Nguyên Nhân Gây Dị ứng Hải Sản & Cách Chữa Trị Hiệu Quả - VinID

Hải sản là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ dưỡng cho sức khỏe nhưng rất dễ gây dị ứng. Các triệu chứng của dị ứng hải sản cũng rất khác nhau tùy theo cơ địa của từng người, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng. Để ăn hải sản đúng cách, khám phá nguyên nhân và cách chữa trị cùng VinID ngay nhé!

Nội dung chính

  • 1. Nguyên nhân gây dị ứng hải sản
  • 2. Các triệu chứng khi bị dị ứng hải sản
  • 3. Cách xử lý khi bị dị ứng hải sản
  • 4. Lưu ý ăn hải sản đúng cách, an toàn
  • 5. Giải đáp xoay quanh vấn đề dị ứng hải sản

1. Nguyên nhân gây dị ứng hải sản

Triệu chứng dị ứng hải sản là phản ứng bất thường của cơ thể (sốc phản vệ) khi hấp thụ một lượng lớn protein trong hải sản. Các triệu chứng này không thuộc vào khẩu phần ăn mà tùy thuộc vào độ nhạy cảm của cơ địa từng người.

Dị ứng hải sản đến từ sốc phản vệ với các chất histamin
Dị ứng hải sản đến từ sốc phản vệ với các chất histamin

Những phản ứng nhạy cảm này có thể xuất phát từ 3 nguyên nhân:

  • Lượng protein bổ dưỡng trong hải sản đôi khi khác lạ với cơ thể, hệ miễn dịch coi đó là chất có hại, sẽ kích hoạt phản ứng gây dị ứng.
  • Hoặc lượng đạm trong hải sản là kháng nguyên không đầy đủ, khi kết hợp với nhóm “quyết định kháng nguyên” sẵn có trong cơ thể gây nên các triệu chứng dị ứng.
  • 1 số loại hải sản nhất định có chứa hợp chất histamin, khi hấp thụ vào cơ thể gây dị ứng. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến ngộ độc histamin.

2. Các triệu chứng khi bị dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản biểu hiện ở nhiều triệu chứng với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Chất histamin và các hóa chất giải phóng từ hải sản dẫn đến các triệu chứng dị ứng như sau:  

Biểu hiện dị ứng khác nhau tùy cơ địa tùng người
Biểu hiện dị ứng khác nhau tùy cơ địa tùng người
  • Biểu hiện ngoài da phổ biến: mẩn đỏ, môi/mặt sưng, phát ban, ngứa ran hoặc chàm,…
  • Biểu hiện thần kinh: đau đầu, choáng, thậm chí là ngất xỉu, hôn mê,…
  • Biểu hiện tổn thương niêm mạc: phù nề, niêm mạc mắt, mũi,… 
  • Biểu hiện hô hấp: chảy nước mũi, thở khò khè hay co thắt thanh quản.
  • Biểu hiện đường tiêu hóa: đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…

Đặc biệt, các triệu chứng tối cấp có thể xảy ra như da tái đi, nổi vân tím, tụt huyết áp. Trong trường hợp khẩn cấp như vậy, nếu không được đưa đến cơ sở y tế kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm tới tính mạng.

Nếu gia đình đã có người bị dị ứng với hải sản, khả năng cao các thế hệ sau này có thể có những phản ứng dị ứng tương tự. Các biểu hiện dị ứng thường xuất hiện ở người lớn nhiều hơn trẻ em.

3. Cách xử lý khi bị dị ứng hải sản

Những cơ địa nhạy cảm với các chất có trong hải sản cần lưu ý 1 số biện pháp tạm thời để xử lý khi cần thiết.

