Ăn Cua Bị Dị ứng : Nguyên Nhân Do đâu Và Cách Xử Lý?
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Ăn cua bị dị ứng: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?
Ăn cua bị dị ứng: Nguyên nhân do đâu và cách xử lý?
Đặt lịch
Dị ứng cua là hiện tượng thường xảy ra ở trẻ em, người có cơ địa quá mẫn hoặc có tiền sử bị dị ứng với các loại động vật có vỏ khác. Vậy ăn cua bị dị ứng nguyên nhân do đâu? Cách xử lý như thế nào tốt nhất?
Nguyên nhân gây dị ứng cua
Cua là thực phẩm giàu omega 3, omega 6, vitamin B1, B2, B6, PP, canxi, sắt, photpho, kali, đồng, protein, lipid. Mặc dù được đánh giá rất cao về mặt giá trị dinh dưỡng nhưng cua lại nằm trong danh sách những thực phẩm dễ gây dị ứng nhất cho cơ thể.
Dị ứng cua là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch đối với các chất có trong cua, protein chính là thành phần chủ yếu khiến bạn ăn cua bị dị ứng.
Phản ứng dị ứng xảy ra khi các kháng thể immunoglobulin E (IgE) được hệ miễn dịch giải phóng liên kết với các phân tử của cua. Quá trình này sẽ kích hoạt cơ thể giải phóng một chất hóa học trung gian có khả năng gây dị ứng, viêm có tên gọi là histamine.
Ngoài ra, do sống trong môi trường nước, cua rất dễ bị nhiễm độc và ký sinh trùng từ ngoài môi trường. Một số chất độc cũng có thể sản sinh do quá trình bảo quản và chế biến thịt cua không đúng cách. Tất cả những yếu tố này đều làm tăng nguy cơ bị dị ứng khi ăn cua.
Hiện tượng dị ứng cua xảy ra phổ biến nhất ở các bé trai, người cao tuổi, người có cơ địa dị ứng hoặc các trường hợp có tiền sử bị viêm mũi dị ứng, hen suyễn hay bệnh viêm da cơ địa… Một cá nhân từng bị dị ứng hải sản và động vật có vỏ khác như tôm, cá ngừ, hàu, sò hay sứa thì cũng có nguy cơ bị dị ứng cao khi ăn cua.
Tham khảo thêm: Dị Ứng Khi Ăn Thịt Gà: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Triệu chứng dị ứng cua
– Triệu chứng thường gặp
Các trường hợp ăn cua bị dị ứng thường có các triệu chứng sau:
- Phát ban da, các nốt sẩn đỏ
- Ngứa ngáy dữ dội, cảm giác ngứa càng tăng nặng khi gãi
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Buồn nôn hoặc nôn ói
- Chóng mặt
- Mệt mỏi
- Choáng váng
- Ngất xỉu
- Khó thở
- Hắt hơi
- Chảy nhiều nước mũi hoặc nghẹt mũi
- Ngứa mắt, đỏ mắt hoặc chảy nước mắt
- Khó thở, thở nặng nhọc
- Miệng ngứa ran
- Sưng đỏ cổ họng, môi, lưỡi
- Phù mặt
– Triệu cứng nghiêm trọng
Dị ứng cua có thể dẫn đến một phản ứng nghiêm trọng hơn được gọi là sốc phản vệ. Đây là một triệu chứng nguy hiểm, có khả năng đe dọa trực tiếp đến tính mạng nên cần được cấp cứu khẩn cấp.
Các biểu hiện của sốc phản vệ do dị ứng cua gồm:
- Huyết áp tụt nhanh
- Bất tỉnh, hôn mê
- Khó bắt mạch, mạch đập nhanh, yếu
- Sưng phù họng gây tắc nghẹn, khó thở
- Nhịp tim nhanh và yếu, khó nghe tiếng tim đập
- Giãn đồng tử
- Da tím tái
- Môi thâm
- Co giật
Nếu có bất kỳ biểu hiện nào như trên, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu gần nhất để được xử lý kịp thời, bảo toàn tính mạng cho người bệnh.
Tham khảo thêm: Dị ứng mỹ phẩm có tự hết không sau khi ngưng dùng?
Cách xử lý tình trạng dị ứng khi ăn cua
Để xử lý dị ứng cua, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc chống dị ứng để làm giảm các triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân. Riêng các trường hợp bị sốc phản vệ sẽ được điều trị tích cực theo phác đồ riêng tại các phòng cấp cứu.
Sử dụng thuốc
Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng histamin là loại thuốc thường dùng cho người bị dị ứng cua. Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế phản ứng dị ứng, đồng thời giảm ngứa, cải thiện tình trạng nổi mề đay, phát ban cũng như các triệu chứng khác liên quan.
- Clorpheniramin: Liều dùng 4mg/lần ở người lớn và 1 – 2 mg/lần ở trẻ em, uống sau mỗi 4 – 6 giờ. Thuốc được điều chế dưới các dạng viên nén, viên nang, viên nhai hay thuốc tiêm. Khi sử dụng thuốc Clorpheniramin bạn có thể gặp các tác dụng phụ buồn ngủ, khô họng, táo bón đau đầu.
