Sữa đậu Nành Kỵ Gì? 6 Món Không Nên ăn Khi Uống Sữa đậu Nành

Sữa đậu nành là thức uống quen thuộc với mọi người. Các nghiên cứu cho thấy: uống sữa đậu nành với liều lượng phù hợp còn giúp bảo vệ sức khỏe sinh lý ở cả nam và nữ.

Vậy, đã bao giờ bạn thắc mắc “sữa đậu nành kỵ gì” chưa?

Vâng, sữa đậu nành cũng kỵ một số món đấy! Chúng ta hãy cùng điểm qua nhé!

Lưu ý: Nếu bạn chưa từng uống sữa đậu nành thì với lần đầu tiên uống, bạn chỉ nên uống một lượng thật nhỏ, sau đó đợi 1 ngày, xem cơ thể có phản ứng gì không. Được biết, đậu nành là một trong những loại hạt có thể gây dị ứng. Mình có một đứa cháu nhỏ, sau khi ăn tàu hủ (được làm từ đậu nành) thì đã bị dị ứng, nổi mẩn đỏ cả mặt… Vì vậy, hãy chú ý vấn đề dị ứng đậu nành trước khi dùng, bạn nhé (nhất là với trẻ nhỏ)!

Hạt đậu nành
Hạt đậu nành

Sữa đậu nành kỵ gì?

Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon bổ dưỡng, tuy nhiên, khi uống thì chúng ta cần lưu ý một số điều sau đây:

1. Sữa đậu nành kỵ với mật ong

Nếu uống sữa đậu nành cùng với mật ong thì chất đạm có trong đậu nành sẽ phản ứng với axit hữu cơ có trong mật ong và tạo thành chất kết tủa (khó hấp thu).

2. Sữa đậu nành kỵ với đường nâu

Khi uống sữa đậu nành, bạn không nên dùng đường nâu (hay còn gọi là đường cát vàng) vì trong đường nâu có nhiều axit hữu cơ, khi gặp chất đạm có trong sữa đậu nành thì sẽ tạo thành kết tủa, gây bất lợi cho hệ tiêu hóa.

Đường nâu
Đường nâu

Vì vậy, nếu thích uống ngọt thì bạn hãy dùng đường phèn nhé!

3. Sữa đậu nành không hợp với người bị bệnh về tiêu hóa

Những người hay bị lạnh bụng, khó tiêu, đầy hơi, đau bao tử, sình bụng, tiêu chảy và viêm ruột… thì không nên uống sữa đậu nành.

4. Sữa đậu nành không hợp với người tiểu đêm, di tinh

Những người thận yếu khiến cho di tinh và tiểu đêm nhiều lần thì cũng không nên uống sữa đậu nành.

5. Sữa đậu nành kỵ trứng gà, sữa bò, cải bó xôi, hành lá

Vâng, hạt đậu nành kỵ với 4 món trên, vì vậy, sữa đậu nành (làm từ hạt đậu nành) cũng kỵ với 4 món trên.

Sữa đậu nành kỵ gì
Sữa đậu nành

Uống sữa đậu nành cần lưu ý gì?

Khi dùng sữa đậu nành, bạn cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Không nên dùng đậu nành biến đổi gen.
  • Cần nấu chín kỹ để tránh bị tiêu chảy, ngộ độc.
  • Không nên uống quá nhiều cùng một lúc.
  • Không nên để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt vì sẽ làm sữa mất ngon, tốt nhất là bạn nên uống sau khi nấu xong, lúc sữa còn ấm ấm.

Sữa đậu nành hợp với món gì?

Sữa đậu nành là thức uống thơm ngon nên được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, với người lớn tuổi, người gầy ốm và phụ nữ thì uống sữa đậu nành sẽ hỗ trợ cơ thể rất tốt.

Đặc biệt, sữa đậu nành hợp với các món sau đây:

  • Sữa đậu nành hợp với bông cải xanh: Sữa đậu nành giúp bổ sung dinh dưỡng, bổ gan thận, điều hòa nội tiết, hạ mỡ máu, hạ huyết áp, tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ ung thư. Bông cải xanh cũng là thực phẩm sáng giá giúp chống oxy hóa và phòng ngừa ung thư. Vì vậy, khi kết hợp hai món này trong cùng bữa ăn thì sẽ giúp cơ thể hấp thụ được một lượng dưỡng chất phong phú.
  • Sữa đậu nành hợp với cải thảo: Cải thảo chứa nhiều chất Kẽm, giúp tốt tóc, chậm lão hóa và tạo máu cho cơ thể. Sữa đậu nành thì điều hòa hệ nội tiết. Vì vậy, kết hợp hai món này sẽ giúp làm đẹp hiệu quả.
  • Sữa đậu nành hợp với táo đỏ: Được biết, có hai món này trong cùng bữa ăn sẽ vừa bổ khí huyết lại vừa bổ thận và an thần. Hơn nữa, đây còn là sự kết hợp giúp hỗ trợ người bị tim mạch.
  • Sữa đậu nành hợp với cà rốt: Bữa ăn có nửa ly sữa đậu nành và một món nào đó có cà rốt sẽ trở nên ngon miệng và giàu dinh dưỡng hơn. Không chỉ thế, sự kết hợp này còn giúp cơ thể chúng ta hấp thu Can xi tốt hơn.
  • Sữa đậu nành hợp với đường phèn: Vâng, đây là gợi ý sáng giá khi uống sữa đậu nành. Thay vì dùng đường cát trắng, bạn hãy dùng đường phèn nhé! Sự kết hợp này sẽ giúp tăng cường sức khỏe và điều hòa chức năng của phổi (1).
Tham khảo: Hạt đậu nành có làm suy giảm sinh lý nam giới không ?
  1. Thôi Hiểu Lệ, Kỵ và hợp trong ăn uống, NXB Phụ nữ, trang 96[↩]

Từ khóa » đậu đỏ Kỵ Với Gì