Ẩm Thực Việt Nam - Nét đặc Sắc Của Mỗi Vùng Miền - TASTY Kitchen
Có thể bạn quan tâm
Văn hóa ẩm thực nói chung hay ẩm thực Việt Nam nói riêng là nét văn hóa tự nhiên hình thành trong cuộc sống, được biết đến với những nét đặc trưng như: tính hòa đồng, đa dạng, ít mỡ; đậm đà hương vị với sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều loại nguyên liệu và gia vị khác nhau nhằm giúp tăng mùi vị, sức hấp dẫn trong từng món ăn. Đối với nhiều dân tộc, quốc gia, ẩm thực không chỉ là nét văn hóa về vật chất mà còn là văn hóa về tinh thần.
Ẩm thực Việt Nam được hiểu là phương thức chế biến món ăn, cách thức pha trộn gia vị và những thói quen ăn uống nói chung của người Việt trên đất nước Việt Nam. Tuy có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc nhưng ẩm thực Việt Nam vẫn có thể bao hàm ý nghĩa khái quát nhất để chỉ tất cả những món ăn phổ biến trong cộng đồng người Việt.
Đặc điểm của Ẩm thực Việt Nam
Việt Nam tuy nằm trong vùng nhiệt đới nhưng lại phân bố thành 3 vùng khí hậu riêng biệt với: miền Bắc và Bắc Trung Bộ mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Miền Bắc gồm 4 mùa: Xuân Hạ Thu và Đông. Miền Trung và Nam Trung bộ lại mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan. Điều này góp phần không nhỏ cho sự đa dạng của nền ẩm thực Việt Nam ta, bởi mỗi miền có một nét, khẩu vị đặc trưng riêng.
Bên cạnh đó, đất nước ta là một nước nông nghiệp, có nền văn minh lúa nước lâu đời khiến rất nhiều món ăn và nguyên liệu nấu ăn có nguồn gốc từ lúa gạo (khác với cây lúa mì hoặc lúa mạch, ngũ cốc như các vùng khác). Ngoài ra, trong ẩm thực Việt Nam còn sử dụng rất nhiều loại rau với hình thức chế biến đa dạng như: luộc, xào, làm dưa, ăn sống; cùng nhiều loại nước canh đặc biệt: canh chua và đặc biệt số lượng các món ăn có dinh dưỡng từ động vật thường ít hơn. Những loại thịt được dùng phổ biến nhất là thịt lợn, bò, gà, ngan, vịt, các loại tôm, cá, cua, ốc, hến, trai, sò,... Những món ăn chế biến từ những loại thịt ít thông dụng hơn như thịt chó, thịt dê, thịt rùa, thịt rắn, thịt ba ba,... thường không phải là nguồn thịt chính, nhiều khi được coi là đặc sản và chỉ được sử dụng trong một dịp đặc biệt hay mời khách.
Ẩm thực Việt Nam theo đặc điểm vùng miền, dân tộc
Ẩm thực Việt Nam đa phần quan trọng khẩu vị ăn ngon, và có đôi khi không đặt mục tiêu hàng đầu là ăn bổ. Chính vì lẽ đó trong hệ thống ẩm thực Việt Nam ít có những món hết sức cầu kỳ, hầm nhừ hay ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực Nhật Bản. Món Việt sẽ nghiêng về phần nhiều việc phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự bổ béo (ví dụ như các món măng, chân cánh gà, phủ tạng động vật...).
Ẩm thực Việt Nam - Miền Bắc
Mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm, với 4 mùa rõ rệt: Xuân Hạ Thu và Đông làm cho khẩu vị trở nên mặn mà, đậm đà, thường không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác, chủ yếu sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm, tương bần, giấm bỏng...v.v..Ưu ái với các món rau và các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến... và nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn, ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn với nguyên liệu chính là thịt, cá.
Ẩm thực Việt Nam - Miền Trung
Miền trung với khí hậu đầy nắng và gió, nên ẩm thực miền Trung mang nhiều vị cay nồng, nhiều món ăn cay và mặn hơn đồ ăn miền Bắc và miền Nam, màu sắc được phối trộn phong phú, rực rỡ, thiên về màu đỏ và nâu sậm. Một lý do khác, với thổ nhưỡng không có nhiều sản vật mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn món, nên mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.
Ẩm thực Việt Nam - Miền Nam
Khẩu vị miền Nam thường thích vị chua ngọt, bởi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, thường cho thêm đường và hay sử dụng sữa dừa (nước cốt và nước dão của dừa). Đặc sản thường là các loại mắm khô và nhiều loại hải sản hơn ẩm thực miền Bắc. Nhưng nổi bật nhất là những món ăn dân dã, đặc thù của một giai đoạn đi mở rộng bờ cõi: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao, rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh, đuông dừa, đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong, cá lóc nướng trui...
Qua bài viết này của Tasty Kitchen, bạn đã có thêm những thông tin thú vị về âm thực Việt Nam - nền ẩm thực vô cùng đa dạng và đặc sắc.
Từ khóa » đặc Trưng Chung Của ẩm Thực Việt Nam
-
9 ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
-
Nét đặc Trưng Trong Văn Hóa ẩm Thực Việt Nam | Khám Phá ẩm Thực #1
-
Ẩm Thực Việt Nam - Wikipedia
-
Nét đặc Trưng Trong Văn Hóa ẩm Thực Việt
-
Văn Hóa ẩm Thực Việt Nam Có đặc Trưng Gì? Sự Khác Biệt ẩm Thực 3 ...
-
Bản Sắc đặc Trưng Văn Hóa ẩm Thực Việt Nam Truyền Thống Xưa Và Nay
-
Món Ăn Việt Nam Có Những Đặc Trưng Riêng Nổi Bật Nào?
-
9 ĐẶC TRƯNG TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM
-
Đặc điểm Chung Của ẩm Thực Việt Nam Là Gì ? | Vatgia Hỏi & Đáp
-
Những đặc Trưng Trong Văn Hóa ẩm Thực Việt | Thư Viện
-
Văn Hóa ẩm Thực Việt - Nét đặc Trưng đáng Tự Hào - An Vui Tự Do Sống
-
ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC VIỆT NAM - 123doc
-
Những Nét đặc Trưng Trong Văn Hóa ẩm Thực Việt Nam Xưa Và Nay
-
Những Đặc Trưng Trong Văn Hóa Ẩm Thực Việt Nam