- Loratadine: Đây là thuốc kháng histamin H2 có tác dụng giảm ngứa, hắt hơi, sổ mũi cho các trường hợp ăn cua bị dị ứng. Liều dùng 10mg/lần/ngày ở người lớn và 5 – 10mg/lần/ngày cho trẻ tùy theo độ tuổi của bé. Thuốc Loratadine không gây buồn ngủ nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, khô miệng, mắt nhìn mờ.
- Cetirizine: Cơ chế hoạt động và tác dụng của Cetirizine tương tự như các loại thuốc trên. Liều dùng điều trị dị ứng cua ở người trưởng thành là 5 – 10mg mỗi ngày. Tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ nếu có ý định sử dụng loại thuốc này cho trẻ em.
Lưu ý: Các loại thuốc Tây y chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng tức thì, tình trạng dị ứng có nguy cơ tái phát. Đồng thời các loại thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Điều trị y tế khi bị sốc phản vệ do dị ứng cua
Sốc phản vệ là một biến chứng nghiêm trọng của dị ứng cua. Trường hợp này cần được xử lý cấp cứu gấp bởi nếu tình trạng tiếp tục diễn biến phức tạp, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng. Để điều trị cho bệnh nhân, các bác sĩ tại bệnh viện có thể áp dụng phác đồ chống sốc phản vệ của bộ Y tế (ban hành vào năm 1999).
– Sơ cấp cứu tại chỗ
- Đặt bệnh nhân nằm yên một chỗ, nâng chân cao hơn đầu, kết hợp ủ ấm. Trường hợp bệnh nhân có nôn ói thì đặt nằm nghiêng để ngăn không cho chất nôn không bị tràn vào khí quản.
- Sử dụng thuốc Adrenaline dạng dung dịch 1/1.000 tiêm dưới da với liều lượng 0,5 – 1ml ở người lớn ( 1ml =1mg ). Liều dùng Adrenaline tối đa ở trẻ em là 0,3ml. Hoặc có thể áp dụng liều lượng chung tính theo trọng lượng cơ thể là 0,01mg/kg cho mọi đối tượng.
- Sau khi tiêm thuốc, theo dõi nếu huyết áp của bệnh nhân vẫn chưa trở lại bình thường thì tiếp tục tiêm Adrenaline với liều lượng tương tự như trên sau mỗi 10 – 15 phút.
- Trường hợp bị sốc phản vệ nặng đe dọa đến tính mạng, bên cạnh đường tiêm thuốc dưới da có thể tiêm dung dịch Adrenaline 1/10.000 thông qua đường tĩnh mạch, màng nhẫn giáp hoặc đặt ống nội khí quản để bơm thuốc vào. Khi sử dụng thuốc pha loãng 1/10.
– Xử lý cho các trường hợp ăn cua bị dị ứng dẫn đến suy hô hấp
- Thổi ngạt
- Thở oxy mũi
- Sử dụng bóng Ambu có oxy
- Đặt ống nội khí quản và tiến hành thông khí nhân tạo. Trường hợp bị phù thanh môn thì cần mở khí quản.
- Truyền thuốc qua tĩnh mạch tốc độ chậm: Sử dụng các dung dịch như Aminophyline ( liều 1mg/kg/giờ ) hoặc thay thế bằng Terbutaline ( liều 0,2 microgam/kg/phút). Có thể dùng Terbutaline dạng tiêm dưới da liều 0,5mg cho người lớn và 0,2ml/10kg cho trẻ. Nếu bệnh nhân vẫn còn có biểu hiện khó thở, tiêm thuốc lặp lại sau mỗi 6 – 8 tiếng.
- Truyền Adrenaline để duy trì huyết áp. Liều lượng ban đầu là 0,1microgam/kg/phút. Tùy theo huyết áp mà điều chỉnh tốc độ truyền thuốc cho phù hợp.
– Các loại thuốc điều trị sốc phản vệ khác:
- Methylprednisolon (hoặc Hydrocortisone): Liều dùng 1- 2mg/kg/4giờ
- Hemisuccinate: Dùng thuốc theo đường tiêm tĩnh mạch với liều lượng là 5mg/kg/giờ. Trường hợp điều trị tại cấp cơ sở có thể tiêm bắp.
- Natriclorua 0,9%: Người lớn dùng liều 1- 2 lít, trẻ em dùng liều tối đa không quá 20ml/kg
- Diphenhydramine: Thuốc được dùng theo đường tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch với liều là 1- 2mg.
– Phương pháp điều trị phối hợp:
- Dùng than hoạt tính 1g/kg theo đường uống
Tham khảo thêm: Bị dị ứng nên ăn gì và không nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Chế độ chăm sóc tại nhà cho người bị dị ứng cua
Việc chăm sóc đúng cách có thể giảm nhẹ mức độ ảnh hưởng của dị ứng cua gây ra do da cũng như các cơ quan khác trong cơ thể, tạo điều kiện cho tổn thương nhanh lành. Đối với vấn đề này cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
– Ngưng sử dụng cua trong thực đơn
Nếu phát hiện ăn cua bị dị ứng, người bệnh không nên tiếp tục ăn thực phẩm này hoặc bất kỳ món ăn, sản phẩm chế biến sẵn nào khác có chứa cua. Điều này có thể giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh và ngăn ngừa các đợt dị ứng cua xảy ra trong tương lai.
