AMD FREESYNC VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

AMD FREESYNC VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

 

Bạn có thể đã biết đến hãng AMD như một nhà sản xuất vi xử lý và card đồ họa, nhưng còn AMD FreeSync thì sao? Giờ đây, công ty AMD đang quay trở lại với thị công nghệ theo cách mới hơn với trang bị AMD FreeSync trong đa dạng các thiết bị như màn hình, laptop và thậm chí cả TV.  

Vậy AMD FreeSync là gì và nó có những tính năng gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu chính xác hơn về công nghệ này, cùng tìm hiểu nhé.

 

amd freesync

FreeSync là gì?

 

AMD FreeSync đã được ra mắt từ năm 2015 và đối thủ trực tiếp G-Sync của Nvidia . Công nghệ FreeSync được trang bị trong laptop, màn hình, TV và máy chơi game, giúp ngăn chặn các hiện tượng như rách hình, hạn chế tối đa độ trễ đầu vào trong khi chơi game và phát video.

 

FreeSync là công nghệ được trang bị giúp chống rách, xé hình

FreeSync là công nghệ được trang bị giúp chống rách, xé hình

 

 

AMD Freesync hoạt động như thế nào?

 

Công nghệ AMD FreeSync đồng bộ hóa tốc độ làm mới màn hình của bạn với card đồ họa của hệ thống bằng công nghệ Adaptive-Sync. Điều này giúp ngăn chặn rách hình trong khi chơi game hoặc xem video,...Nói tóm lại, FreeSync đảm bảo màn hình và GPU hoạt động đồng điệu với nhau để bạn có trải nghiệm hình ảnh tốt nhất có thể.

 

Tại sao chúng ta cần công nghệ này?

 

Khi bạn chơi game ai mà chẳng muốn trải nghiệm hình ảnh mượt mà và tốt nhất. Chính vì thế, FreeSync đã xuất hiện như một cứu cánh tuyệt vời cho game thủ. Công nghệ này ngăn chặn hiện tượng giật màn hình xảy ra khi tốc độ khung hình của GPU không đồng bộ với màn hình của bạn, dẫn đến các khung hình bị lệch gây cảm giác rất khó chịu khi chơi game.

 

So sánh màn hình có FreeSync(trái) và không có FreeSync(phải)

So sánh màn hình có FreeSync(trái) và không có FreeSync(phải)

 

Sử dụng FreeSync cho phép tốc độ làm mới màn hình đồng bộ hóa với tốc độ khung hình của trò chơi. Nếu bạn đang sử dụng màn hình 60Hz chỉ thực hiện được 60 khung hình/giây và đầu ra GPU của bạn giảm xuống, lúc này tốc độ làm mới màn hình của bạn sẽ tự động khớp với màn hình khi FreeSync được bật.

 

Làm thế nào để biết được thiết bị có trang bị/ tương thích AMD FreeSync?

 

Nhiều laptop, máy chơi game, thiết bị VR, TV và màn hình hiện nay đã đi kèm hoặc tương thích với FreeSync (được ghi chú trên bao bì sản phẩm). Trong thực tế, bạn có thể đã sở hữu trong nhà mình các thiết bị tương thích với công nghệ này rồi và việc đơn giản tiếp theo là kích hoạt FreeSync mà thôi.

 

Để tận dụng các lợi ích mà FreeSync mang lại, hãy đảm bảo rằng các thiết bị như máy tính xách tay, màn hình, TV,... có hỗ trợ công nghệ AMD FreeSync hoặc có APU hoặc GPU tương thích. Các GPU tương thích bao gồm tất cả các card đồ họa AMD Radeon bắt đầu từ Radeon HD 7000 Series, được phát hành vào năm 2012 và tất cả các sản phẩm đồ họa tiêu dùng Radeon mới hơn.

 

Bên cạnh đó, các GPU khác chẳng hạn như Nvidia GeForce 10-series và các GPU mới hơn hỗ trợ DisplayPort Adaptive-Sync cũng được cho là sẽ hoạt động được với công nghệ AMD FreeSync. APU máy tính để bàn tương thích bao gồm APU Ryzen. Ngoài ra, bo mạch chủ phải có kết nối DisplayPort hoặc HDMI.

 

Sự khác biệt giữa FreeSync, FreeSync Premium và FreeSync Premium Pro ?

 

Có 3 cấp độ là FreeSync, FreeSync Premium và FreeSync Premium Pro

Có 3 cấp độ là FreeSync, FreeSync Premium và FreeSync Premium Pro

 

Công nghệ AMD FreeSync cho giúp cho hiệu suất xem video và chơi game online mượt mà hơn. FreeSync cấp độ cơ bản (base-level) cung cấp độ trễ thấp với tốc độ làm mới 60Hz, và có thể mở rộng đến 75Hz.  

