có sắc tộc Berber chủ yếu cư trú ở vùng Kabylie, gắn kết chặt chẽ hơn với di sản Berber thay vì di sản Ả Rập, và theo Hồi giáo.

Algérie (phát âm tiếng Pháp: ​[alʒeʀi], phiên âm: "An-giê-ri"; tiếng Ả Rập: الجزائر, phát âm tiếng Ả Rập: [ɛlʤɛˈzɛːʔir], tiếng Berber (Tamazight): Lz̦ayer [ldzæjər], tiếng Anh: Algeria), tên chính thức Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Algérie, là một nước tại Bắc Phi, và là nước lớn nhất trên lục địa Châu Phi (Sudan lớn hơn nhưng đã chia làm 2 nước Sudan và Nam Sudan). Nước này có chung biên giới với Tunisia ở phía đông bắc, Libya ở phía đông, Niger phía đông nam, Mali và Mauritanie phía tây nam, và Maroc cũng như một vài kilômét lãnh thổ phụ thuộc, Tây Sahara, ở phía tây. Theo hiến pháp, nước này được xác định là một quốc gia Hồi giáo, Ả Rập và Amazigh (Berber). Algiers là thủ đô và là thành phố lớn nhất nước này.

Tên gọi "Algérie" xuất phát từ tên thành phố Algiers, và chính thức từ al-jazā’ir trong tiếng Ả Rập, có nghĩa là "hòn đảo", để chỉ bốn hòn đảo nằm ngoài khơi thành phố này trước khi chúng trở thành một phần lục địa năm 1525.

Sách tiếng Việt cuối thế kỷ 19 còn gọi xứ này bằng tên A Lợi Tư.[16]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Địa lý Algérie
Các tỉnh của Algérie.
Dãy núi Hoggar
Ảnh chụp vệ tinh của Algérie

Algérie nằm ở Bắc Phi, Bắc giáp Địa Trung Hải, Nam giáp Niger, Mali, Mauritanie, Đông giáp Tunisia và Libya, Tây giáp Maroc. Lãnh thổ được chia thành ba vùng địa lý tự nhiên nối tiếp nhau từ Bắc đến Nam:

  • Những đồng bằng nhỏ hẹp ven biển không liên tục, xen kẽ với vùng đồi núi Atlas Tell, thích hợp cho việc phát triển lúa mì và các loại cây cận nhiệt đới.
  • Phía nam dãy Atlas Tell là những cao nguyên rộng lớn rải rác những hồ mặn, một khu vực thuận lợi cho việc chăn nuôi cừu, trồng ô liu.
  • Vùng phía nam là bộ phận của sa mạc Sahara chiếm 80% diện tích đất nước, nơi có tiềm năng khổng lồ về dầu mỏ, khí đốt và nhiều khoáng sản giá trị khác.

Đa phần vùng bờ biển có nhiều đồi, thỉnh thoảng thậm chí là các dãy núi, và có ít bến cảng tốt. Vùng ngay phía nam bờ biển, được gọi là Tell, khá màu mỡ. Xa hơn nữa về phía nam là dãy núi Atlas và sa mạc Sahara. Algiers, Oran và Constantine là các thành phố lớn.

Khí hâu Algérie khô cằn và nóng, dù khí hậu vùng bờ biển khá dễ chịu, mùa đông tại các vùng núi có thể rất khắc nghiệt. Algérie có nhiều gió nóng ẩm, một loại gió nóng mang theo bụi và cát đặc biệt thường xảy ra vào mùa hè[17].

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài này nằm trong loạt bài về
Lịch sử Algérie
Thời tiền sử
  • Văn hóa Ateria (80.000 TCN)
  • Văn hóa Iberomaurusia (20.000 TCN)
  • Văn hóa Capsi (10.000 TCN)
  • Đá nghệ thuật trong Oran, Djelfa, Tassili và Ahaggar
  • Thời kỳ ẩm ướt châu Phi
  • Roknia
  • Madghacen
  • Jedars
  • Liên quan: Khảo cổ học Algérie
Cổ đại
  • Getulia (~500 TCN–40 SCN)
  • Numidia
  • Chiến tranh Punic (264–146 SCN)
  • Chiến tranh Jugurtha (111–106 SCN)
  • La Mã Mauretania và châu Phi (146 SCN–590 SCN)
  • Chiến tranh Vandalic (533–534 TCN)
  • Tỉnh Châu Phi (534–585 SCN)
  • Exarchate of Africa (585–698 AD)
  • Giáo hội châu Phi cổ
  • Partenia
  • Fossatum Africae
  • Gemellae
Trung đại
  • Cuộc chinh phục Ả Rập (647–709 SCN)
  • Nhà Umayyad (703–744 SCN)
  • Nhà Ifranid (742–1066 SCN)
  • Nhà Muhallabid (771–793 SCN
  • Nhà Rustamid (776–909 SCN)
  • Nhà Idrisid (789–828 SCN)
  • Nhà Aghlabid (800–909 SCN)
  • Nhà Fatimid (909–1171 SCN)
  • Nhà Maghrawa (970–1068 SCN)
  • Nhà Zirid (973–1152 SCN)
  • Nhà Hammadid (1014–1152 SCN)
  • Nhà Almoravid (1040–1147 SCN)
  • Nhà Almohad (1121–1269 SCN)
  • Nhà Marinid (1215–1465 SCN)
  • Nhà Hafsid (1229–1574 SCN)
  • Nhà Ziyyanid (1235–1556 SCN)
Thời hiện đạiAlgérie thuộc Ottoman (Thế kỷ 16 - 19)
  • Nhiếp chính Algiers
  • Thống đốc Ottoman
  • Tiểu vuơng quốc Ait Abbas
  • Tiểu vương quốc Kuku
  • Cướp biển man rợ
  • Thương mại nô lệ man rợ
  • Cuộc chiến man rợ đầu tiên
  • Cuộc chiến man rợ thứ hai

Algérie thuộc Pháp (Thế kỷ 19 - 20)

  • Pháp chinh phục
  • Thống đốc Algérie thuộc Pháp
  • Kháng chiến
  • Bình định
  • Emir Abdelkader
  • Fatma N'Soumer
  • Cuộc nổi dậy Mokrani
  • Cheikh Bouamama
  • Chủ nghĩa dân tộc
  • RCUA
  • FLN
  • GPRA
  • Chiến tranh Algérie
  • Đảo chính 1958
  • Đảo chính 1961
  • Hiệp định Évian
  • Trưng cầu dân ý độc lập
  • Pied-Noir
  • Harki
  • Tập đoàn Oujda
Thời đương đại1960–1980
  • Chủ nghĩa dân tộc Ả Rập
  • Đảo chính 1965
  • Mùa xuân Berber
  • Nổi loạn 1988

