AMS – Automated Manifest System (Hệ Thống Khai Báo Kiểm Soát ...
|
Dịch vụ Khai thuê Hải quan và Ủy thác Xuất nhập khẩu
Nhận làm dịch vụ vận chuyển Container kiêm dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, dịch vụ hải quan trọn gói. Chúng tôi nhận làm thủ tục hải quan, làm giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và Bộ chứng từ thanh toán quốc tế.HP / Zalo / Viber / Telegram: 0988941384
E-mail: [email protected] AMS – Automated Manifest System (Hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa tự động) là gì?7/19/2020 4 Comments Thủ tục cho hàng hóa trước khi xếp lên tàu đi Mỹ.1. Kê khai AMS (Automatic Manifest System):AMS (Automated Manifest System) là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập.Thông tin của đơn hàng xuất sang Mỹ phải được khai báo cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu chở hàng khởi hành từ cảng chuyển tải đến Mỹ.Nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kê khai thông tin này khi hàng vẫn còn ở cảng xếp. Tuy nhiên, việc kê khai AMS có thể nhờ các công ty giao nhận vận tải kê khai giúp. Thủ tục sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng với chi phí khoảng 25$ cho một đơn hàng.2. Kê khai ISF (Importer Security Filing):Không chỉ nhà xuất khẩu cần kê khai thông tin cho Hải quan mà nhà nhập khẩu cũng cần làm điều này. Khai báo ISF yêu cầu nhà nhập khẩu ở Mỹ phải kê khai các thông tin như: thông tin nhà nhập khẩu, nhà sản xuất, mã hàng hóa, nhà vận tải,… việc khai ISF thường được diễn ra đồng thời với việc khai AMS.Việc kê khai này cũng có thể nhờ đến các công ty giao nhận vận tải với chi phí cũng khoảng 25$.3. Soi container (X-Ray):Hải quan Mỹ sẽ áp dụng soi container đối với những container mà họ nghi ngờ về an ninh hoặc đơn giản là kiểm tra ngẫu nhiên.⇒Vì những thủ tục khắt khe này mà việc xuất hàng đi Mỹ gặp khá nhiều khó khăn khi kê khai hoàn thành thủ tục. Đặc biệt, hiện nay một số hãng tàu như Maersk, Wanhai áp dụng tuyến đường đi thẳng từ Cái Mép đến Mỹ do đó áp lực thủ tục càng nặng hơn.Ví dụ, nếu ngày tàu chạy là thứ Tư thì khoảng thứ Hai thì các nhà xuất khẩu sẽ kéo container để đóng hàng, nhưng thủ tục kê khai phải được hoàn thành từ thứ Bảy tuần trước. Hệ thống khai báo AMS - Automated Manifest System bắt đầu đi vào hiệu lực ở Hoa Kỳ từ tháng 03/2004 và là một khâu bắt buộc đối với hàng hóa gửi đến Mỹ bằng đường biển và các loại hình vận chuyển khác (Bài viết này sẽ tập trung chủ yếu vào đường biển).Hệ thống này được kết nối trực tiếp với hệ thống của cơ quan hải quan Mỹ, vì vậy, những người gửi hàng / hãng tàu phải tuyệt đối tuân thủ thời gian khai báo.Quy mô áp dụngKhai báo AMS là quy trình bắt buộc cho toàn bộ những chuyến tàu chở hàng đến và đi từ các cảng của Mỹ, bao gồm cả những quần đảo xung quanh.Nguyên nhân sử dụng hệ thống AMSSau sự kiện khủng bố ngày 11/09/2001, Mỹ ngày càng thắt chặt các biện pháp đảm bảo an toàn trong vận chuyển hàng hóa. Các chuyên gia đánh giá rằng tàu biển có thể dễ dàng