Ăn Cua đồng: Ngon Nhưng Nguy Hiểm - Gia đình
Có thể bạn quan tâm
- Xã hội
- Gia đình
- Sống khỏe
- Giải trí
- Multimedia
- Sản phẩm - Dịch vụ
- Ăn
- Ở
- Đẹp
- Phòng the
- Dân số và phát triển
- Bốn phương
Canh cua đồng có nhiều canxi, rất giàu chất dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe… Tuy nhiên, cua đồng lại gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho cơ thể, nếu ăn không đúng cách.
Thành phần dinh dưỡng của cua đồng
Cua đồng có tên khoa học Somaniathelphusia sinensis, phân bố rộng ở vùng nước ngọt, từ đồng bằng, trung du, miền núi nước ta. Trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…
Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy cua đồng chứa có nhiều axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane…
Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc được nhân dân ta dùng từ lâu đời với tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.
Những lưu ý khi ăn cua đồng để tránh nguy hiểm
Không nên ăn sống hoặc gỏi
Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng đây có thể là món ăn sống chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm, gây ngộ độc thức ăn, đặc biệt là bệnh sán lá phổi.
Sán lá phổi tuy ký sinh trong phổi và đẻ trứng ở phế quản nhưng vẫn là một bệnh lây theo đường tiêu hóa và có liên quan mật thiết với tập quán ăn cua, chưa nấu chín.
Cũng theo khuyến cáo của cơ quan y tế California (Mỹ), ăn cua đồng sống hay nấu chưa chín có thể bị bệnh sán lá phổi do ký sinh trùng Paragonimus. Ký sinh trùng này sống bám trên cua đồng khi vào ruột gây ra các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... Nếu sang phổi sẽ gây ho, đau tức ngực, khó thở, nóng sốt, nổi mề đay. Nếu sán cư trú ở não thường gây cơn động kinh, ở gan tạo áp xe…
Không ăn cua chết
Ăn phải cua chết vô cùng nguy hiểm. Trong cua có rất nhiều chất dinh dưỡng, trong đó có axit amin histidine. Khi cua chết, hoạt chất này sẽ biến đổi thành chất độc histamine khiến người ăn dễ bị ngộ độc, đau bụng, đau đầu, choáng váng, nôn mửa. Cua càng chết lâu thì càng độc.
Cẩn thận loại bỏ các loại con vắt trước khi nấu chín
Theo TS Phan Thanh Tâm (Viện Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nếu trong môi trường nước bẩn, cua rất dễ bị vắt, sán, đỉa sống ký sinh. Đặc biệt phần mai cua là nơi vắt, sán, đĩa… trú ẩn. Không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào. Vì thế, chúng ta cần tuân thủ quy tắc ăn chín uống sôi, vệ sinh tay chân sạch sẽ khi nấu nướng, tránh để những loại ấu trùng, trứng này đi vào cơ thể, sống ký sinh ở ruột, cơ bắp, não, mắt… rất nguy hiểm.
Những người không nên ăn cua đồng
Phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Theo đông y những người bị cảm lạnh sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn.
Người có bệnh cao huyết áp và tim mạch
Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp.
Người bị hen, cảm cúm
Theo Đông y cổ truyền, cua đồng vốn có tính hàn, hạn chế sử dụng cho những người hay bị nhiễm lạnh, dính gió, đặc biệt là bị ho hen và cảm cúm. Vì tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục. Tuy nhiên vẫn có thể dùng hạn chế chứ không cần phải kiêng khem tuyệt đối.
Người bị bệnh gout
Người bị bệnh gout không nên ăn cua đồng do hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm. Ngoài do cua có tính hàn làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy… làm bệnh trầm trọng hơn.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khi mua về nấu ăn nên chọn cua tươi sống, không chọn cua đã chết. Nên tự mua cua về nhà, tuyệt đối không nên mua cua xay sẵn ngoài hàng.
Trong quá trình sơ chế, cần rửa cua qua nhiều nước, ngoáy thật kỹ nước để cua thật sạch. Khi làm cua, nên cho thêm một chút muối vào ngâm.
Sau đó làm sạch cua, thấy có vật ký sinh phải loại bỏ. Lưu ý trên thân cua không chỉ có vắt, sán, rất có thể trong thịt hoặc thân cua còn có trứng giun sán, ấu trùng bám vào.