1990

  • Nội chiến Algérie (Thời gian biểu)
  • FIS
  • GIA
  • Danh sách vụ thảm sát
  • Hội đồng cấp cao
  • Dân sự

2000 đến nay

  • Hiến chương hòa bình
  • AQIM
  • Mùa xuân Ả Rập
Chủ đề liên quan
  • Đề cương của Algérie
  • Lịch sử quân sự Algérie(Danh sách các cuộc chiến liên quan đến Algérie)
  • Lịch sử bưu chính của Algérie(Danh sách những người trên tem Algérie)
  • Lịch sử Bắc Phi
  • x
  • t
  • s
Bài chi tiết: Lịch sử Algérie

Algérie từng là nơi sinh sống của người Berber (hay Imazighen) từ ít nhất năm 10.000 TCN. Từ năm 1000 TCN trở về sau, người Carthage bắt đầu tạo lập ảnh hưởng tại đây, thành lập nên những khu định cư dọc bờ biển. Các vương quốc Berber bắt đầu xuất hiện, nổi tiếng nhất là Numidia, lợi dụng cơ hội sau Các cuộc chiến tranh Punic để trở thành độc lập với Carthage nhưng ngay sau đó lại bị Cộng hòa La Mã chiếm năm 200 TCN. Khi Đế chế Tây La Mã sụp đổ, người Berber một lần nữa giành lại độc lập trong khi người Vandal chiếm nhiều vùng khác cho tới khi bị các vị tướng của Hoàng đế Byzantine, Justinian I trục xuất khỏi nơi này. Sau đó, Đế chế Byzantine tạm thời kiểm soát được vùng phía đông đất nước cho tới khi người Ả Rập xuất hiện vào thế kỷ thứ VIII.

Vòm La Mã của Trajan tại Thamugadi (Timgad), Algérie

Sau một số thập kỷ kháng chiến dữ dội dưới sự lãnh đạo của Kusayla và Kahina, người Berbers chấp nhận Hồi giáo en masse (theo số đông), nhưng hầu như ngay lập tức trục xuất umayyad Caliphate ra khỏi Algérie, thành lập nên một nhà nước Ibadi của những người Rustamid. Sau khi đã cải đạo Kutama của người Kabylie sang đạo của mình nhà Fatima Shia lật đổ Rustamids, và chinh phục Ai Cập. Họ để lại Algérie và Tunisia cho những kẻ chư hầu Zirid; sau này người Zirid nổi loạn và theo dòng Hồi giáo Sunni, họ đồng hóa với một bộ lạc Ả Rập đông dân, bộ lạc Banu Hilal, để làm yếu bộ lạc đó, nhưng điều đó bất ngờ lại dẫn tới quá trình Ả Rập hoá vùng nông thôn. Almoravid và Almohad, các triều đại của người Berber từ phía tây do những người cải cách tôn giáo lập nên đã mang lại một giai đoạn khá ổn định và phát triển; tuy nhiên với sự sụp đổ của Almohads, Algérie trở thành một chiến trường cho ba quốc gia tiếp theo, Zayyanid của Algérie, Hafsid của Tunisia, và Marinid của Maroc. Trong thế kỷ mười lăm và mười sáu, Tây Ban Nha bắt đầu tấn công chiếm giữ nhiều thành phố ven biển, tìm cách lôi kéo sự hỗ trợ từ Đế chế Ottoman.

Algérie được gộp vào trong Đế chế Ottoman bởi Khair ad-Din và em trai ông là Aruj, người đã lập ra những biên giới hiện đại của Algérie ở phía bắc và biến bờ biển nước này thành cơ sở cho những tên cướp biển; cướp biển phát triển mạnh nhất tại trong những năm 1600. Việc cướp bóc các tàu buôn Hoa Kỳ trên Địa Trung Hải dẫn tới cuộc chiến Berber thứ nhất và thứ hai với Hoa Kỳ. Viện lý do coi thường Lãnh sự của mình, Pháp xâm chiếm Algiers năm 1830; tuy nhiên, nhiều cuộc kháng chiến do các cá nhân như Abdelkader ibn Muhieddine, Ahmed Bey và Fatma N'Soumer tiến hành khiến công cuộc chinh phục Algérie của Pháp diễn ra chậm chạp, về mặt kỹ thuật chỉ hoàn thành vào cuối những năm 1900 khi Tuareg cuối cùng bị chinh phục.

Constantine, Algérie 1840

Tuy nhiên, trong lúc ấy Pháp đã biến Algérie thành một phần lãnh thổ của mình, tình trạng này chỉ chấm dứt với sự sụp đổ của nền Đệ Tứ Cộng hoà. Hàng chục nghìn người định cư từ Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Malta đã tới sống tại các trang trại trên đồng bằng ven biển Algérie và chiếm đa số những vùng ưu thế tại các thành phố ở Algérie, lợi dụng việc sung công các đất do các cộng đồng sở hữu của Pháp, và ứng dụng các công nghệ nông nghiệp mới để tăng diện tích đất canh tác. Hậu duệ của những người châu Âu tại Algérie (được gọi là "chân đen" - Pieds-Noirs), cũng như những người gốc Algérie theo Do Thái (thường có nguồn gốc Sephardic), trở thành các công dân Pháp thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX; trái lại, đa phần dân Hồi giáo Algérie (thậm chí cả những cựu chiến binh trong quân đội Pháp) không được nhận Pháp tịch cũng như quyền bầu cử. Kết cấu xã hội Algérie đã bị đẩy tới mức căng thẳng tột cùng trong giai đoạn này: tỷ lệ biết chữ giảm sút[18], trong khi việc quốc hữu hóa đất đai đã khiến nhiều người dân trở thành vô gia cư. Tuy nhiên, dân số vẫn tăng đều đặn[19].

