Ăn Chè đậu đỏ Vào Ngày Thất Tịch Liệu Có Phải Là “bùa Cầu Duyên ...
Có thể bạn quan tâm
Trong một vài năm trở lại đây, cứ đến ngày Thất Tịch (7/7 Âm lịch), chè đậu đỏ và các món liên quan đến đậu đỏ được dịp “lên ngôi” và trở thành một trong những món nhất định phải thưởng thức nếu nhanh chóng muốn thoát ế. Thế nhưng trào lưu này đến từ đâu? Liệu ăn đậu đỏ vào Thất tịch có giúp người ta thoát ế “như lời đồn” hay không? Cùng 2Đẹp lí giải về “hiện tượng” ăn chè đậu đỏ gây sốt này nhé.
Thất Tịch là ngày gì? Lễ thất tịch vào ngày mấy? Nguồn gốc của Lễ Thất Tịch?
Ngày Thất Tịch ( mùng 7 tháng 7 Âm lịch) còn được gọi bằng một cái tên dân dã khác là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Cái tên này bắt nguồn từ câu chuyện chàng chăn bò dưới hạ giới Ngưu Lang gặp gỡ và đem lòng yêu Chức Nữ, nàng con gái út của Ngọc Hoàng.
Hai người đã có một khoảng thời gian sống hạnh phúc, cùng làm lụng và nuôi hai con dưới hạ giới. Thế nhưng tình yêu chốn nhân gian này bị phát hiện và chia cắt. Ngưu Lang – Chức Nữ bị giữ lại ở hai đầu dải sông Ngân Hà, Ngọc Hoàng chỉ cho phép họ gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày 7/7 Âm lịch. Trong ngày này thường xuất hiện những cơn mưa ngâu, theo dân gian thì đây chính là nước mắt của Ngưu Lang – Chức Nữ trong ngày gặp lại người thương.
Thất Tịch vốn được coi là Valentine của Trung Quốc, thế nhưng đây không phải một ngày lễ truyền thống của Việt Nam. Do ảnh hưởng của truyền hình và các phương tiện truyền thông, nhiều ngày lễ của Trung Quốc như lễ Thất Tịch (7/7 Âm lịch), Lễ độc thân (11/11)… bỗng trở thành “hot trend” thu hút sự chú ý của nhiều bạn trẻ ở Việt Nam.
Vì sao thất tịch ăn chè đậu đỏ? Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch để “thoát ế” có đúng không?
Ăn chè đậu đỏ ngày thất tịch để “thoát ế” đang được lan truyền rộng rãi ở Việt Nam có đúng “như lời đồn” không? Như đã nói lễ Thất tịch được xem là Valetine của Trung Quốc nên rất nhiều cặp đôi tranh thủ dịp này để tỏ tình. Và cũng giống ngày 14/2 người ta tặng nhau chocolate, lễ Thất tịch, người Trung Quốc sẽ dùng tới "đậu đỏ" như một cách trao tình.
Có điều đậu đỏ để tỏ tình dịp Thất tịch ở Trung Quốc không phải đậu đỏ người trẻ Việt "hò" nhau ăn. Thực tế, “đậu đỏ” được biết đến như “bùa yêu” của lễ Thất Tịch của Trung Quốc có tên gọi là hồng đỏ hay đậu tương tư. Đây là một loại đậu có kích cỡ chỉ bằng đầu ngón tay út, vỏ bóng và có hình dáng khá giống với hình trái tim. Do có màu đỏ tươi, để lâu vẫn giữ được màu mà không lo bị hỏng và có hình dáng “na ná” trái tim, thế nên hồng đậu thường được xem như biểu tượng của tình yêu chân thành, chung thuỷ.