Trong khi đó, FreeSync Premium có tốc độ làm mới 120Hz ở độ phân giải FHD (1920 x 1080).  Ngoài ra cũng bổ sung LFC (low frame rate compensation) đảm bảo tốc độ khung hình của game đang chạy dưới tốc độ làm mới tối thiểu có thể chấp nhận của màn hình, và sau đó các khung hình được hiển thị nhiều lần để duy trì tốc độ làm mới được hỗ trợ của màn hình và giúp game không bị giật hình.  

Mức cao nhất là AMD FreeSync Premium Pro, bao gồm các màn hình được chứng nhận Premium Pro cung cấp độ chính xác cao và gam màu rộng, cho phép trải nghiệm chơi game HDR tuyệt vời.

 

Sự khác biệt giữa FreeSync AMD và G-Sync của Nvidia?

 

G-Sync và FreeSync thuộc 2 hãng khác nhau nhưng có chung chức năng

G-Sync và FreeSync thuộc 2 hãng khác nhau nhưng có chung chức năng

 

FreeSync và G-Sync cùng thực hiện chung một chức năng. Cả hai đều hoạt động để loại bỏ hiện tượng rách màn hình và đảm bảo hiển thị mượt mà trong khi chơi game và xem video.

 

Sự khác biệt chính là AMD FreeSync có một tiêu chuẩn mở do AMD tạo ra mà không yêu cầu bất kỳ phần cứng bổ sung nào được thêm vào màn hình. Bằng cách này, AMD tránh được phí bản quyền tốn kém và chi phí gia tăng phần cứng độc quyền, những chi phí này thường được người tiêu dùng chi trả.

 

Trong khi đó, nền tảng G-Sync của Nvidia dựa trên bộ điều khiển và IP của chính hãng này để tạo ra tốc độ làm mới biến thiên bằng phần cứng đặc biệt để cung cấp hiệu suất tốt hơn. Chính vì vậy, giá của G-Sync sẽ rẻ hơn FreeSync do AMD phải sử dụng công nghệ nhờ sự hỗ trợ của bên thứ 3 là Vesa chứ không phải tận dụng “cây nhà lá vườn” như NVIDIA.  

Cả hai công nghệ đều thực hiện vai trò của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên trong năm ngoái, các GPU Nvidia đã bắt đầu ưu ái hơn cho AMD khi hỗ trợ màn hình FreeSync.

 

FreeSync có độ phân giải và tốc độ làm mới cao nhất là bao nhiêu?

 

AMD Freesync Premium và Premium Pro cung cấp tốc độ làm mới ít nhất 120Hz cho các màn hình có độ phân giải tối thiểu 1080p. Ngoài ra, các bảng điều khiển AMD FreeSync cũng có thể đem lại độ phân giải cao tới 3840 x 2160.

 

Những gì máy tính xách tay có FreeSync?

 

Đã có nhiều thương hiệu sử dụng công nghệ AMD FreeSync trên laptop của mình, và hầu hết trang bị cho các dòng laptop gaming, bao gồm: Lenovo Legion Y700 ,  MSi Alpha 15, Acer Predator Helios 500 và Asus ROG Strix GL702ZC,...

 

msi alpha 15

MSI Alpha 15  

Song song đó, bạn cũng có thể tìm thấy FreeSync trong các laptop doanh nghiệp như Microsoft Surface Laptop 3 và Lenovo ThinkPad T495s.

 

Microsoft Surface Laptop 3

Microsoft Surface Laptop 3

 

Để xem đầy đủ các laptop trang bị FreeSync, bạn có thể tham khảo danh sách tại đây.

 

Có bao nhiêu màn hình tương thích FreeSync?

 

Hiện tại có hơn 1.000 màn hình trên toàn thế giới hỗ trợ FreeSync, ví dụ như Dell Ultrathin S2719DM và Samsung Space Monitor (S75) .

 

Màn hình Dell Ultrathin S2719DM

Màn hình Dell Ultrathin S2719DM

 

Máy chơi game có tương thích FreeSync không?

 

Câu trả lời cho là có. AMD FreeSync được sử dụng trên cả máy Xbox One của Microsoft và PlayStation 4 Pro của Sony, nó cũng có sẵn trong các VR headsets như các thiết bị thực tế hỗn hợp Windows của Microsoft, Oculus Rift S và HTC Vive Cosmos.

 

HTC Vive Cosmos

HTC Vive Cosmos

 

Lời kết

 

Công nghệ AMD FreeSync có ở khắp mọi nơi, trên vô số thiết bị để bạn có thể thưởng thức trọn vẹn độ trung thực của video và trải nghiệm chơi game online một cách mượt mà. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu rõ hơn về công nghệ ADM FreeSync cũng như thử xem xét xem có nên mua một thiết bị hỗ trợ công nghệ này để sử dụng hay không nhé.

Từ khóa » Có Nên Bật Freesync