Năm 1954, Mặt trận Giải phóng Quốc gia (có lúc gọi là Mặt trận giải phóng Dân tộc Algérie (FLN) bắt đầu một cuộc chiến tranh giành độc lập cho Algérie. Từ năm 1954 đến năm 1962, FLN tiến hành chiến tranh chống Pháp để giành độc lập, mặc dù FLN thua trận nhưng Tướng De Gaulle lúc đó là tổng thống Pháp đã trao trả độc lập cho Algeria vì ông không muốn Algeria vẫn thuộc Pháp.. Đa phần trong số 1.025.000 người "chân đen", cũng như 91.000 người "harki" (người Hồi giáo Algérie ủng hộ Pháp trong quân đội Pháp), chiếm khoảng 10% dân số Algérie năm 1962, đã di cư sang Pháp trong vài tháng giữa năm đó.

Tổng thống đầu tiên của Algérie, người lãnh đạo Mặt trận Giải phóng Quốc gia Ahmed Ben Bella, bị cựu đồng minh cũ và là bộ trưởng quốc phòng Houari Boumédiènne lật đổ năm 1965. Dưới thời Ben Bella chính phủ đi theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa và chiều hướng này tiếp tục kéo dài tới thời chính phủ Boumedienne; tuy vậy, Boumedienne tiếp tục dựa nhiều vào quân đội, giảm bớt vai trò của Đảng cầm quyền duy nhất chỉ còn mang tính tượng trưng. Nông nghiệp được hợp tác hoá, và một phong trào công nghiệp hóa rộng rãi được triển khai. Các cơ sở khai thác dầu khí được tư nhân hóa giúp tăng tài sản quốc gia, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, nhưng nền kinh tế Algérie dần trở nên phụ thuộc vào dầu mỏ, khiến nó gặp khó khăn khi giá dầu thế giới giảm mạnh trong thập kỷ 1980. Trong chính sách đối ngoại Algérie là một thành viên và lãnh đạo của phong trào các quốc gia "không liên kết". Sự tranh giành Tây Sahara với Maroc hầu như đã đưa hai nước tới bờ vực chiến tranh. Bất đồng chính trị ít được nhân nhượng và sự kiểm soát của nhà nước đối với phương tiện truyền thông cũng như việc đặt các Đảng chính trị không phải Phong trào Giải phóng Quốc gia ra ngoài vòng pháp luật được thể chế hóa theo hiến pháp hà khắc năm 1976. Boumédienne chết năm 1978, nhưng thời cầm quyền của người kế vị, Chadli Bendjedid, cũng không mang lại nhiều cải cách hơn. Nhà nước mang nặng tính quan liêu và tham nhũng tràn lan.

Hiện đại hóa đã mang lại những thay đổi lớn trong nhân khẩu Algérie. Các truyền thống làng xã trải qua những thay đổi lớn cùng với sự tăng lên của quá trình đô thị hoá, các ngành công nghiệp mới xuất hiện, nông nghiệp bị thu hẹp ai trò, và giáo dục, vốn không phát triển ở thời thuộc địa, đã được mở rộng ra khắp đất nước, nâng tỷ lệ biết chữ từ chưa tới 10% thành hơn 60%. Những cải thiện trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe gây ra sự tăng trưởng rất cao ở tỷ lệ sinh (7-8 trẻ trên mỗi phụ nữ) gây ra hai hậu quả: một dân số rất trẻ và sự khủng hoảng chỗ ở. Thế hệ mới đấu tranh để liên hệ với nỗi ám ảnh văn hóa những năm chiến tranh và hai phong trào phản kháng bắt đầu phát triển: những người cánh tả, gồm các phong trào của người Berber, và những người bảo vệ Hồi giáo. Cả hai đều chống lại sự cầm quyền độc Đảng nhưng cũng xung đột với nhau cả trong các trường đại học và trên đường phố trong thập kỷ 1980. Những cuộc tuần hành đông đảo của hai phe trong mùa thu năm 1988 buộc Benjedid phải chấm dứt chế độ cầm quyền một Đảng và cuộc bầu cử tự do được tuyên bố diễn ra năm 1991.

Tháng 12 năm 1991, Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo thắng lợi tại vòng một cuộc bầu cử đa Đảng đầu tiên của nước này. Quân đội sau đó đã hủy bỏ vòng hai, buộc tổng thống khi ấy là Bendjedid từ chức và cấm Mặt trận Bảo vệ Hồi giáo. Những cuộc xung đột tiếp sau nhận chìm Algérie vào vòng bạo lực với cuộc Nội chiến Algérie. Hơn 100.000 người đã thiệt mạng, thường là trong những cuộc thảm sát dân thường vô có. Câu hỏi về người chịu trách nhiệm cho những cuộc thảm sát đó vẫn gây tranh cãi trong những nhà quan sát trong quốc hội; nhiều vụ bị gán cho các Nhóm vũ trang Hồi giáo. Sau năm 1998, cuộc chiến tranh gần tàn lụi và tới năm 2002 các nhóm du kích chính hoặc đã bị tiêu diệt hoặc đầu hàng đưa lại cơ hội cho một chương trình ân xá quốc gia, dù những cuộc xung đột lẻ tẻ vẫn diễn ra ở một số vùng. Các cuộc bầu cử được tiến hành lại năm 1995, và vào ngày 27 tháng 4 năm 1999, sau thời kỳ cầm quyền ngắn của một loạt tướng lĩnh quân đội, Abdelaziz Bouteflika được bầu làm tổng thống[20]. Vấn đề bản sắc và ngôn ngữ Berber ngày càng trở nên nghiêm trọng, đặc biệt sau cuộc phản kháng Kabyle đông đảo năm 2001 và cuộc tẩy chay hầu như hoàn toàn cuộc tuyển cử tại Kabylie; chính phủ nhượng bộ và coi Tamazight (tiếng Berber) là ngôn ngữ quốc gia sử dụng trong các trường học.

Đa phần các lĩnh vực Algérie hiện đã phục hồi, phát triển trở thành một nền kinh tế đang nổi. Giá dầu mỏ và khí gas cao là nhân tố giúp chính phủ cải thiện cơ sở hạ tầng đất nước và đặc biệt cải thiện công nghiệp và nông nghiệp. Những khoản đầu tư nước ngoài vào Algérie đã gia tăng gần đây.

Giáo dục

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Giáo dục tại Algérie

Giáo dục ở Algérie là bắt buộc và miễn phí 9 năm (bắt đầu từ năm 6 tuổi). Học sinh được giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Ả Rập (trước đây là tiếng Pháp). Algérie có một số trường đại học ở các thành phố lớn Alger, Oran và Qacentina (Constantine).