Hồng đậu thường mọc nhiều ở khu vực Hồ Nam, Vân Nam… của Trung Quốc. Vì là biểu tượng của tình yêu chung thuỷ, thuần khiết và chân thành nên loại hạt này thường được người Trung Quốc, đặc biệt là những người yêu nhau gửi gắm, giãi bày nỗi niềm tương. Chính vì vậy, hồng đậu thường được dùng để kết thành những chuỗi vòng tay hoặc bỏ vào các lọ thuỷ tinh nhỏ hay túi vải trang trí như một vật kỉ niệm nhiều ý nghĩa.
Vì hồng đậu và đậu đỏ trong tiếng Trung đều được gọi là “hóng dòu” (红豆), thế nên khi chuyển ngữ, một fanpage đã hiểu sai và biến biểu tượng của lễ Thất Tịch thành loại đậu đỏ thường dùng để nấu ăn ở Việt Nam. Từ đó, mỗi khi đến ngày Thất Tịch, chè đậu đỏ và các món làm từ đậu đỏ được "săn đón" như một loại "bùa cầu duyên" dành cho hội FA.
Sự khác biệt giữa hồng đậu và đậu đỏ? Ý nghĩa của hạt đậu đỏ
Đậu đỏ là một loại hạt có giá trị dinh dưỡng lớn và có nhiều lợi ích tốt cho sức khoẻ như giúp hỗ trợ giảm cân, bổ sung vitamin, tốt cho tiêu hoá, tốt cho làn da, kiểm soát lượng đường, huyết áp… Đặc biệt, khi kết hợp với nhiều nguyên liệu khác, đậu đỏ có thể làm ra được vô số các món ăn hấp dẫn như chè đậu đỏ, bánh bao đậu đỏ, sữa chua đậu đỏ, thạch đậu đỏ…
Khác với đậu đỏ, hồng đậu lại là một loại hạt độc. Nếu không may ăn phải, bạn có thể xuất hiện rất nhiều triệu chứng của ngộ độc như đau bụng dữ dội, nôn oẹ, khó thở và co giật. Chính vì vậy, loại hạt này chỉ được dùng làm các vật lưu niệm chứ không được sử dụng làm đồ ăn.
Mặc dù chè đậu đỏ không phải một món ăn giúp “cầu duyên”, thế nhưng thưởng thức một cốc chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch cũng là một trải nghiệm khá thú vị đúng không nào.
Từ khóa » Vì Sao ăn đậu đỏ Ngày Thất Tịch
-
Lễ Thất Tịch ăn Chè đậu đỏ, FA Thoát ế-có đôi Có Cặp Bên Nhau Trọn ...
-
Sự Thực Về ăn Chè đậu đỏ Vào Ngày Thất Tịch Mùng 7/7 để 'giải ế'?
-
Vì Sao 'dân FA' đua Nhau ăn đậu đỏ Trong Ngày Thất Tịch để Thoát ế?
-
Ngày Thất Tịch Là Gì? Tại Sao Lại ăn Chè đậu đỏ | Hidanz
-
Tại Sao Lại ăn Chè đậu đỏ Trong Ngày Thất Tịch? - MediaMart
-
Ý Nghĩa Của Việc Tại Sao Lại ăn đậu đỏ Vào Ngày Thất Tịch
-
Lễ Thất Tịch ăn Chè đậu đỏ Có Người Yêu Thật Không? - DBHomes
-
Tại Sao Lại Ăn Chè Đậu Đỏ Ngày Thất Tịch? - Giải Đáp Việt
-
Vì Sao Người Ta đổ Xô ăn đậu đỏ Ngày Thất Tịch? - TravelMag
-
Vì Sao Nên ăn đậu đỏ Vào Ngày Lễ Thất Tịch - Tạp Chí Công Thương
-
Tại Sao Thất Tịch ăn Chè đậu đỏ? Có ý Nghĩa Gì?
-
Vì Sao Nên ăn đậu đỏ Trong Lễ Thất Tịch? - VietNamNet
-
Ngày Thất Tịch Là Gì? Tại Sao Ngày Thất Tịch Lại ăn Chè đậu đỏ
-
Thất Tịch Là Ngày Gì? Thất Tịch Ngày Mấy? Sự Thật ăn Chè đậu đỏ