Ăn Cà Tím Không Biết Cách Có Thể Bị Ngộ độc: Những Lưu ý Quan Trọng ...
Có thể bạn quan tâm
Nhưng bí mật về món cà tím có thể bạn chưa biết
Cà tím là một loại thực phẩm chúng ta thường dùng để chế biến các món ăn hằng ngày, là món ăn ngon, hương vị hấp dẫn, nhiều dinh dưỡng. Chế biến cà tím có nhiều cách, nhưng có một số những cấm kị liên quan đến cà tím, hay những người nào thì không nên ăn cà tím?
Cà tím có tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Cà tím vị ngọt, tính hàn, vì vậy, phụ nữ đang mang thai, những người yếu mệt tiêu hóa kém hoặc dạng hàn thấp (đau nhức khi trời lạnh) thì không nên ăn nhiều và thường xuyên, vì dễ dẫn đến tiêu chảy, yếu dạ dày lá lách.
Cà tím chứa rất ít calo và cung cấp rất ít năng lượng. Cà tím có tác dụng chống tích tụ cholesterol và u rê huyết nên người già và người béo có thể ăn thường xuyên. Cà tím tính lạnh, những người hay bị rôm sảy, mụn nhọt, lở loét có thể ăn nhiều. Nhưng ngược lại, người có bệnh về dạ dày, lá lách, người hen suyễn không nên ăn nhiều.
Có một điều cần lưu ý: Về cuối thu sang đông quả cà tím thường có một lượng độc tố nhất định, khiến cà có vị hơi chát, đắng nên thiên về tính hàn hơn. Do vậy những người có thể chất hư hàn không nên ăn nhiều, nhất là người đang bị tiêu lỏng. Đặc biệt là người bệnh tiểu đường càng nên ít ăn. Người trước khi phẫu thuật không nên ăn.
Cà tím tuy không có chất béo và cholesterol, nhưng lại có đặc tính thấm dầu nhanh. Nếu ăn nhiều cà tím xào cũng sẽ làm tăng lượng chất béo nạp vào cơ thể. Vì lẽ đó, đã xuất hiện phương pháp giảm béo bằng cách ăn cà tím sống.
(Ảnh minh họa)
Có nên ăn cà tím sống không?
Thực ra, trong cà tím chất có khả năng hấp thụ dầu chủ yếu là chất xơ. Khi đun nấu, nhiệt độ không làm thay đổi tính chất của chất xơ. Nếu sợ rằng xào cà tím, rán cà tím phải cho nhiều dầu, thì cũng có thể ăn cà tím nấu canh hay nướng… không nhất thiết phải ăn cà tím sống.
Không phải tất cả các loại rau củ đều có thể ăn sống, có những loại rau củ ăn sống rất dễ bị ngộ độc, thậm chí còn sinh ra độc chất gây ung thư. Tóm lại, hàm lượng solanine trong cà tím sống khá cao, nếu ăn ít, ăn khi còn tươi non, có thể tình trạng ngộ độc cấp chỉ thoáng qua, không rõ.
Nhưng không vì thế mà khẳng định rằng ăn cà tím sống không vấn đề gì, khi xuất hiện môi có cảm giác tê, thì không nên chủ quan. Quan điểm cho rằng ăn cà tím sống càng có tác dụng giảm cân, tiêu mỡ hơn là ăn cà tím đã nấu chín, hoàn toàn không có căn cứ khoa học.
Những lưu ý khi sử dụng cà tím
1. Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc
Trong cà tím có chất solanine, có tác dụng kháng oxy hóa và ức chế tế bào ung thư, là một trong những tác dụng bảo vệ sức khỏe của cà tím. Nhưng chất này có tác dụng kích thích khá mạnh đối với đường ruột và có hiệu ứng gây mê đối với các trung tâm hô hấp. Khi cơ thể chúng ta hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc.
Chất solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể phá hủy được chất này. Khi chế biến cà tím cho thêm chút dấm ăn, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy solanine.