Cơ cấu hệ thống trường

[sửa | sửa mã nguồn] Căn bản

Kiểu trường cung cấp dịch vụ giáo dục này: Retared, Trường cơ sở

Thời gian chương trình: 9 năm

Độ tuổi: 6 tới 15 tuổi

Chứng nhận/bằng được cấp: Bằng giáo dục cơ sở

Trung học phổ thông

Kiểu trường cung cấp dịch vụ giáo dục này: Trung học phổ thông, trung học đa ngành

Thời gian chương trình: 3 năm

Độ tuổi: 15 tới 18

Chứng nhận/bằng được cấp: Bằng trung học phổ thông

Trung học kỹ thuật

Kiểu trường cung cấp dịch vụ giáo dục này: Trung học kỹ thuật

Thời gian chương trình: 3 năm

Chứng nhận/bằng được cấp: Tú tài kỹ thuật

Chính trị

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Chính trị Algérie

Thể chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Cộng hòa Tổng thống, dân chủ đa nguyên. Tổng thống được lựa chọn thông qua bầu cử phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ của Tổng thống là 5 năm. Hiến pháp sửa đổi vào tháng 11 năm 2008 huỷ bỏ giới hạn mỗi người chỉ được 2 nhiệm kỳ Tổng thống liên tiếp. Tổng thống có quyền cao nhất, đứng đầu lực lượng vũ trang, chỉ định Thủ tướng và xét duyệt thành phần các bộ trưởng trong Chính phủ, giải tán Hạ viện (nếu cần), tổ chức bầu cử sớm, trưng cầu dân ý…

Cơ quan lập pháp

[sửa | sửa mã nguồn]

Gồm 2 Viện: Hội đồng Dân tộc (Thượng viện) và Đại hội đồng nhân dân (Hạ viện). Hạ viện có 389 ghế, đại biểu được bầu qua phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Thượng viện có 144 ghế, 1/3 số đại biểu do Tổng thống chỉ định, 2/3 do bầu gián tiếp thông qua đại biểu Hội đồng nhân dân huyện, tỉnh, nhiệm kỳ 6 năm, hiến pháp quy định cứ 3 năm phải bầu lại ½ số đại biểu Thượng viện. Cơ quan lập pháp làm luật, thông qua ngân sách, luật tài chính và kiểm soát hoạt động của Chính phủ.

Đảng phái chính trị

[sửa | sửa mã nguồn]

Mặt trận giải phóng dân tộc (FLN-Đảng cầm quyền), Tập hợp quốc gia dân chủ (RND), Phong trào xã hội vì hòa bình (MSP), Tập hợp vì văn hóa và dân chủ (RCD), Phong trào cải cách quốc gia (MRN), Mặt trận các lực lượng xã hội (FFS), Đảng lao động (PT), Mặt trận quốc gia Algérie (FNA).

Trong suốt thập niên 1960, Algérie đã ủng hộ nhiều phong trào độc lập vùng Hạ Sahara tại châu Phi, nước này là một lãnh đạo Phong trào không liên kết. Trong khi cùng có nhiều di sản lịch sử và văn hóa chung với Maroc, hai nước lại có quan hệ thù địch với nhau kể từ khi Algérie giành lại độc lập. Điều này xuất phát từ hai nguyên nhân: những vùng đất tranh chấp tại tây Algéria của Maroc (dẫn tới Chiến tranh Sand năm 1963), và việc Algérie ủng hộ Polisario, một nhóm vũ trang của người tị nạn Sahrawi đang tìm cách đòi độc lập cho vùng Tây Sahara thuộc quyền quản lý của Maroc, bên trong biên giới nước này tại thành phố Tindouf. Căng thẳng giữa Algérie và Maroc, cũng như các vấn đề liên quan tới cuộc Nội chiến Algérie, đã đặt ra nhiều vật cản trên con đường củng cố Liên đoàn Maghreb Ả Rập, trên danh nghĩa được thành lập năm 1989 nhưng ít có vai trò thực tiễn, với các nước láng giềng dọc bờ biển[21].

Đối ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Algérie là thành viên của Liên Hợp Quốc (UN), Liên minh châu Phi (AU), Phong trào không liên kết (NAM), Liên đoàn Ả Rập (ACL), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Tổ chức các nước Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ (OAPEC), Khối Maghreb (UMA)...vv.

Khu vực hành chính

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Các tỉnh tại Algérie
  • x
  • t
  • s
Tindouf
Tindouf
  • Tindouf (Âouinet Bel Egrâ - Chenachène - Garet Djebilet - Oum El Achar)
  • Oum El Assel (Bou Bernous - Fort Lofti - Hassi Khébi - Hassi Mounir)
  • x
  • t
  • s
Các tỉnh của Algérie
Adrar • Aïn Defla • Aïn Témouchent • Algiers • Annaba • Batna • Béchar • Béjaïa • Biskra • Blida • Bordj Bou Arréridj • Bouïra • Boumerdès • Chlef • Constantine • Djelfa • El Bayadh • El Oued • El Taref • Ghardaïa • Guelma • Illizi • Jijel • Khenchela • Laghouat • Mascara • Médéa • Mila • Mostaganem • M'Sila • Naâma • Oran • Ouargla • Oum El Bouaghi • Relizane • Saida • Sétif • Sidi Bel Abbès • Skikda • Souk Ahras • Tamanrasset • Tébessa • Tiaret • Tindouf • Tipaza • Tissemsilt • Tizi Ouzou • Tlemcen
Algérie được chia thành 58 (đã được thay đổi) tỉnh (wilayah):[17]
Bản đồ các tỉnh Algérie theo thứ tự chữ cái
Bản đồ các tỉnh Algérie theo thứ tự chữ cái
1 Adrar 17 El Bayadh (tỉnh) 33 Ouargla
2 Aïn Defla 18 El Oued 34 Oum el-Bouaghi
3 Aïn Témouchent 19 El Tarf (tỉnh) 35 Relizane
4 Algiers 20 Ghardaïa 36 Saida
5 Annaba 21 Guelma 37 Sétif
6 Batna 22 Illizi 38 Sidi Bel Abbes
7 Béchar 23 Jijel 39 Skikda
8 Béjaïa 24 Khenchela (tỉnh) 40 Souk Ahras (tỉnh)
9 Biskra 25 Laghouat 41 Tamanghasset
10 Blida 26 Médéa 42 Tébessa
11 Bordj Bou Arréridj 27 Mila 43 Tiaret
12 Bouira 28 Mostaganem 44 Tindouf
13 Boumerdès 29 M'Sila (tỉnh) 45 Tipasa
14 Chlef 30 Mascara 46 Tissemsilt
15 Constantine 31 Naama 47 Tizi Ouzou
16 Djelfa 32 Oran 48 Tlemcen

Kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Kinh tế Algérie

Kinh tế Algérie gặp nhiều khó khăn, dân số tăng cao làm cho tình hình trở nên trầm trọng hơn. Cơ cấu nông nghiệp bị xáo trộn do chính sách tập thể hóa (1971) và tư nhân hóa (1990). Sản lượng lương thực không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước, phải nhập khẩu thực phẩm. Việc lựa chọn phát triển các ngành công nghiệp nặng đã để lộ ra những nhược điểm tai hại: các sản phẩm của ngành công nghiệp luyện kim và công nghiệp hóa học không phù hợp với nhu cầu nội địa và xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Lợi nhuận thu được từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt đã làm giảm bớt những tác động của khủng hoảng.

