G-Sync Là Gì, FreeSync Là Gì? | Phong Cách Xanh Tin Tức

Đến nội dung

Miễn phí giao hàng đơn từ 1.000.000đ

MIễn phí quẹt thẻ

Hỗ trợ trả góp 0%

Giao hàng siêu tốc

Bảo hành nhanh chóng

0

Chưa có sản phẩm

Tiếp tục mua hàng Xóa Đóng Linh kiện PCG-Sync là gì, FreeSync là gì?

26 Thg 4, 2022

Bởi Đức Huỳnh

G-Sync là gì, FreeSync là gì? | Phong Cách Xanh

Chúng ta cứ luôn nghe mọi người nhắc đến nào là G-sync nào là FreeSync đặc biệt nhất là các Game thủ, vậy nó chính là gì và nó giúp ích gì cho chúng ta ? Nhưng trước khi nói về G-Sync và FreeSync, ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về công nghệ chống xé hình (V-Sync) vốn rất phổ biến trong các tựa game từ trước tới nay.

Freesync là gì

Trước đây khi những card đồ họa đang ngày càng phát triển mạnh mẽ nhưng công nghệ màn hình vẫn đang “dậm chân tại chỗ”, điều này dẫn đến sự không đồng bộ giữa màn hình truyền thống và tốc độ dựng hình của card đồ họa trong quá trình trải nghiệm game – dẫn đến hiện tượng xé hình (Tearing) khá phổ biến từ trước tới nay. Nhằm giải quyết tình trạng này, các hãng phát triển đã cho ra mắt tính năng đồng bộ hóa xuất hình V-Sync và Motion Blur. Mục đích của V-Sync là đồng bộ FPS (frame per second) trong game cùng với tần số của màn hình hay còn gọi là độ làm tươi của màn hình (Refresh rate).

Nói thêm về Refresh rate: tất cả các màn hình đều có độ làm tươi, tức là số lần màn hình thay đổi trong một giây, tính bằng Hert (đơn vị Hz). Nếu màn hình của bạn có Refresh rate = 60Hz, có nghĩa là nó được nạp hình ảnh 60 lần trong một giây, dù hình ảnh trên màn hình là tĩnh hay động. Nếu màn hình của bạn có Refresh rate = 240hz thì chuyển động hình ảnh càng mượt mà hơn nhưng với điều kiện là số khung hình (fps) phải tương ứng.

Còn về FPS chắc những ai chơi game đều biết, FPS – Frame per second: số khung hình trên một giây mà card đồ họa xuất ra được và hiển thị lên màn hình, con số này càng thấp thì có nghĩa là cỗ máy chơi game của bạn không đủ sức để có thể chơi game đó mượt mà.

Ví dụ khi ta chơi game với màn hình Refresh rate = 60Hz, nhưng FPS lại vượt quá con số đó, sẽ có hiện tượng không đồng bộ. Card đồ họa xuất ra hình ảnh trong một giây nhiều hơn khả năng mà màn hình có thể phản hồi và hiển thị dẫn đến hiện tượng bị “rách hình” hay “bóng mờ”.

Tuy vậy, Vsync lại gây ra vấn đề khác. Nếu GPU mất thời gian quá lâu để dựng 1 khung hình thì GPU lại bỏ lỡ chu trình làm tươi, nên màn hình đơn giản chỉ việc lặp lại khung hình cũ, kết quả là hình ảnh bị giật và trễ.

Thậm chí nếu GPU dựng hình đủ nhanh thì Vsync vẫn gặp vấn đề lag đầu vào, vì nó sẽ giữ khung hình lại cho đến khi hết chu trình làm tươi, nghĩa là bạn sẽ không thể xem được những thông tin mới nhất sớm nhất được.

G-Sync hoạt động thế nào?

G-Sync dùng một module do NVIDIA phát triển thay thế VBLANK của panel màn hình. Nếu một khung hình dựng lâu hơn thời gian dự kiến thì chu trình làm tươi được nới ra lâu hơn, đủ cho đến khi khung hình mới được dựng xong. Ngược lại, nếu khung hình được dựng nhanh hơn thì G-Sync sẽ rút ngắn lại khoảng thời gian làm tươi.

