Vì Sao Nên ăn đậu đỏ Trong Lễ Thất Tịch? - VietNamNet
Có thể bạn quan tâm
Lễ Thất Tịch còn được gọi ngày Lễ tình yêu của một số nước châu Á. Lễ Thất Tịch vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm, gắn liền với sự tích Ngưu Lang - Chức Nữ.
Theo truyền thuyết, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên Chức Nữ - con gái út của Vương Mẫu Nương Nương. Nàng chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.
Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái.
Nhưng một ngày, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.
Chè đậu đỏ là món ăn được ưa chuộng trong lễ Thất Tịch (Ảnh: Phụ nữ Online) |
Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất Tịch (7 /7 âm lịch) được gặp nhau một lần.
Bởi vậy, ngày này trở thành ngày biểu tượng cho tình yêu đôi lứa ở một số quốc gia phương đông.
Tại Trung Quốc, Thất Tịch là một lễ hội quan trọng của người dân. Người Trung Quốc còn gọi nó là lễ hội Trùng Thất hay còn được coi là ngày Ngưu Lang - Chức Nữ gặp nhau hàng năm.
Lễ hội cũng được cho là du nhập vào Nhật Bản trong thế kỷ thứ 8 và phổ biến rộng từ thời kỳ Edo.
Tại thành phố Sendai và Hiratsuka, lễ hội này còn được gọi là "Tanabata" và được tổ chức bắt đầu vào ngày 7/7 dương lịch hàng năm với nhiều hình ảnh trang hoàng được làm từ giấy. Sau đó lễ hội tiếp tục được mở rộng ra tại nhiều vùng cho đến giữa tháng 8.
Ở Việt Nam, ngày lễ Thất Tịch hay còn gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên bền vững, son sắt.
Ngoài ra, dân gian còn tương truyền rằng, những ai độc thân hay chưa có người yêu thì nên ăn đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch để cầu nhân duyên, sớm gặp ý trung nhân.
Với người đã có đôi có cặp thì ăn đậu đỏ sẽ mang lại nhiều may mắn, tình cảm bền vững. Từ đó, phong tục cầu duyên này trong ngày Thất Tịch được lưu giữ và ngày càng nở rộ trong giới trẻ.
Nam Phương
Lễ Thất tịch 2022 là ngày nào?Ngày Thất tịch là một trong những ngày lễ quan trọng, được coi là ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông. Lý do người trẻ ăn chè đậu đỏ trong ngày Thất tịchVào ngày lễ Thất tịch mùng 7/7 Âm lịch, nhiều người thường ăn món chè đậu đỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguyên nhân của thói quen đặc biệt này. Cách nấu chè đậu đỏ thơm ngon, đơn giảnChè đậu đỏ là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, được nhiều người ưa chuộng. Cách nấu chè đậu đỏ khá đơn giản. Bạn hãy tham khảo cách nấu chè đậu đỏ tại nhà nhanh chóng và tiện lợi dưới đây.
Từ khóa » Vì Sao ăn đậu đỏ Ngày Thất Tịch
-
Lễ Thất Tịch ăn Chè đậu đỏ, FA Thoát ế-có đôi Có Cặp Bên Nhau Trọn ...
-
Sự Thực Về ăn Chè đậu đỏ Vào Ngày Thất Tịch Mùng 7/7 để 'giải ế'?
-
Vì Sao 'dân FA' đua Nhau ăn đậu đỏ Trong Ngày Thất Tịch để Thoát ế?
-
Ngày Thất Tịch Là Gì? Tại Sao Lại ăn Chè đậu đỏ | Hidanz
-
Tại Sao Lại ăn Chè đậu đỏ Trong Ngày Thất Tịch? - MediaMart
-
Ý Nghĩa Của Việc Tại Sao Lại ăn đậu đỏ Vào Ngày Thất Tịch
-
Lễ Thất Tịch ăn Chè đậu đỏ Có Người Yêu Thật Không? - DBHomes
-
Tại Sao Lại Ăn Chè Đậu Đỏ Ngày Thất Tịch? - Giải Đáp Việt
-
Ăn Chè đậu đỏ Vào Ngày Thất Tịch Liệu Có Phải Là “bùa Cầu Duyên ...
-
Vì Sao Người Ta đổ Xô ăn đậu đỏ Ngày Thất Tịch? - TravelMag
-
Vì Sao Nên ăn đậu đỏ Vào Ngày Lễ Thất Tịch - Tạp Chí Công Thương
-
Tại Sao Thất Tịch ăn Chè đậu đỏ? Có ý Nghĩa Gì?
-
Ngày Thất Tịch Là Gì? Tại Sao Ngày Thất Tịch Lại ăn Chè đậu đỏ
-
Thất Tịch Là Ngày Gì? Thất Tịch Ngày Mấy? Sự Thật ăn Chè đậu đỏ