Lĩnh vực năng lượng hóa thạch là xương sống của nền kinh tế, chiếm khoảng 60% thu ngân sách, 30% GDP, và hơn 95% thu nhập xuất khẩu. Nước này xếp hạng 14 về trữ lượng dầu khí, với 11.8 tỷ thùng trữ lượng đã được chứng minh và ước tính số thực có thể vượt mức trên. Cơ quan Thông tin Năng lượng đã thông báo rằng năm 2005, Algérie có 160 tỷ feet khối (Tcf) trữ lượng khí tự nhiên đã được khảo sát, đứng hàng thứ 8 thế giới.

Các chỉ số tài chính và kinh tế Algérie đã được cải thiện ở giữa thập niên 1990, một phần nhờ chính sách cải cách được Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) hỗ trợ và việc tái cơ cấu nợ của Câu lạc bộ Paris. Tình hình tài chính Algérie trong năm 2000 và 2001 có bước cải thiện nhờ giá dầu tăng và chính sách thuế chặt chẽ của chính phủ, dẫn tới tăng trưởng mạnh thặng dư thương mại, và đạt mức cao kỷ lục về dự trữ ngoại tệ, giảm mạnh nợ nước ngoài. Những nỗ lực tiếp theo của chính phủ nhằm đa dạng hóa nền kinh tế bằng cách thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài ra các lĩnh vực khác ngoài dầu khí mang lại ít thành công về mặt giảm mức độ thất nghiệp cao và cải thiện tiêu chuẩn sống. Năm 2001, chính phủ đã ký kết một thỏa ước liên hiệp với Liên minh châu Âu cho phép hạ thấp các mức thuế và tăng cường thương mại giữa hai bên. Tháng 3 năm 2006, Nga đã đồng ý xoá 4.74 tỷ dollar nợ của Algérie với Liên bang Xô viết cũ sau chuyến thăm viếng của Tổng thống Vladimir Putin tới nước này, lần đầu tiên của một nhà lãnh đạo Nga sau nửa thế kỷ. Đổi lại, tổng thống Abdelaziz Bouteflika đồng ý mua số máy bay chiến đấu, các hệ thống phòng không và các loại vũ khí khác của Nga trị giá 7.5 tỷ dollar, theo công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport.

Năm 2006 Algérie cũng đá quyết định trả hết toàn bộ số nợ 8 tỷ dollar cho Câu lạc bộ Paris trước thời hạn. Điều này giúp giảm số nợ của Algérie xuống còn chưa tới 5 tỷ dollar vào cuối năm 2006. Câu lạc bộ Paris cho rằng động thái này phản ánh sự hồi phục kinh tế Algérie trong những năm gần đây. Nhờ nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí gas phong phú, họ được lợi nhờ tăng giá năng lương[22][23].

Nhân khẩu

[sửa | sửa mã nguồn]
Bờ biển Algiers
Bài chi tiết: Nhân khẩu Algérie

Dân số

[sửa | sửa mã nguồn]

Dân số hiện tại của Algérie là 43.378.027 người (ước tính tháng 7 năm 2019)[17]. Báo cáo từ các nguồn quốc tế và phi chính phủ về số dân hiện tại khoảng 40 tới 50 triệu người[cần dẫn nguồn].

Khoảng 70% người Algérie sống ở miền bắc, vùng ven biển; một bộ phận nhỏ sống tại sa mạc Sahara và chủ yếu tập trung tại các ốc đảo, có khoảng 1.5 triệu người vẫn sống kiểu du mục hay bán du mục.

Chín chín phần trăm dân số được xếp hạng theo chủng tộc Ả Rập/Berber và là tín đồ Hồi giáo; các tôn giáo khác chỉ hạn chế trong những cộng đồng rất nhỏ, chủ yếu là người nước ngoài. Người châu Âu chiếm chưa tới 1% dân số.

Trong thời thuộc địa, có một cộng đồng châu Âu lớn (chủ yếu là người Pháp) "chân đen" tại Algérie, tập trung ở ven biển và tạo thành một cộng đồng đa số trong nhiều thành phố. Hầu như toàn bộ số người này đã rời đi ngay sau khi nước này giành lại độc lập từ Pháp.

Đa phần người dân Algérie là người Ả Rập theo ngôn ngữ và đặc tính, và có tổ tiên hòa trộn giữa Berber-Ả Rập.[17] Người Berbers đã sống ở Algérie trước khi các bộ lạc Ả Rập tới đây trong thời đạo Hồi bành trướng ảnh hưởng ở thế kỷ thứ VII. Vấn đề chủng tộc và ngôn ngữ đã trở thành khá nhạy cảm sau nhiều năm hạn chế văn hóa Berber (hay Imazighen, như một số người muốn dùng) của chính phủ. Ngày nay, vấn đề Ả Rập-Berber thường là về việc tự đồng hóa hay đồng hóa thông qua ngôn ngữ và văn hoá, chứ không phải là vấn đề phân biệt nguồn gốc hay chủng tộc. Khoảng chừng 20% dân số tự cho mình là người Berber, và chủ yếu sử dụng các ngôn ngữ Berber (cũng được gọi bằng thuật ngữ Tamazight), và được chia thành nhiều nhóm chủng tộc, đáng chú ý gồm Kabyle (lớn nhất) ở vùng núi phía bắc miền trung, Chaoui ở phía đông núi Atlas, Mozabite sống tại thung lũng M'zab, và Tuareg ở cực nam.

