Ăn đậu đỏ Với 2 Thứ Này Tốt Ngang ăn Sâm, Hiệu Quả Ngừa Ung Thư ...
Chuyên gia dinh dưỡng cao cấp Vương Hải Linh - từng đạt danh hiệu Giảng viên sức khỏe xuất sắc của Hội nghị thường niên các nhà dinh dưỡng Trung Quốc vào tháng 12/2010 - sẽ dạy bạn cách ăn đậu đỏ giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng ở mức cao nhất.
Tác dụng của đậu đỏ với sức khỏe
- Chuyên gia dinh dưỡng chống ung thư Vương Hải Linh cho biết, đậu đỏ có hàm lượng chất béo thấp, nhưng nó khá giàu chất xơ. Cứ 100 gram đậu đỏ, hàm lượng chất béo chỉ 0,6 gram và chất xơ lên tới 7,7 gram, giúp tăng cảm giác no, thúc đẩy chuyển hóa và giảm thời gian tích tụ chất thải ở lại trong ruột.
- Saponin có trong đậu đỏ có tác dụng kích thích ruột, có hiệu quả thúc đẩy bài tiết phân, đi tiểu, có tác dụng giảm gánh nặng cho thận, cũng có tác dụng nhất định trong việc bài tiết chất độc, phòng ngừa ung thư.
- Lượng protein phong phú trong đậu đỏ được đánh giá là có lợi cho tim. Protein làm hạ thấp mức cholesterol “xấu” LDL và làm gia tăng lượng cholesterol “tốt” HDL. Bên cạnh đó, khi có đủ protein, cơ thể sẽ luôn khỏe mạnh, cơ bắp trở nên săn chắc, nở nang.
- Lượng kali trong hạt đậu đỏ có tác dụng giúp điều chỉnh và kiểm soát mức huyết áp. Bổ sung đủ lượng kali theo nhu cầu mà cơ thể cần là cách để các thai phụ ngăn ngừa những dị tật có thể xảy ra cho thai nhi của mình.
- Ăn đậu đỏ mỗi tuần một lần được xem là một biện pháp lý tưởng để bạn thanh lọc cơ thể. Loại đậu này có khả năng làm giảm cảm giác mệt mỏi, khử độc cho da và các cơ quan trong cơ thể. Nhờ quá trình khử độc này mà cấu trúc của da sẽ được cải thiện, khiến làn da trở nên rạng rỡ và tươi tắn hơn theo thời gian.
- Hàm lượng chất xơ dồi dào trong đậu đỏ được xem là có thể tác động lên quá trình chuyển hóa lipid. Từ đó giúp làm giảm đáng kể nguy cơ xơ vữa động mạch.
- Hàm lượng các chất chống oxy hóa trong loại đậu này rất cao. Giúp bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm khuẩn, đồng thời ngăn ngừa sự lão hóa làn da.
- Đậu đỏ chứa các chất dinh dưỡng khác nhau, đây là những chất dinh dưỡng có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư rất tốt.
Cứ 100 gram đậu đỏ chứa:
- Carotene: 80 mcg
- Vitamin A: 13 mcg
- Vitamin E: 14,36 mcg
- Magiê: 138 microgam
- Kẽm: 2,2 mcg
- Selen: 3,8 microgam
Ăn đậu đỏ với 2 thực phẩm này, hiệu quả ngừa ung thư tăng gấp bội
- Đậu đỏ + Ý dĩ: Lợi tiểu, giải độc, phòng ngừa ung thư
Đậu đỏ kết hợp với ý dĩ (bo bo) là một trong những món tráng miệng phổ biến nhất trong ẩm thực Đài Loan. Món này không chỉ ngon miệng mà giá trị dinh dưỡng rất cao, cả đậu đỏ và ý dĩ đều giàu chất xơ, có tác dụng có lợi tiểu, giải độc... Nó rất hữu ích để loại bỏ các chất có hại khỏi cơ thể và ngăn ngừa ung thư.
- Đậu đỏ + Gạo tím: Dinh dưỡng siêu cao, chống oxy hóa tốt
Đậu đỏ và gạo tím cũng là một cách ăn phổ biến. Lượng lớn chất xơ của đậu đỏ kết hợp với vitamin E phong phú trong gạo tím không chỉ có giá trị dinh dưỡng rất cao mà còn có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh.
Lưu ý: Mỗi ngày không nên ăn quá nhiều đậu đỏ, lượng tiêu thụ thích hợp là 50g/ngày/người. Những người bị đầy hơi và thường xuyên đi tiểu thì không nên ăn đậu đỏ.
Loại đậu còn tốt hơn đậu đen, đậu đỏ nghìn lần nhưng chẳng mấy ai biết tới Tại Việt Nam, đậu gà vẫn còn là cái tên khá lạ lẫm và ít người biết đến. Tuy nhiên, loại đầu này còn chứa chất xơ và đạm nhiều hơn các loại đậu cùng... Bấm xem >>Từ khóa » đậu đỏ Kỵ Với Gì
-
Đậu đỏ Kỵ Với Gì? Những Món Không Nên ăn Cùng đậu đỏ
-
Đậu đỏ - Hợp Và Kỵ Giữa Các Loại Thực Phẩm
-
9+ Công Dụng Của đậu đỏ, Lưu ý Khi Sử Dụng đậu đỏ - Madefresh
-
Lợi ích Và Tác Hại Của đậu đỏ đối Với Cơ Thể Con Người
-
Tránh ăn Những Loại Thực Phẩm Này Cùng Nhau - Dễ Dẫn Tới Ngộ độc
-
Thực Phẩm, Món ăn Kỵ Nhau Khi Dùng Chung
-
Ăn đậu đỏ Rất Tốt Nhưng Cần Nhớ Kỹ Những Lưu ý Này Khi ăn để Tránh ...
-
Thịt Dê Kỵ Với Gì? [Thịt Dê Có Chất Dinh Dưỡng Gì] [Ai Không Nên ăn ...
-
Những Thực Phẩm Không Nên ăn Cùng Tôm Không Phải Ai Cũng Biết
-
Sữa đậu Nành Kỵ Gì? 6 Món Không Nên ăn Khi Uống Sữa đậu Nành
-
5 điều Cấm Kỵ Khi Sử Dụng đậu đen Giải Nhiệt, Cần Sớm Dừng Lại Kẻo ...
-
Cua Hợp Và Kỵ Với Những Loại Thực Phẩm Nào? - Bách Hóa XANH
-
Những Thực Phẩm Không Nên Kết Hợp Khi Nấu Cháo Cho Bé Dưới 2 Tuổi