Thay vì trước đây màn hình và card đồ họa hoạt động riêng, thì với G-Sync Module được đặt trong màn hình sẽ phối hợp lại với nhau, đồng thời làm tươi màn hình sau khi Render xong 1 khung hình. Với sự kết hợp đồng nhất này, giờ đây người chơi sẽ không gặp phải tình trạng xé hình hay bóng ma (ghosting) trong suốt quá trình trải nghiệm game nữa. Để sử dụng G-Sync người dùng phải sở hữu dòng card của NVIDIA từ GTX 600 trở lên.

Còn FreeSync thì sao ?

Freesync là gì

Mục tiêu của FreeSync cũng giống như G-Sync nhưng lại không sử dụng module bản quyền riêng mà dựa trên các chuẩn công nghiệp nguồn mở.

Năm 2014, AMD hợp tác với Hiệp hội chuẩn màn hình quốc tế VESA (Video Electronics Standards Association) để thêm một thành phần tuỳ chọn vào đặc tả chuẩn DisplayPort 1.2 gọi là Adaptive-Sync. Thành phần này hoạt động tương tự như G-Sync, mở rộng khoảng thời gian VBLANK của màn hình, và tự động rút ngắn VBLANK ngay khi GPU dựng xong một khung hình.

Tuy vậy, khác với G-Sync là FreeSync chưa có module tương tự như Overdrive để dự đoán khung hình cần xử lý trước nhằm tiết kiệm thời gian như của NVIDIA. Hiện thời, AMD chỉ có một số dòng GPU có hỗ trợ FreeSync: R9 290 series, R9 285, R7260 và R7 260X, cũng như vài dòng AMD APU hồi năm 2014: Kaveri A-series, Temash và Kabini. Đáng buồn là cấu hình CrossFire chưa hỗ trợ FreeSync.

G-Sync

Có thể nói ưu điểm G-Sync nằm ở việc NVIDIA tích hợp công nghệ cao cấp vào module này. Đồng thời danh sách card đồ họa hỗ trợ G-Sync cũng rất nhiều lựa chọn phục vụ cho game thủ. Điểm yếu duy nhất của công nghệ G-Sync vẫn nằm ở mức giá thành khá cao, số màn hình hỗ trợ tính năng này không nhiều như FreeSync.

Trong khi đó FreeSync sở hữu ưu điểm ở tần số quét màn hình. Free Sync có khả năng xử lý tần số quét của màn hình trong phạm vi từ 9 Hz cho đến 240 Hz trong khi G-Sync chỉ giới hạn ở mức xử lý tần quét trong phạm vi từ 30 Hz cho đến 144 Hz. Đồng thời mức giá rẻ tiền hơn là điều kiện tối ưu để các hãng sản xuất màn hình có thể tích hợp công nghệ của AMD vào màn hình.

Chia sẻ Chia sẻ

Đọc tiếp

Ray Tracing là gì và DLSS là gì? | Phong Cách Xanh

Ray Tracing là gì và DLSS là gì?

26 Thg 4, 2022 Đức Huỳnh Hướng dẫn chọn Router WiFi dễ và nhanh nhất! | Phong Cách Xanh

Hướng dẫn chọn Router WiFi dễ và nhanh nhất!

26 Thg 4, 2022 Đức Huỳnh

Viết nhận xét

Trang web này được bảo vệ bằng hCaptcha. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của hCaptcha.

TênE-mailNội dung Gửi 717

Mua sắm không chờ đợi!

Giao hàng siêu tốc chỉ trong 2 giờ

Mua sắm thông minh!

Giao hàng miễn phí cho đơn hàng từ 1.000.000đ trở lên

An tâm tuyệt đối!

Bảo hành nhanh chóng, chỉ trong 15 phút

Mua sắm linh hoạt!

Trả góp hoặc mua trước trả sau, đơn giản và nhanh chóng

Đến mục 1 Đến mục 2 Đến mục 3 Đến mục 4 Da thong bao

Từ khóa » Có Nên Bật Freesync