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Ngôn ngữ tại Algérie

Ngôn ngữ lớn nhất đồng thời là ngôn ngữ chính thức của Algérie, tiếng Ả Rập, là tiếng mẹ đẻ ở hình thức thổ ngữ ("Darja") của 80% dân số, và giống như toàn bộ thế giới Ả Rập, được sử dụng như biến thể của tiếng Ả Rập tiêu chuẩn hiện đại trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các dịp nghi lễ chính thức. Khoảng 20% dân số, tự coi mình là người Berber hay Imazighen, có tiếng mẹ đẻ không phải Ả Rập mà là một kiểu thổ ngữ Tamazight. Tuy nhiên, nhiều người Algérie sử dụng thành thạo cả hai ngôn ngữ trên. Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức duy nhất của Algérie, dù tiếng Tamazight gần đây cũng được công nhận là ngôn ngữ quốc gia cùng với nó. Nghiên cứu phong tục học cho thấy có 18 ngôn ngữ tại Algérie, chia thành hai nhóm chính là tiếng Ả Rập và Tamazight, ngoài ra còn có tiếng Korandje[24].

Về mặt chính trị, vấn đề ngôn ngữ khá nhạy cảm, đặc biệt đối với cộng đồng thiểu số Berber, vốn đã trở nên yếu thế sau khi quốc gia chấp nhận Ả Rập hoá. Chính sách ngôn ngữ và sự Ả Rập hóa một phần là sự phản ứng trước sự thực rằng 130 năm thuộc địa hoá của Pháp đã để lại cho đất nước cả nền hành chính và giáo dục bậc cao đều hoàn toàn bằng tiếng Pháp, cũng như sự thúc đẩy của chủ nghĩa quốc gia Ả Rập do nhiều chính phủ liên tiếp tại Algérie tiến hành.

Tiếng Pháp vẫn là ngôn ngữ được học nhiều nhất trong số các ngoại ngữ, và được sử dụng rộng rãi (vượt xa ngoại ngữ thứ hai là tiếng Anh), nhưng hiếm khi được coi là tiếng mẹ đẻ. Từ khi giành độc lập, chính phủ đã theo đuổi một chính sách Ả Rập hóa ngôn ngữ giáo dục và hành chính, đã mang lại một số thành công, dù nhiều giáo trình đại học vẫn được giảng dạy bằng tiếng Pháp.

Tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Tôn giáo tại Algérie
Tôn giáo tại Algérie (2010)[25]
Tôn giáo Tỷ lệ
Hồi giáo    97.9%
Vô thần    1.8%
Khác    0.3%

Hồi giáo là tôn giáo chiếm ưu thế với 99% dân số tin theo.[26] Hầu như tất cả người Hồi giáo Algérie đều thuộc Hồi giáo Sunni, và một cộng đồng nhỏ 200.000 người theo giáo phái Ibadis trong thung lũng M'zab của Ghardaia.[27]

Ước tính có khoảng 10.000 tín hữu Kitô giáo tại Algérie vào năm 2008. Sau cuộc cách mạng dẫn đến sự độc lập của Algérie, có tất cả 6500 trong tổng số 140.000 người Do Thái của nước này rời khỏi đất nước, trong đó khoảng 90% chuyển sang Pháp và 10% chuyển đến Israel.

Văn hoá

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Văn hóa Algérie
Thánh đường Hồi giáo tại Algiers

Văn học hiện đại Algérie, bị phân chia giữa Ả Rập và Pháp, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lịch sử gần đây của đất nước. Các nhà văn nổi tiếng thế kỷ XX gồm Mohammed Dib, Albert Camus và Kateb Yacine, còn Assia Djebar là nhà văn có số lượng tác phẩm được dịch khá lớn. Những nhà văn nổi bật thập niên 1980 gồm Rachid Mimouni, sau này là phó chủ tịch tổ chức Ân xá Quốc tế, và Tahar Djaout, bị một nhóm Hồi giáo giết hại năm 1993 vì các quan điểm thế tục của ông[28]. Ngay từ thời La Mã, Apuleius, sinh tại Mdaourouch, đã có tư tưởng về một quốc gia Algérie.

Trong triết học và nhân loại học, Malek Bennabi và Frantz Fanon được chú ý về các tư tưởng của họ với quá trình giải thực, trong khi Augustine thành Hippo sinh tại Tagaste (khoảng 60 dặm từ thành phố Annaba hiện nay), và Ibn Khaldun, dù sinh tại Tunis, đã viết ra Muqaddima khi đang sống ở Algérie.

Văn hoá Algérie đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Hồi giáo, tôn giáo chính của quốc gia này. Các tác phẩm của gia đình Sanusi thời tiền thuộc địa và của Emir Abdelkader và Sheikh Ben Badis thời thuộc địa, rất đáng chú ý.

Thể loại âm nhạc Algérie nổi tiếng nhất trên thế giới là raï, một loại nhạc có khuynh hướng pop, dựa trên âm nhạc dân gian, được các ngôi sao quốc tế như Khaled và Cheb Mami thể hiện. Tuy nhiên, tại chính Algérie kiểu âm nhạc cổ điển hơn, biểu diễn rõ từng chữ là chaabi lại phổ biến hơn, với các ngôi sao như El Hadj El Anka hay Dahmane El Harrachi, trong khi thể loại âm nhạc có các giai điệu du dương Kabyle, được Idir, Ait Menguellet, hay Lounès Matoub biểu diễn, thu hút được rất đông thính giả. Về các thị hiếu âm nhạc cổ điển hơn, âm nhạc cổ điển Andalusia, do những người tị nạn Morisco từ Al-Andalus đưa tới, vẫn được gìn giữ trong nhiều thị trấn cổ ven biển.