Thực ra, đề phòng trường hợp ngộ độc solanine, thì điều chỉnh lượng hấp thụ vào cơ thể là rất quan trọng. Bình thường, một bữa ăn khoảng 250g cà tím sẽ không có vấn đề gì. Vì thế chúng ta cũng không cần phải quá lo lắng.
2. Cà tím có thể chế biến đa dạng, có thể kết hợp với các loại thịt và các loại rau khác nhau đều thích hợp
Cà tím có thể chiên, nướng, hấp, luộc. Cũng có thể xào, làm sa lát, nấu canh. Tốt nhất không nên bỏ vỏ khi ăn cà tím, vì trong vỏ cà tím có chứa vitamin B, vitamin B và vitamin C là một cặp hỗ trợ lẫn nhau. Quá trình trao đổi chất của vitamin C cần sự hỗ trợ của vitamin B, ăn cà tím cả vỏ giúp tăng cường hấp thụ vitamin C.
3. Món trộn cà tím là món ăn tốt nhất
Tuy rằng cà tím rất nhiều cách ăn, nhưng hầu hết các cách chế biến đều phải dùng nhiệt độ cao, thời gian nấu khá dài, không chỉ làm cho lượng dầu mỡ nhiều, quá ngấy khi ăn, mà còn làm mất đi nhiều dinh dưỡng.
Cà tím rán làm mất đi trên 50% lượng vitamin trong đó. Trong tất cả các cách chế biến cà tím thì món trộn cà tím là món ăn tốt nhất, món ăn này giữ được gần như nguyên vẹn nhất hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím.
Món trộn cà tím là món ăn tốt nhất (Ảnh minh họa)
4. Cà tím không ăn cùng với thịt cua
Cà tím và thịt cua đều là thực phẩm tính lạnh. Thường xuyên ăn cùng nhau gây khó chịu cho dạ dày, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy, nhất là những người có thể chất hư hàn càng không nên ăn.
5. Phụ nữ đang mang thai khi ăn cà tím, nên chọn cà tím còn tươi mới, tốt nhất không chọn những quả đã cũ héo, vì chúng chứa nhiều solanine có hại cho cơ thể và không nên ăn nhiều.
*Theo Ifeng
Để 1 bát nước trong tủ lạnh, không chỉ tiết kiệm điện, mà còn có những tác dụng bất ngờTừ khóa » Ca Tim Ky Voi Gi
-
Chỉ Cần ăn Sai Cách, Món Cà Tím Bổ Dưỡng Lại Gây Ngộ độc Dễ Như ...
-
Những đại Kỵ Cần Biết Khi ăn Cà Tím để Tránh Ngộ độc - 24H
-
4 điều Cấm Kỵ Khi ăn Cà Tím
-
Vài điều Cần Biết Trước Khi ăn Cà Tím Tránh Ngộ độc Và Các Món ăn Từ ...
-
Cà Tím: Thực Phẩm Thần Kỳ Hay Gây Hại Cho Sức Khỏe - Bách Hóa XANH
-
Ăn Cà Tím Sai Cách, Ngộ độc Như Chơi - Bách Hóa XANH
-
Bí Quyết Chế Biến Cà Tím Thành Nhiều Món Ngon Mà Không Gây Ngộ độc
-
Những Lưu ý Khi ăn Cà Tím để Loại Bỏ Chất độc Hại
-
Ăn Cà Tím Mà Không Biết Những điều Này Thì Nguy Hại Chết Người Vì ...
-
Tổng Hợp 10 Món Ngon Với Cà Tím Cực Dễ Bạn Không Nên Bỏ Lỡ
-
Cà Tím Nguyên Liệu Dễ Chế Biến - Thực Phẩm Đồng Xanh
-
Tác Dụng Của Cà Tím Trong Ngăn Ngừa Và Trị Bệnh Mãn Tính
-
Chuyên Gia Giải đáp Thắc Mắc: Bà Bầu ăn Cà Tím được Không?
-
Cà Tím Và Những Lợi ích Về Mặt Sức Khỏe