trở thành mục tiêu khủng bố mới, do việc vận hành các con tàu container có liên quan mật thiết đến quá trình giao thương giữa các quốc gia, qua nhiều cảng biển và vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau.Từ đó, Bộ luật an ninh vận chuyển hàng hải của Mỹ (US Maritime Transportation Security Act) ra đời để cải thiện sự an toàn đối với hàng hóa khi đến và rời khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ bằng đường biển, hàng không, và các phương thức vận tải khác. Bộ luật được xét duyệt vào năm 2002, yêu cầu toàn bộ hàng hóa giao thương đến/ra khỏi Mỹ đều phải khai báo đầy đủ bằng các phương thức điện tử.Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) chịu trách nhiệm thực hiện luật này.Những lưu ý về khai báo AMS1. Bên khai AMS:Các bên có liên quan trực tiếp đến quá trình khai báo AMS bao gồm nhà vận chuyển thực tế (hãng tàu) và các NVOCCs (những bên vận chuyển không có tàu).Hãng tàu khai AMS cho Master B/LForwarder khai AMS cho House B/L.Để các Forwarder có quyền vận chuyển hàng đi Mỹ và khai báo AMS, họ cần có giấy phép hợp lệ cấp bởi Ủy Ban Hàng Hải Liên Bang (Federal Maritime Commission – FMC).2. Thời hạn nộp AMS:Việc nộp AMS phải được thực hiện chậm nhất 24 tiếng trước khi tàu mẹ xuất phát từ cảng chuyển tải cuối cùng (24 tiếng trước khi hàng rời khỏi cảng đi nếu tàu không chuyển tải). Người khai báo có thể tự do sửa đổi tất cả thông tin trước thời hạn trên.Ngoại lệ về thời hạn khai báo AMSĐối với các loại hàng rời như dầu, thóc lúa, quặng thép, hay lương thực, hoặc hàng breakbulk (hàng chở trong thùng, kiện, pallet, nhưng không đóng trong container) phải nộp bản khai báo AMS điện tử ít nhất 24 giờ trước khi hàng đến cảng đầu tiên ở Mỹ.3. Các loại AMS:Regular AMS (AMS thông thường): Thông tin trên AMS giống hệt thống tin trên MBL / SI. Lô hàng này sẽ chỉ có Master B/L, mà không có House B/L.Not regular AMS: Thông tin trên AMS khác với thông tin trên MBL. Lô hàng sẽ có cả Master B/L và House B/L (thường áp dụng với các lô hàng đi qua Forwarder)Self-filer: Khách hàng chịu trách nhiệm khai báo và nộp AMS, sau đó, khách hàng sẽ gửi tới hãng tàu những thông tin về mã SCAC của khách hàng và số House B/L4. Các nội dung khai báo AMS cụ thể:Hãng tàu/NVOCC phải điền đẩy đủ các thông tin về hàng hóa, container và tàu mẹ (mother vessel) với các nội dung cụ thể như sau:Thông tin về hàng hóa- Số vận đơn của lô hàng. Chú ý, số vận đơn khi khai AMS sẽ phải bắt đầu bằng mã SCAC.- Loại hàng: FCL hay LCL.- Tên và địa chỉ đầy đủ của người gửi ghi trên vận đơn.- Tên và địa chỉ đầy đủ của người nhận ghi trên vận đơn.- Mô tả đầy đủ thông tin hàng: Trọng lượng cả bì, thể tích, mã HS 6 chữ số của hàng hóa, loại hàng và những mô tả ghi trong vận đơn của lô hàng.- Số cân kiện hàng hóa.- Dấu hiệu cho các kiện hàng (đặc biệt đối với hàng LCL).- Điền những thông tin cần thiết nếu đó là hàng nguy hiểm.