Trong lĩnh vực hội họa, Mohammed Khadda[29] và M'Hamed Issiakhem[30] là hai khuôn mặt đáng chú ý trong những năm gần đây.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khảo cổ học Algérie
  • Viễn thông Algérie
  • Quan hệ nước ngoài Algérie
  • Danh sách các chủ đề liên quan tới Algérie
  • Danh sách các thành phố tại Algérie
  • Danh sách nhân vật Algérie
  • Danh sách các quốc gia có chủ quyền
  • Quân đội Algérie
  • Vận tải Algérie
  • Trận Algiers
  • Chiến tranh giành độc lập Algérie (1954-1962)
  • Nội chiến Algérie (1991-2002)
  • Hướng đạo sinh Hồi giáo Algérie
  • Algérie tại Thế vận hội

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Constitution of Algeria, Art. 11”. El-mouradia.dz. language: France and Arabic (government language); people of Algeria speak Arabic and Berber. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.
  2. ^ “Constitution of Algeria; Art. 11”. Apn-dz.org. ngày 28 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ “Constitution of Algeria; Art. 3”. Apn-dz.org. ngày 28 tháng 11 năm 1996. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2013.
  4. ^ “APS” (PDF). Algeria Press Service. ngày 6 tháng 1 năm 2016. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2016. Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2016.
  5. ^ a b c “The World Factbook – Algeria”. Central Intelligence Agency. ngày 4 tháng 12 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2013.
  6. ^ “Démographie” [Demography] (PDF). Office National des Statistiques (bằng tiếng Pháp). ngày 18 tháng 5 năm 2020. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 21 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ “Population by sex and urban/rural residence”. UNdata. Ủy ban Thống kê Liên Hợp Quốc. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2019.
  8. ^ a b c d “World Economic Outlook Database, October 2020”. IMF.org. Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021.
  9. ^ “IEC - World Plugs: List view by location” (bằng tiếng Anh). Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2018.
  10. ^ Staff. “Distribution of Family Income – Gini Index”. The World Factbook. Central Intelligence Agency. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2009.
  11. ^ “GINI index (World Bank estimate)” (bằng tiếng Anh). Ngân hàng Thế giới. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2019.
  12. ^ “Fragile States Index 2020” (bằng tiếng Anh). Fund for Peace và The New Humanitarian. ngày 11 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2021.
  13. ^ Human Development Report 2020 The Next Frontier: Human Development and the Anthropocene (PDF). Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc. 15 tháng 12 năm 2020. tr. 343–346. ISBN 978-92-1-126442-5. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  14. ^ Hodges, Kate. “National Animals of African Countries”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2014.
  15. ^ “The Fennec Fox: Algeria's National Animal”. Algeria.com. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2013.
  16. ^ PGV. Dictionnaire Franco-Tonkinois. Hà Nội: FH Schneider, 1898. trang supplément.
  17. ^ a b c d Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên cia
  18. ^ Algeria - Arabization
  19. ^ Universiteitsbibliotheek Utrecht - Universiteit Utrecht[liên kết hỏng]
  20. ^ Arabic German Consulting www.arab.de (truy cập 4 April, 2006)
  21. ^ Bin Ali calls for reactivating Arab Maghreb Union, Tunisia-Maghreb, Politics, 2/19/1999 Lưu trữ 2001-11-25 tại Wayback Machine www.arabicnews.com (truy cập 04 April, 2006)
  22. ^ 11 tháng 3 năm 2006T082958Z_01_BAN130523_RTRIDST_0_OZABS-ECONOMY-RUSSIA-ALGÉRIA-20060311.XML “Russia agrees Algéria arms deal, writes off debt” Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp). Reuters. ngày 11 tháng 3 năm 2006.[liên kết hỏng]
  23. ^ (tiếng Pháp) “La Russie efface la dette algérienne”. Radio France International. ngày 10 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2006.
  24. ^ Gordon, Raymond G., Jr. (ed.), 2005. Ethnologue: Languages of the World, Fifteenth edition. Dallas, Tex.: SIL International. Online version: http://www.ethnologue.com/ (truy cập 04 April, 2006)
  25. ^ Pew Research Center's Religion & Public Life Project: Algeria. Pew Research Center. 2010.
  26. ^ "Africa: Algeria". The World Factbook. Central Intelligence Agency. Archived from the original on ngày 17 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2009.
  27. ^ [unreliable source?] "Ibadis and Kharijis". (via Angelfire). Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2010.
  28. ^ Tahar Djaout Lưu trữ 2017-06-20 tại Wayback Machine French Publishers' Agency and France Edition, Inc. (truy cập 04 April, 2006)
  29. ^ Mohammed Khadda official site (truy cập 4 April, 2006)
  30. ^ M'Hamed Issiakhem -Algérian painter people.africadatabase.org (truy cập 04 April, 2006

