Ẩm Thực Việt Với Những Gia Vị đặc Trưng Của Vùng Miền Trong Chế ...
Có thể bạn quan tâm
Ẩm thực Việt với những gia vị đặc trưng của vùng miền trong chế biến món ăn
Nghệ thuật sử dụng gia vị trong ẩm thực Việt : Sự kết hợp hài hòa các loại gia vị giúp món ăn thơm ngon, mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.
Theo các chuyên gia ẩm thực, gia vị để chế biến món ăn Việt rất phong phú, gồm húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu... Ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa cũng là chất xúc tác làm nên vô số món ăn đặc trưng của người Việt.
Hành tím, tỏi cần thiết với các món thịt và rau xanh. Khi dùng, đầu bếp sẽ thái hành ra từng lát mỏng, còn tỏi phải giã hoặc đập dập dùng tẩm ướp nguyên liệu trong giai đoạn sơ chế hoặc xào nấu. Hành lá khiến món ăn dậy mùi. Riềng và sả giúp giò heo ngon, thịt hon bắt mắt, kích thích vị giác.
Các món từ đặc sản đến bình dân, truyền thống hay hiện đại của người Việt không thể thiếu gia vị đi kèm. Nghệ thuật sử dụng gia vị còn tạo nét chấm phá ấn tượng trong văn hóa ẩm thực vùng miền.
Ẩm thực việt với những gia vị đặc trưng
Trong ẩm thực hay còn gọi là chuyện ăn uống vốn là khía cạnh gần gũi nhất với con người. Chẳng thế, văn hóa ẩm thực còn thể hiện rõ nét bản sắc của một dân tộc. Nói về ẩm thực Việt là nói đến các món ngon, đa dạng. Tính đa dạng của ẩm thực Việt bắt nguồn từ 3 vùng miền Bắc – Trung – Nam, vốn khác nhau về tập quán và điều kiện tự nhiên.
Nhưng độc đáo thay, trong tính đa dạng ấy vẫn tồn tại điểm đồng nhất, đó là sự hòa hợp thông qua 5 loại gia vị đặc trưng Chua – Cay – Mặn – Ngọt – Đắng. Xuất hiện trong hầu hết các bữa ăn của người Việt Nam, những gia vị này kích thích tiêu hóa giúp món ăn trở nên hấp dẫn hơn.
Sự kết hợp gia vị thể hiện qua món canh chua của 3 miền với những hương vị đặc trưng riêng. Nếu như món canh chua của người miền Bắc có vị chua thanh của mẻ, trái sấu và mùi thơm thì là; miền Trung có vị chát của khế, cay của ớt, mùi thơm của hến; miền Nam lại có vị chua, ngọt của cá và các nguyên liệu như me hòa quyện vào nhau.
Đi dọc miền Tổ quốc, đặc biệt trong những ngày gần Tết như hiện nay, sẽ không khó để nhận thấy bàn ăn nơi nào cũng có những gia vị Chua - Cay - Mặn - Ngọt – Đắng như: giấm, chanh, ớt, tiêu, muối, tương đỏ, tương đen, đường, gừng,… để làm ấm lòng thực khách với món ngon tròn vị.
Chẳng hạn, với người miền Nam, thưởng thức món ngon dân dã mà không có chút tiêu xanh để xuýt xoa hoặc trái ớt hiểm làm tê tê đầu lưỡi thì bữa tiệc không còn ý nghĩa. Nấu canh bí đao hoặc canh cải mà thiếu tiêu, hành sẽ chẳng có vị ngon ngọt cùng mùi hương quyến rũ. Ở miền Bắc thường dùng lá tía tô hoặc thì là, còn miền Trung chuộng hẹ lá nhỏ để giúp món canh thêm đậm đà.
Sự tinh tế trong việc kết hợp gia vị của người miền Nam còn thể hiện qua nhiều món ăn lạ lẫm và kỳ thú. Điển hình như con đuông dừa ngâm trong nước mắm, sau đó đem nướng ăn với rau rừng; con còng lột chiên chấm muối tiêu chanh; dế cơm dồn đậu phộng chiên giòn; hay cua biển rang muối tiêu; cá kèo nướng sả ớt; món cá trê chiên hấp dẫn với chén gừng cay.
Hầu hết món ăn Bắc đều có vị đậm đà vừa phải, có thể thêm gia vị theo nhu cầu mỗi người ăn, làm vừa lòng những ai vốn khó tính nhất. Đồ ăn Bắc không nhiều dầu mỡ, không dùng gia vị quá mạnh, chẳng đa vị như miền Trung nên thường nổi tiếng với các món bún, phở, miến nhẹ nhàng tao nhã. Món ăn của người miền Trung lại có gia vị đậm đà, cay nồng ấn tượng.
Cách kho cá cũng thế, mỗi vùng miền lại nêm những vị riêng. Miền Bắc có vị nhạt, miền Trung thì nồi cá kho có vị mặn, còn món cá kho của người miền Nam có thêm chút đường để tạo vị ngọt mặn đậm đà.
Việc sử dụng gia vị đúng cách, đúng lúc và liều lượng sẽ góp phần làm tăng thêm hương vị đậm đà trong từng món ăn ở mỗi vùng miền. Tuy nhiên, các chuyên gia ẩm thực khuyên, người đầu bếp, nội trợ cần nắm tính chất các loại gia vị và cách thức sử dụng. Loại gia vị nào phù hợp với nguyên liệu, thức ăn nào mới phát huy được vai trò của gia vị trong việc chế biến.
Nếu lạm dụng những gia vị đặc trưng trên thì sẽ mang lại nhiều phiền toái cho người ăn, điển hình là tình trạng tê cả lưỡi hay ê buốt răng.
Từ khóa » Gia Vị ẩm Thực
-
Phân Loại Và Sử Dụng Gia Vị Việt Nam đúng Cách
-
Gia Vị Là Gì? Phân Loại Và Các Loại Gia Vị Phổ Biến Tốt Cho Sức Khỏe
-
Nghệ Thuật Sử Dụng Gia Vị Trong ẩm Thực Việt
-
Gia Vị Trong ẩm Thực Việt Nam
-
Cách Sử Dụng Các Loại Gia Vị Hợp Lý Nhất - Garis
-
Các Loài Gia Vị Trong ẩm Thực Việt | Tập San Việt Học
-
15 Loại Gia Vị Trung Quốc đặc Trưng Thường được Dùng Trong Nấu ăn
-
16 Loại Gia Vị Thường Dùng Cho ẩm Thực Trung Hoa - Gia Đức Trí Food
-
8 Loại Gia Vị Đặc Trưng Trong Nền Ẩm Thực Châu Á
-
Gia Vị - Một Trong Những Yếu Tố Cơ Bản Tạo Nên Văn Hóa ẩm Thực Việt
-
LOẠI GIA VỊ ĐẬM ĐÀ TẠO NÊN HƯƠNG VỊ RIÊNG CỦA ẨM THỰC ...
-
10 Loại Gia Vị Ẩm Thực Ấn Độ Được Ưa Chuộng Nhất
-
Những Nét Riêng Của Gia Vị Trong ẩm Thực Vùng Cao - Báo Sơn La