- Mã SCAC – Standard Carrier Alpha Code: Là mã do Mỹ cấp cho tất cả hãng tàu để phân biết các hãng với nhau. Thông thường, mã SCAC gồm 04 chữ cái, được áp dụng cho các loại giấy tờ như vận đơn, AMS,…VD: SCAC code của APL: APLU; COSCO shipping lines: COSU; Hapag Lloyd: HLCU… Thông tin về container:Số containerSố chì cho mỗi containerThông tin về tàu mẹ:(a) Tuyến đường:Nơi nhận hàng (Place of Receipt)Cảng chất hàng lên tàu (Port of Loading)Cảng chuyển tảiCảng dỡ hàng (Port of Discharge)Điểm đến cuối cùng (Final destination)(b) Thông tin về tàu:Mã SCAC của hãng tàu (SCAC Code)Tên tàu (Mother Vessel)Số chuyến tàu (Voyage No.), Cờ tàu (Vessel Flag), Số IMO (IMO Number)(c) Thông tin về thời gian:Thời gian tương đương với lúc tàu xuất phát, tàu đến cảng chuyển tải, tàu dỡ hàng, tàu đến điểm cuối cùng… 5. Mức thu phí khai AMS:Mức thu phí thường dao động từ US $25 – $35 tùy thuộc vào từng hãng tàu, và áp dụng cho toàn bộ lô hàng (không bội nhân theo số lượng container)6. Các phương thức khai báo AMS:Các hãng tàu/NVOCC có thể lựa chọn một số phần mềm hợp pháp để khai báo AMS. Một số hãng tàu, nhà vận chuyển có thể thực hiện quy trình khai báo thông qua một bên thứ ba. Trong trường hợp này, hãng tàu/NVOCC hoặc đại lý sẽ phải gửi những chi tiết thông tin cần thiết cho bên thứ ba.7. Chế tài đối với việc không tuân thủ quy tắc và thời hạn khai báo AMS:Việc tuân thủ quy tắc 24h khai báo hải quan là rất quan trọng đối với tất cả các lô hàng đến hoặc rời Mỹ. Vì vậy, nếu hãng tàu/NVOCC không tuân thủ nghiêm ngặt quy định này, CBP sẽ đưa ra các hình phạt như từ chối tờ khai của tàu, áp dụng một mức phạt đáng kể, cấm tàu cập bến, không cho phép dỡ container xuống cảng, và thậm chí tịch thu cả con tàu.Tổng hợp: Dandelion.Tham khảo Hướng dẫn khai báo AMS – Automated Manifest System (Hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa tự động) và Kê khai ISF - Importer Security Filing (An ninh dành cho nhà nhập khẩu) cho hàng đi Hoa kỳ. Mời tham khảo:- Các loại local charge và phụ phí từ A-Z cho xuất nhập khẩu nhập khẩu.- Hướng dẫn tiếp cận thị trường Hoa Kỳ bằng Thương mại điện tử (e-commerce) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam bán hàng trực tuyến vào Mỹ.- SỰ KHÁC BIỆT GIỮA FREIGHT FORWARDER VÀ NVOCC VÀ VOCC. 4 Comments ALIE 1/7/2021 11:31:27Vui lòng cho em hỏi trường hợp sau có cần phải khai AMS + ISF không ? hàng xuất từ Việt nam đến USA, nhưng transit tại canada và sau đó đi rail tới USA (chứ ko đi tàu ). Xin cảm ơn ! Reply TA 7/27/2021 16:46:08Hàng đi transit từ canada vào mỹ không cần file ISF AMS bạn nhé. Khi nào port of loading là Mỹ mới phải khai. Nếu POD là Canada đi rail vào thì ko cần Reply Hoa 9/9/2021 15:38:10Vui lòng cho em hỏi làm sao để xác định lô hàng của mình cần file ACI/ e-manifest hoặc là có cả AMS + ISF + ACI + e-manifest chung trong 1 lô hàng luôn ạ? Và em thấy có mấy code như SU/ 55/ OK, mấy code này nghĩa là gì ạ. Em cảm ơn. Reply thao 10/9/2021 11:36:52Cho em hỏi lô hàng có Port Of Discharge : Vancouver, Canada; Port of Delivery : Chicago, USA; thì có phải file Emanifest không ạ? ReplyLeave a Reply. |