Phí AMS Là Gì Trong Xuất Nhập Khẩu? - Trường Phát Logistics

Phí AMS là gì? AMS Fee hay phí AMS chắc hẳn là thuật ngữ quá quen thuộc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đặc biệt là những ai thường xuyên làm việc với thị trường Mỹ. Nắm rõ được bản chất và quy tắc các loại phụ phí phát sinh sẽ giúp bên mua và bên bán có được mức giá thương lượng hợp lí, tránh tổn thất ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vậy phí AMS là gì? Bên nào sẽ chi trả loại phí này? Mức phí AMS là bao nhiêu? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây!

1. Phí AMS là gì? 

Phí AMS có tên đầy đủ là Automated Manifest System fee. Tất cả các lô hàng nhập khẩu và làm thủ tục chuyển tại tại Mỹ đều bắt buộc áp dụng phí này. Thực chất, AMS là tên của thủ tục mà hải quan Mỹ yêu cầu được khai báo với mọi lô hàng đi vào thị trường nước này. Vậy thì đơn vị nào đặt ra phí AMS và thu phí AMS? 

 Phí AMS là gì? 

Hãng tàu chính là bên đặt ra phí AMS, đồng thời thu booking party - forwarder bởi lẽ hàng tàu chính là bên có nghĩ vụ làm thủ tục khai báo cho lô hàng. Còn bên xuất khẩu chính là bên bị thu phí. Nói cách khác, hãng tàu hay hãng hàng không sẽ tiến hành thu phí này từ người xuất khẩu, coi như phí dịch vụ cho việc khai báo AMS thay cho bên xuất khẩu. 

Lưu ý, cơ quan hải quan của các quốc gia khác nhau sẽ có quy định riêng về loại phí này (phí tương tự AMS). Ví dụ, phí dành cho những lô hàng được xuất khẩu đi Trung Quốc là AFS - viết tắt của Advance Filling Surcharge. 

2. Ai sẽ khai báo AMS cho các container xuất khẩu?

Trên thực tế, các đơn vị hãng tàu sẽ tiến hành làm thủ tục khai báo AMS cho Master Bill. Còn các Forwarder hay booking agent sẽ khai báo AMS cho Housse Bill. 

3. Tại sao phải làm thủ tục AMS? Bản chất của phí AMS

Với các lô hàng được xuất đi Mỹ, hải quan Mỹ sẽ yêu cầu chính xác các thông tin manifest của lô hàng. Nó bao gồm đầy đủ tên hàng, số lượng hàng, người bán, người mua, cảng đi và cả cảng đến,... Chậm nhất là 24 tiếng đồng hồ trước khi hàng được load lên tàu, hải quan Mỹ phải nhận được các thông tin manifest này. 

Việc khai báo AMS nhằm mục đích chống khủng bố và buôn lậu, quy định này được ban hành năm 2004 bởi Customs and Border Protection Department of the US. Thủ tục AMS áp dụng cho hình thức vận chuyển đường biển và đường hàng không. 

Nếu như bạn chưa biệt, sau sự kiện khủng bố kinh hoàng ngày 11/9 tại Mỹ, quốc gia này đã tăng cường thiết chặt an ninh trên mọi khía cạnh. Tất cả các cont hàng nhập cảnh vào nước này bắt buộc phải được khai báo rõ ràng và chính xác. Đó chính là nguồn gốc ra đời của quy trình thủ tục AMS. 

4. Hậu quả khi hãng tàu khai trễ AMS theo quy định

Hậu quả khi hãng tàu khai trễ AMS theo quy định

Nếu như bên hãng tàu khai báo trễ quy định sẽ phải đóng khoản tiền phạt từ phí hải quan Mỹ. Số tiền phạt mà hải quan Mỹ áp dụng lên tới 5000 USD cho mỗi lô hàng. Án phạt này sẽ được thông báo bởi hải quan Mỹ sau vài tháng kể từ khi hàng chính thức onboard, thậm chí là cả 1 năm. Mức tiền phạt sẽ bị cộng dồn cho tất cả các lô hàng mà bên hãng tàu đã khai trễ hạn trong suốt thời gian đó. 

Số tiền phạt khi không làm thủ tục hoặc đóng trễ hạn không chỉ ảnh hưởng đến lợi nhuận của bên xuất khẩu mà còn khiến cho các lô hàng sau của bạn không thể xuất vào thị trường lớn nhất Bắc Mỹ này. Do đó, 

5. Mức thu phí AMS là bao nhiêu?

Theo quy định, mức thu phí AMS thường sẽ rơi vào khoảng từ 30 đến 40 USD cho mỗi lô hàng. Lưu ý, phí AMS không tính theo số lượng hay khối lượng của hàng hoá, không phải hàng càng nhiều thì phí càng cao. Mà các cont chung một vận đơn vẫn sẽ chỉ thu một lần, khoảng 30 - 40 USD. 

Bên cạnh phí AMS, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết các phụ phí khác khi xuất khẩu hàng hoá đi các quốc gia trên thế giới. Có thể kể đến một số cái tên nổi bật như:

  • Phí ACI dành cho các lô hàng được vận chuyển đi Canada. 
  • Phí ENS dành cho các lô hàng vận chuyển vào thị trường châu Âu EU.
  • Phí AFR áp dụng cho các lô hàng xuấ khẩu đi Nhật.
  • Phí ANB dáp dụng cho các cont hàng xuất khẩu đi các nước châu Á.

Mức phí và quy định về án phạt khi nộp trễ phí cũng sẽ có sự khác biệt giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ. 

Việc nắm bắt được đầy đủ các loại thuế và phụ phí trong xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn lường trước chi phí tổn thất. Từ đó có thể điều chỉnh mức giá cho lô hàng phù hợp, tránh thua lỗ. 

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phí AMS, các thắc mắc liên quan đến phí AMS. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến số điện thoại đường dây nóng hoặc truy cập website chính thức của Trường Phát Logistics! Sự hài lòng của quý khách là thành công của chúng tôi!

SĐT: 0981 636 575 / 0908 702 303

Website: Truongphatlogistics.com.

 

Từ khóa » Khai Ams Khi Nào