Sán Lợn Chết ở Nhiệt độ Bao Nhiêu? Những điều Bạn Phải Biết

Sán dây lợn (sán dải heo) là bệnh truyền nhiễm lây qua đường ăn uống và môi trường, do thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm bảo vệ sinh. Tại Việt Nam, có ít nhất 55 tỉnh thành có bệnh nhân mắc sán lợn hoặc ấu trùng sán lợn. Vậy vô tình ăn thịt lợn nhiễm sán hoặc ấu trùng của sán thì có nguy cơ mắc bệnh không? Và sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu

Sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu?

Ấu trùng sán ở thịt lợn sẽ chết khi được nấu ở nhiệt độ 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi 100 độ C trên 2 phút. Đây là thời gian và nhiệt độ tiêu chuẩn đủ để giết chết ấu trùng sán dây lợn trong mọi loại thức ăn. Tuy nhiên, nếu xác định thịt lợn chuẩn bị sử dụng đã nhiễm bệnh sán hoặc có trứng, ấu trùng sán thì nên tiêu hủy ngay, tránh gây hại sức khỏe cho bản thân và người khác.

Bệnh sán dây lợn là bệnh truyền nhiễm do ấu trùng sán lợn gây ra. Nguyên nhân mắc bệnh do ăn thịt lợn, rau sống chứa trứng hoặc ấu trùng sán nhưng chưa được nấu chín hay rửa sạch hoặc môi trường sống không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt việc nuôi heo thả rông thì nguồn bệnh dễ phát tán ra môi trường nước, thức ăn. (1)

Nhiều quốc gia trên thế giới như châu Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi có ghi nhận sự hiện diện của sán dây lợn. Tại Việt Nam, sán dây lợn heo cũng là một trong những bệnh ký sinh trùng thường gặp và xuất hiện hầu hết ở tất cả các vùng miền và tỉnh thành trên cả nước.

banner tâm anh quận 7 content

Nhiệt độ bao nhiêu sán lợn chết

Ăn phải thịt lợn nhiễm sán có sao không? 

Nếu con người vô tình nuốt phải trứng sán dây lợn do chúng phát tán trên cây cỏ, đất… khi đến dạ dày,  phôi sẽ phóng thích, xuyên vách ruột giúp chúng phát tán vào máu và đi khắp cơ thể, đặc biệt là những bộ phận dễ ký sinh như cơ, mô dưới da. Sau một năm ấu trùng chết, hóa vôi sẽ không còn gây nguy hiểm.

Thế nhưng, trong trường hợp người ăn thịt lợn chứa ấu trùng sán không nấu chín, khi đến dạ dày, dưới tác dụng của các men tiêu hóa thì đầu sán dây lợn bắt đầu được phóng thích, nhô đầu ra ngoài bám vào phần niêm mạc trong ruột. Sau 8 – 10 tuần, trứng sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành. Trong cơ thể người, sán lợn chỉ ký sinh 1 con trên một cơ thể người.

Sán dây trưởng thành có khả năng phát triển lớn, tự sinh ra nhiều đốt sán mới. Mỗi đốt có sức chứa tới 50.000 trứng, thời gian chúng ký sinh trong ruột người có thể lên đến 25 năm. Cơ thể người đa phần có cơ chế tự bảo vệ và đào thải nhưng trong nhiều trường hợp sẽ xuất hiện các biểu hiện lâm sàng như: đau quặn vùng bụng, rối loạn tiêu hóa, sụt cân, bứt rứt, khó chịu,… Các dấu hiệu này dần biến mất khi sán bắt đầu chuyển sang giai đoạn trưởng thành. (2)

quá trình trưởng thành

Một số trường hợp ấu trùng sán lợn sau khi bám vào ruột non sẽ xâm nhập vào máu, di chuyển đến ký sinh tại các cơ quan như não, tim, mắt, da, cơ… Trong đó, nguy hiểm nhất là trường hợp khi sán ký sinh vào não và tim. Một số ít người bệnh có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như:

  • : Ấu trùng sán có thể phát triển ở bất kỳ phần cơ nào trên cơ thể; trong khi cơ là một bộ phận dễ ký sinh nhất trên cơ thể con người. Khi ấu trùng sán ký sinh trên cơ có thể gây ra đau cơ, viêm cơ, sốt.
  • Não: Ấu trùng sán lợn hiếm ký sinh trong não nhưng nếu rơi vào tình huống này thì người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất ngủ, giảm trí nhớ, nhiều trường hợp nặng hơn có thể gây liệt, xuất hiện cơn động kinh, rối loạn tâm thần, đột tử…
  • Mắt: Người bệnh có ấu trùng sán dây lợn ký sinh trong mắt sẽ có những nốt trắng xuất hiện tại hốc mắt hoặc mi mắt. Người bệnh có dấu hiệu rối loạn thị giác, giảm thị lực, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, mù lòa…
  • Da: Sán lợn ký sinh dưới da sẽ xuất hiện những cục nang dưới da dạng nốt sần, trắng ngà nổi lên trên da, có thể di động, gây đau và ngứa.