Sau khi rửa sạch cua rồi ngâm trong nước muối để vắt, sán bò ra.
Theo Trí thức trẻ
Chia sẻ facebook Bình luận Xem thêm bình luận Ý kiến của bạnĐăng nhập để tham gia bình luận
Đăng nhập với socail
Facebook GoogleThông báo
Bạn đã gửi thành công.
Tags:- thành phần dinh dưỡng
- bệnh nguy hiểm
- ngộ độc thức ăn
Cùng chuyên mục
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 18 phút trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 4 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 4 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 5 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 5 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 18 giờ trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 21 giờ trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Xem nhiều
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpLoại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặpNgười đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặpCHUYÊN TRANG GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI - BÁO ĐIỆN TỬ SỨC KHỎE VÀ ĐỜI SỐNG
Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế Tổng biên tập: Trần Tuấn Linh Phó Tổng biên tập phụ trách: Nguyễn Chí Long Hoạt động theo Giấy phép số 60/GP-CBC ngày 23/7/2021 của Cục Báo chí - Bộ Thông tin và Truyền thông ® Mọi hình thức sao chép thông tin, hình ảnh phải có sự đồng ý bằng văn bản. Vui lòng dẫn “giadinh.suckhoedoisong.vn” khi phát hành lại thông tin từ website này. Xã hội Thời sự Đời sống Giáo dục Pháp luật Gia đình Chuyện vợ chồng Nuôi dậy con Thâm cung bí sử Sống khỏe Bệnh thường gặp Mẹ và bé Y tế Giải trí Câu chuyện văn hóa Thế giới showbiz Xem - nghe - đọc Multimedia Emagazine Video Infographic Sản phẩm - Dịch vụ Xu hướng Giá cả thị trường Bảo vệ người tiêu dùng Siêu thị thông minh Ăn Ẩm thực 360 Mẹo nấu nướng Bếp đẹp Ở Không gian sống Phong thủy Mẹo vặt Đẹp Thời trang Chăm sóc da Giảm cân Phòng the Tâm sự Dân số và phát triển Vòng tay nhân ái Cảnh ngộ Kết chuyển Bốn phương Tiêu điểm Chuyện đó đâyĐịa chỉ tòa soạn Trụ sở chính: Số 138A Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Địa chỉ liên hệ: Tòa nhà Tổng cục Dân số, ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội Điện thoại: 024.6688.8900 - Fax: 024.3844.3144 Đường dây nóng: 0931.965.967 Email: giadinhnet@suckhoedoisong.vn
Liên Hệ Quảng Cáo: ADMICRO
Hotline: Email: giadinh@admicro.vn Add: Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex, số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội
Tòa soạn Quảng cáo TopTừ khóa » Cua đồng Có Sán Không
-
4 Lưu ý Bất Ngờ Nhất Khi ăn Cua đồng - Zing
-
Ăn Cua đồng Sai Cách: Rất Dễ Nhiễm Sán - Gia Đình Mới
-
Ăn Cua đã Nhiều Năm Nhưng Không Phải Ai Cũng Biết Có Một Hình ...
-
Ăn Cua đồng Nhiễm Ký Sinh Trùng Rất Nguy Hiểm: Chuyên Gia Chỉ ...
-
Nấu Canh Cua đồng: Không Cần Hoảng Khi Nhìn Thấy đỉa - VietQ
-
Đỉa Bò Lúc Nhúc Trong Cua đồng, Chuyên Gia Nói Gì?
-
Những Ai Không được ăn Cua đồng? - Vinmec
-
4 điều Cần Tuyệt đối Tránh Khi ăn Cua đồng, Nhất Là Trong Ngày Hè ...
-
Những Người Không Nên ăn Cua đồng Vì Rất Dễ Ngộ độc
-
Những Sai Lầm Cần Tránh Khi ăn Canh Cua đồng - VTC News
-
Cẩn Trọng Với Món Cua đồng Xay Sẵn - PLO
-
Đỉa Bò Lúc Nhúc Trong Cua đồng, Chuyên Gia Nói Gì? - 24H
-
Cua đồng để Trong Tủ đông, Tủ Lạnh Có Bị Mất Chất Không? - ALASKA
-
Sán Lợn Chết ở Nhiệt độ Bao Nhiêu? Những điều Bạn Phải Biết