Ăn Củ Quả Thay Rau Xanh được Không? Lời đáp Khiến Chị Em Té Ngửa ...

Rau lá đắt thì giảm bớt số lượng, ăn xen kẽ nhưng không được bỏ

Trong những ngày gần đây, tại nhiều chợ dân sinh, các siêu thị, giá các loại rau ăn lá (rau xanh) tăng chóng mặt, chẳng hạn, một mớ rau muống trước chỉ 8.000 - 10.000 đồng, hiện có giá khoảng 24.000 đồng. Các loại rau như mồng tơi, cải xanh tăng gấp ba lần với giá 15.000 đồng/mớ, trước đó chỉ 5.000-7.000 đồng/mớ.

Các loại củ quả như đu đủ, bí xanh, cà rốt, khoai tây, cà tím, dưa chuột, bí đỏ… dù có tăng nhưng không cao như rau ăn lá. Nguyên nhân khiến giá rau tăng là do trước đó khoảng 1-2 tuần, Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận mưa liên tục dẫn đến rau bị hư hỏng nhiều.

Trước thực trạng trên, nhiều người cho rằng nên hạn chế ăn rau xanh, có thể thay thế bằng các loại củ quả để bổ sung chất xơ, chờ khi nào các loại rau lá “hạ nhiệt” sẽ quay trở lại tiêu thụ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn các loại củ quả chỉ là giải pháp tình thế, về lâu dài không thể thay toàn bộ rau lá bằng các loại củ quả, kể cả trường hợp rau xanh tăng giá.

Dù tăng giá nhưng các gia đình không nên loại bỏ các loại rau lá ra khỏi thực đơn. (Ảnh minh họa)

Dù tăng giá nhưng các gia đình không nên loại bỏ các loại rau lá ra khỏi thực đơn. (Ảnh minh họa)

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm - Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Việt Đức (Hà Nội) cho biết việc ăn các loại củ quả như củ cải, cà rốt, su su, khoai tây… đổi bữa hàng ngày là rất tốt và hợp lý. Tuy nhiên, tuyệt đối không bỏ hẳn rau lá để sử dụng các loại củ quả. Trường hợp rau lá đắt đỏ, có thể sử dụng ít đi về số lượng trong một ngày hoặc mỗi bữa, hoặc ăn kết hợp rau lá, củ quả và cả các loại quả chín.

“Khó có thể so sánh rau lá hay củ quả loại nào tốt hơn. Mỗi loại có vai trò và giá trị dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, để đổi món và cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày nên ăn kết hợp, xen kẽ rau xanh (bao gồm cả củ quả), quả chín với khuyến cáo 400 - 500gram/ngày với người trưởng thành”, PGS Lâm khuyến cáo.

Chất xơ trong rau xanh tốt cho thải độc, tiêu hóa

BS Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất lớn với cơ thể, giúp phòng chống các bệnh mãn tính như ung thư, tim mạch. Vì thế, việc sử dụng rau củ quả thường xuyên, hợp lý có vai trò rất quan trọng.

Việc nhiều người cho rằng vì rau lá đắt đỏ, mất an toàn thực phẩm (tồn dư hóa chất)… mà không sử dụng, thay vào đó ăn bù bằng các loại củ quả là quan điểm sai lầm, không phù hợp về mặt dinh dưỡng.

Các loại củ quả cũng có vai trò rất lớn bổ sung vitamin và khoáng chất, nên mọi người cần ăn kết hợp với rau xanh. (Ảnh minh họa)

Các loại củ quả cũng có vai trò rất lớn bổ sung vitamin và khoáng chất, nên mọi người cần ăn kết hợp với rau xanh. (Ảnh minh họa)

Rau xanh cung cấp vitamin, khoáng chất và chất xơ nhiều hơn các loại củ quả. Hơn nữa, chất xơ trong các loại rau xanh rất tốt cho việc thải độc, chống táo bón.

Các chất xơ trong rau có cấu trúc mịn màng, hàm lượng cao hơn trong hoa quả giúp cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có ở trong 3 nhóm thức ăn cơ bản (nhóm đạm, đường và chất béo). Đó là chưa kể, các loại rau gia vị còn có tác dụng chữa bệnh nhờ có lượng tinh dầu và kháng sinh thực vật khá cao.

Từ những phân tích trên, BS Tiến cho rằng không nên thay thế rau xanh bằng củ quả. Các gia đình nên dùng kết hợp rau xanh, quả chín trong các bữa ăn hàng ngày là tốt nhất.

Có phải ăn nhiều thịt thì bị bệnh gút nặng? Tại sao ăn rau vẫn bị đau chân do gút? Có phải ăn nhiều thịt thì bị bệnh gút nặng? Tại sao ăn rau vẫn bị đau chân do gút? Dù chỉ ăn một số loại rau nhưng người mắc bệnh gút vẫn bị đau khớp ngón chân cái là nguyên nhân vì sao? TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Viện Dinh dưỡng Quốc... Bấm xem >>

Bệnh Gút

Từ khóa » Các Loại Quả Rau Xanh