Cách nhận biết thịt lợn nhiễm sán

Nên mua thịt lợn ở những nơi kinh doanh buôn bán uy tín, lò mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thịt lợn nhiễm bệnh có thể nhìn thấy và phân biệt bằng mắt thường, do đó khi mua thịt cần chú ý một số đặc điểm bên ngoài.

Thịt lợn nhiễm sán thường có các đốm trắng to bằng đầu kim, hình bầu dục hoặc có hình sợi, có hình dáng giống hạt gạo xuất hiện trên các thớ thịt, có thể nhìn được bằng mắt thường.

Thịt lợn sạch thông thường sẽ có lớp bì (da) và lớp mỡ dày. Phải đảm bảo không được nuôi bằng thực phẩm có chất tăng trọng, bị tồn dư thuốc và hóa chất, quy trình quản lý vệ sinh chăn nuôi sạch sẽ, thịt lợn sau khi giết mổ không chứa chất bảo quản…

cách nhận biết thịt lợn nhiễm sán

Phòng ngừa sán lợn

Tại Việt Nam, thói quen sinh hoạt, tập quán ăn uống chưa đảm bảo vệ sinh nên nhiều nơi vẫn xuất hiện các bệnh về giun sán. Đáng lo khi nhiều việc nuôi heo còn thả rông, chất thải chưa được xử lý tốt. Đây là nguy cơ khi các đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài và trở thành nguồn lây nhiễm cho cộng đồng.

Cần thực hiện đúng những nguyên tắc vệ sinh an toàn để phòng ngừa sán lợn, ấu trùng sán lợn:

  • Tuân theo nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”: Trứng và ấu trùng sán dây lợn sẽ chết khi ở trong nhiệt độ trên 75 độ C trong vòng 5 phút hoặc đun sôi liên tục với 100 độ C trong 2 phút. Nên ăn các thực phẩm được nấu chín, hạn chế thức ăn sống từ heo như: tiết canh, nem sống, thịt lợn chưa được nấu chín… Bên cạnh đó, ăn các loại rau sống nên rửa dưới vòi nước sạch để tránh nguy cơ lây nhiễm sán dây lợn.
  • Sử dụng và quản lý nhà vệ sinh đúng cách: Nơi vệ sinh công cộng cần được quản lý và vệ sinh sạch sẽ.
  • Sàng lọc và điều trị bệnh cho bệnh nhân sán dây lợn: người nghi nhiễm bệnh, có sán lợn trưởng thành trong ruột cần phải được điều trị, chế độ sinh hoạt hợp lý, không phóng uế bừa bãi, tránh lây lan ra cộng đồng.
  • Quản lý quy trình chăn nuôi heo đúng cách, hợp vệ sinh: Heo chăn nuôi cần được nuôi đúng quy trình, môi trường hợp vệ sinh an toàn, không thả rông. Các lò mổ heo cũng cần được quản lý theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
  • Cẩn thận và chọn lọc khi mua thịt lợn: Có thể nhìn thấy trứng hoặc ấu trùng sán lợn bằng mắt thường, tránh mua thịt lợn không được kiểm duyệt để tránh nguy cơ nhiễm bệnh.

Tại Trung tâm Xét nghiệm, BVĐK Tâm Anh TP.HCM, người bệnh đến khám sẽ được triển khai dịch vụ Xét nghiệm Ký sinh trùng bao gồm: Xét nghiệm phân (soi tìm KST) và Xét nghiệm máu (huyết thanh chẩn đoán KST).

Với châm ngôn: Thăm khám kỹ lưỡng – Chẩn đoán chính xác – Điều trị kịp thời, các bác sĩ hệ thống BVĐK Tâm Anh không ngừng nỗ lực nghiên cứu và học tập, áp dụng những phương pháp chẩn đoán tiên tiến để phát hiện sớm các bệnh lý về ký sinh trùng, từ đó tối ưu hóa hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.

Để đuợc tư vấn chi tiết nhất về các bệnh về giun sán hoặc ký sinh trùng. Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Qua bài viết mọi người đã hiểu thêm được về độ nguy hiểm của ấu trùng sán lợn cũng như sán lợn chết ở nhiệt độ bao nhiêu. Qua đó việc ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh của mỗi người cũng hạn chế rất nhiều các mầm bệnh nguy hiểm khác

Từ khóa » Cua đồng Có Sán Không