– Tránh tiếp xúc với các tác nhân kích thích:
Một số yếu tố dị nguyên có thể kích hoạt phản ứng dị ứng cua đang diễn ra trong cơ thể bùng phát dữ dội hơn. Những tác nhân gây kích thích có thể là khói thuốc lá, bụi bẩn, phấn hoa, mỹ phẩm, lông chó mèo hay xà phòng.
Hãy tránh xa các yếu tố này, nhất là khi bạn có cơ địa quá mẫn hoặc có tiền sử từng bị dị ứng với những chất trên.
– Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Để ngăn ngừa tình trạng các triệu chứng càng nặng hơn viêm nhiễm, không sạch sẽ, bạn nên tắm mỗi ngày và vệ sinh khu vực da bị dị ứng thường xuyên. Dùng nước ấm rửa có thể giúp làm dịu cơn ngứa và tình trạng kích ứng da. Tránh dùng xà phòng chứa thành phần sodium laurel sulfate hay chất tẩy trắng, chất tạo mùi hay tạo bọt vì chúng có thể kích thích phản ứng dị ứng cua thêm nghiêm trọng.
Tốt nhất bạn nên lựa chọn các sản phẩm sữa tắm, xà phòng dịu nhẹ được đặc chế cho da nhạy cảm, chẳng hạn như Aveeno Hoặc Cetaphil…
– Hạn chế tác động, gãi ngứa lên da
Gãi là phản xạ khó tránh khỏi khi bạn bị ngứa. Tuy nhiên hãy cố gắng kiềm chế việc dùng tay cào gãi mạnh vào da bởi hành động này chỉ kích thích cơn ngứa trở nên dữ dội hơn, thậm chí còn làm phát ban lan rộng và bị nhiễm trùng.
Nếu muốn đối phó với cơn ngứa, bạn có thể đắp một cái khăn lạnh lên chỗ da bị kích ứng nhiều lần trong ngày. Hoặc có thể lấy gel nha đam, dầu dừa thoa lên da. Đây là những cách giảm ngứa da do dị ứng cua đơn giản đang được áp dụng phổ biến trong dân gian.
– Duy trì nhiệt độ mát mẻ trong cơ thể
Cơ thể nóng bức, đổ nhiều mồ hôi có thể làm tình trạng dị ứng, nổi phát ban ngoài da thêm nặng. Vì vậy, các trường hợp ăn cua bị dị ứng cần chú ý giữ cho cơ thể luôn mát mẻ bằng cách uống nhiều nước, mặc quần áo rộng rãi có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tránh mặc quần áo ôm sát vào người, đồ lên hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao.
– Có chế độ ăn uống phù hợp
Khi bị dị ứng cua, bạn nên tránh ăn các thực phẩm, đồ uống kích thích có thể làm tăng tình trạng dị ứng và gây ngứa ngáy nghiêm trọng hơn như: Thịt bò, trứng, hải sản, nấm, tiêu, ớt, sữa, hành tây, bia, rượu, nước ngọt có ga… Thay vào đó hãy bổ sung thêm trái cây và các loại rau có tính mát để xoa dịu kích ứng.
Ngoài ra, bạn cũng nên có kế hoạch tập thể dục đều đặn mỗi ngày để kích thích lưu thông máu, tăng cường khả năng trao đổi chất và cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể để các triệu chứng dị ứng cua nhanh chóng bị đẩy lùi.
Có thể bạn quan tâm
- Dị ứng cá ngừ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
- Dị ứng nhộng – Món ăn bổ dưỡng nhưng dễ gây dị ứng
Từ khóa » Cua Dị ứng Với Gì
-
Dị ứng Cua đồng: Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa - Hello Bacsi
-
Cách Dự Phòng Và Xử Trí Khi Bị Dị ứng Thức ăn
-
Các Loại Thực Phẩm Dễ Gây Dị ứng Và Cách đề Phòng
-
8 Loại Dị ứng Thực Phẩm Phổ Biến Nhất - Vinmec
-
Dị ứng Thức ăn: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Các Triệu Chứng Cho Thấy Bạn Bị Dị ứng Thức ăn Và Cách Xử Lý
-
Những điều Cần Làm Khi Bị Dị ứng Thức ăn
-
Dị ứng Là Gì? Các Loại Dị ứng Thức ăn, Bị Dị ứng Làm Sao Hết?
-
Dị ứng Hải Sản Vì Sao, Chữa Trị Thế Nào?
-
Nguyên Nhân Gây Dị ứng Hải Sản & Cách Chữa Trị Hiệu Quả - VinID
-
Dấu Hiệu Dị ứng Hải Sản Và Cách Chữa - Tràng Phục Linh
-
6 Loại Thực Phẩm Quen Thuộc Gây Dị ứng Phổ Biến Nhất ở Trẻ Em
-
Dị ứng Hải Sản – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Hiệu Quả