  • Nếu bạn dị ứng với loại hải sản nào, tốt nhất bạn nên ngừng ăn loại đó ngay lập tức.
  • Khi gặp người thân hoặc người có biểu hiện dị ứng hải sản, việc cấp thiết cần làm là thực hiện các kích thích gây nôn để nhanh chóng đẩy các phần thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể.   
Nước chanh mật ong ấm giúp giảm các biểu hiện dị ứng
Nước chanh mật ong ấm giúp giảm các biểu hiện dị ứng
  • Nếu có những biểu hiện dị ứng từ nhẹ đến vừa, bạn có thể pha chút mật ong nguyên chất cùng nước ấm. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, các vitamin giúp giảm mẩn ngứa từ dị ứng hữu hiệu. Nếu bạn dị ứng với tôm, chỉ cần 1 cốc nước chanh ấm, tình trạng dị ứng sẽ giảm nhanh chóng.
  • Nếu có những triệu chứng ngoài da như nổi mẩn đỏ, phát ban hay đầy bụng, tiêu chảy khi ăn hải sản, hãy thái vài lát gừng nhỏ pha cùng nước nóng để các tinh chất trong gừng tỏa ra. Để nguội bớt 1 chút rồi uống, biểu hiện mẩn ngứa sẽ dịu đi nhanh chóng.
  • Nên uống nhiều nước mỗi ngày (từ 1.5 lít đến 2 lít nước/ngày) để thanh lọc cơ thể, thải độc, làm giảm các triệu chứng dị ứng hải sản hữu hiệu.
  • Triệu chứng dị ứng ngoài da nhẹ đến vừa, chỉ cần sử dụng kem bôi ngoài da chứa các chất menthol, phenol, sulfat kẽm. Kết hợp uống kèm thuốc kháng histamin như phenergan, cetirizin, chlorpheniramine, loratadin… để giảm nhẹ tình trạng mẩn ngứa, chảy nước mũi, hắt hơi,…
  • Khi bị dị ứng hải sản, không nên gãi hoặc chà xát vào các vết mẩn sẽ làm tình trạng ngứa, sẩn nề nghiêm trọng hơn.
  • Đối với các biểu hiện dị ứng nặng, người nhà cần đưa bệnh nhân đến các địa chỉ y tế hay bệnh viện gần nhất để uống các loại thuốc chống dị ứng phù hợp. Không được tự ý uống thuốc chống dị ứng mà chưa có chỉ định của bác sĩ. 
  • Các trường hợp tối cấp cần kết hợp cùng thuốc kháng histamin hoặc tiêm, truyền nước theo chỉ định của bác sĩ để triệu chứng dị ứng giảm nhanh chóng. 

4. Lưu ý ăn hải sản đúng cách, an toàn

  • Không nên ăn hải sản tái sống: Tuyệt đối không được ăn tôm, mực hay các loại cá biển tái, chưa chế biến chín hoặc đã chế biến quá lâu. Hải sản để lâu, lượng histamin càng cao, ăn vào dễ bị ngộ độc hơn.
  • Tuyệt đối không kết hợp ăn hải sản với vitamin C: Hàm lượng lớn asen pentavenlent trong hải sản khi kết hợp với vitamin C sẽ bị biến chất, chuyển hóa thành ngộ độc thạch tín cấp tính. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng.
Chỉ nên ăn hải sản uy tín và được nấu chín hoàn toàn
Chỉ nên ăn hải sản uy tín và được nấu chín hoàn toàn
  • Không ăn hải sản kèm các nguồn thực phẩm tính hàn: Không nên chế biến hải sản cùng thực phẩm tính hàn như rau muống, dưa leo hay đồ uống có gas, trái cây như lê, dưa hấu. Ăn vào sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy.
  • Không nên ăn hải sản ở vùng có thủy triều đỏ: Ở khu vực này, hải sản rất có thể mang tảo độc, dễ gây ngộ độc mạnh. Đặc biệt, với những loại hải sản lạ, bạn hãy thử từng chút một để xem phản ứng.
  • Cẩn trọng khi cho trẻ em ăn hải sản: Hệ tiêu hóa của trẻ em còn non trẻ, yếu nên nguy cơ ngộ độc cũng khá cao. Các phụ huynh nên tập cho bé ăn hải sản từng chút một để bảo đảm an toàn.
  • Lựa chọn hải sản chất lượng tại điểm bán uy tín: Tránh mua hải sản tại các nhà hàng không uy tín hoặc các chợ thủy hải sản, nhất là các loại hải sản lạ. Cẩn trọng và tỉnh táo khi đọc nhãn thực phẩm chứa thành phần không rõ ràng.

5. Giải đáp xoay quanh vấn đề dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản bao lâu thì khỏi?

Phản ứng dị ứng của mỗi người rất đa dạng tùy theo cơ địa từng người cũng như cách chăm sóc sau dị ứng. Các biểu hiện thường kéo dài trong 1 vài tiếng hoặc nhiều hơn từ 2 – 3 ngày, nặng hơn có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tùy tình trạng.

Ăn uống gì khi bị dị ứng hải sản?

Lựa chọn đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa khi bị dị ứng
Lựa chọn đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa khi bị dị ứng

Nên lựa chọn đồ ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa như khoai tây, bánh mì thay vì các loại thịt, cá, trứng, sữa dễ gây nguy cơ dị ứng cao. Tránh ăn những thực phẩm cay nóng, các đồ uống kích thích.

Đối với tình trạng nôn mửa, bạn nên hấp thu nhiều nước, các chất điện giải bằng cách uống oresol để giảm kích thích dạ dày.

Hải sản giàu đạm, giàu dinh dưỡng tuy nhưng đây cũng là nhóm thực phẩm khiến nhiều người dị ứng hơn cả. Dị ứng hải sản là hiện tượng phổ biến nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý kịp thời. Hy vọng những kiến thức chia sẻ cùng VinID sẽ giúp bạn ăn hải sản khoa học, đúng cách.

Banner CTA Blog

Từ khóa » Cua Dị ứng Với Gì