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Tìm hiểu thêm vềAlgérietại các dự án liên quan
Tìm kiếm Wiktionary Từ điển từ Wiktionary
Tìm kiếm Commons Tập tin phương tiện từ Commons
Tìm kiếm Wikinews Tin tức từ Wikinews
Tìm kiếm Wikiquote Danh ngôn từ Wikiquote
Tìm kiếm Wikisource Văn kiện từ Wikisource
Tìm kiếm Wikibooks Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks
Tìm kiếm Wikiversity Tài nguyên học tập từ Wikiversity
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Algérie. Chính phủ
  • El Mouradia official presidential site (in French and Arabic)
  • National People's Assembly official parliamentary site
  • The Embassy of Algéria in Washington, DC[liên kết hỏng]
Tin tức
  • Algéria News & Events[liên kết hỏng]
  • Algérian Press Service Lưu trữ 2006-09-11 tại Wayback Machine
  • allAfrica.com - Algéria[liên kết hỏng] news headline links
  • The North Africa Journal Lưu trữ 2008-09-07 tại Wayback Machine business news
Tổng quan
  • Mục “Algéria” trên trang của CIA World Factbook.
  • Library of Congress - Country Study: Algéria data vào tháng 12 năm 1993
  • OECD DEV/AfDB - Country Study: Algéria
  • Open Directory Project - Algéria[liên kết hỏng] directory category
  • Algéria: The Psychos Will Inherit the Earth Lưu trữ 2010-04-16 tại Wayback Machine - an irreverent look at Algéria's military situation
Du lịch Wikivoyage có cẩm nang du lịch về Algérie. Khác
  • Algéria Watch[liên kết hỏng] human rights organization critical of widespread torture practiced by the régime (bằng tiếng Pháp)
  • Algéria’s past needs opening, not closing[liên kết hỏng] Analysis on the public referendum held 29 September 2005 by Veerle Opgenhaffen and Hanny Megally
  • all City of Algéria Lưu trữ 2005-10-25 tại Wayback Machine
  • Algérian-English Online Dictionary Lưu trữ 2017-09-20 tại Wayback Machine
Di sản văn hoá
  • Fabio Maniscalco (ed.), Protection of cultural property in Algerie, monographic series "Mediterraneum. Protection and valorization of cultural heritage", vol 3, Naples 2003, ISBN 88-87835-41-1
Địa lý
  • x
  • t
  • s
Các quốc gia và lãnh thổ tại Châu Phi
Quốc gia có chủ quyền
  • Ai Cập
  • Algérie
  • Angola
  • Bénin
  • Botswana
  • Bờ Biển Ngà
  • Burkina Faso
  • Burundi
  • Cameroon
  • Cabo Verde
  • Comoros
  • Cộng hòa Dân chủ Congo
  • Cộng hòa Congo
  • Djibouti
  • Guinea Xích Đạo
  • Eritrea
  • Eswatini
  • Ethiopia
  • Gabon
  • Gambia
  • Ghana
  • Guinée
  • Guiné-Bissau
  • Kenya
  • Lesotho
  • Liberia
  • Libya
  • Madagascar
  • Malawi
  • Mali
  • Mauritanie
  • Mauritius
  • Maroc
  • Mozambique
  • Namibia
  • Cộng hòa Nam Phi
  • Nam Sudan
  • Niger
  • Nigeria
  • Rwanda
  • São Tomé và Príncipe
  • Sénégal
  • Seychelles
  • Sierra Leone
  • Somalia
  • Sudan
  • Tanzania
  • Tchad
  • Togo
  • Cộng hòa Trung Phi
  • Tunisia
  • Uganda
  • Zambia
  • Zimbabwe
Bộ phận củaquốc gia có chủ quyền
  • Bồ Đào Nha
    • Madeira
  • Pháp
    • Mayotte
    • Réunion
  • Tây Ban Nha
    • Quần đảo Canaria
    • Ceuta
    • Melilla
    • Plazas de soberanía
  • Yemen
    • Socotra
  • Ý
    • Pantelleria
Quốc gia được công nhận hạn chế
  • Cộng hòa Dân chủ Ả Rập Sahrawi
  • Somaliland
Lãnh thổ phụ thuộc
  • Các đảo rải rác tại Ấn Độ Dương (Pháp)
  • Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha (Anh Quốc)
Chủ quyền không rõ
  • Tây Sahara
  • x
  • t
  • s
Quốc gia và vùng lãnh thổ giáp Địa Trung Hải
Quốc gia
  • Albania
  • Algérie
  • Bosna và Hercegovina
  • Croatia
  • Cộng hòa Síp
  • Ai Cập
  • Pháp
  • Hy Lạp
  • Israel
  • Ý
  • Liban
  • Libya
  • Malta
  • Monaco
  • Montenegro
  • Maroc
  • Slovenia
  • Tây Ban Nha
  • Syria
  • Tunisia
  • Thổ Nhĩ Kỳ
Quốc gia công nhận hạn chế
  • Bắc Síp
  • Palestine
Lãnh thổ phụ thuộc
  • Akrotiri và Dhekelia (Anh)
  • Gibraltar (Anh)
  • x
  • t
  • s
Các nước và lãnh thổ ở Trung Đông
  • Ai Cập
  • Ả Rập Xê Út
  • Bahrain
  • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
  • Síp
  • Iran
  • Iraq
  • Israel
  • Jordan
  • Kuwait
  • Liban
  • Oman
  • Palestine
  • Qatar
  • Bắc Síp
  • Syria
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • Yemen
Tổ chức quốc tế
  • x
  • t
  • s
Liên đoàn Ả Rập
Thành viênAi Cập · Algérie · Ả Rập Xê Út · Bahrain · Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Comoros · Djibouti · Iraq · Jordan · Kuwait · Liban · Libya · Maroc · Mauritanie · Oman · Palestine · Qatar · Sudan · Somalia · Syria · Tunisia · Yemen
Quan sát viênẤn Độ · Eritrea · Venezuela
  • x
  • t
  • s
Liên minh châu Phi

Ai Cập · Algérie · Angola · Bénin · Botswana · Bờ Biển Ngà · Burkina Faso · Burundi · Cameroon · Cabo Verde · Tchad · Comoros · Cộng hòa Congo · Cộng hòa Dân chủ Congo · Cộng hòa Trung Phi · Djibouti · Eritrea · Ethiopia · Eswatini · Gabon · Gambia · Ghana · Guinée · Guiné-Bissau · Guinea Xích Đạo · Kenya · Lesotho · Liberia · Libya · Madagascar · Malawi · Mali · Mauritanie · Mauritius · Mozambique · Namibia · Niger · Nigeria · Cộng hòa Nam Phi · Rwanda · São Tomé và Príncipe · Sénégal · Seychelles · Sierra Leone · Somalia · Sudan · Tanzania · Tây Sahara · Togo · Tunisia · Uganda · Zambia · Zimbabwe

  • x
  • t
  • s
Các quốc gia thuộc G15
Hội nghị thượng đỉnh
  • 1990
  • 1991
  • 1992
  • 1994
  • 1995
  • 1996
  • 1997
  • 1998
  • 1999
  • 2000
  • 2001
  • 2004
  • 2006
  • 2010
  • 2012
Thành viên
  • Ai Cập
  • Algérie
  • Argentina
  • Ấn Độ
  • Brasil
  • Chile
  • Indonesia
  • Iran
  • Jamaica
  • Kenya
  • Malaysia
  • México
  • Nigeria
  • Sénégal
  • Sri Lanka
  • Venezuela
  • Zimbabwe
  • x
  • t
  • s
Tổ chức Hợp tác Hồi giáo
Thành viênAfghanistan • Albania • Algérie • Azerbaijan • Bahrain • Bangladesh • Bénin • Burkina Faso • Brunei • Cameroon • Tchad • Comoros • Bờ Biển Ngà • Djibouti • Ai Cập • Gabon • Gambia • Guinée • Guiné-Bissau • Guyana • Indonesia • Iran • Iraq • Jordan • Kuwait • Kazakhstan • Kyrgyzstan • Liban • Libya • Maldives • Malaysia • Mali • Maroc • Mauritanie • Mozambique • Niger • Nigeria • Oman • Pakistan • Palestine • Qatar • Ả Rập Xê Út • Sénégal • Sierra Leone • Somalia • Sudan • Suriname • Syria • Tajikistan • Thổ Nhĩ Kỳ • Tunisia • Togo • Turkmenistan • Uganda • Uzbekistan • Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất • Yemen
Quan sát viên
Quốc gia và vùng lãnh thổBosna và Hercegovina • Cộng hòa Trung Phi • Nga • Thái Lan • Bắc Síp
Cộng đồng Hồi giáoMặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro
Tổ chức quốc tếTổ chức Hợp tác Kinh tế • Liên minh châu Phi • Liên đoàn Ả Rập • Phong trào không liên kết • Liên Hợp Quốc

Từ khóa » Bản đồ An Giê Ri