Ăn Dọc Mùng Sai Cách Có Thể Gây Dị ứng, Thậm Chí Sốc Phản Vệ

Lợi ích của dọc mùng

Rau dọc mùng còn gọi là môn thơm, tên khoa học là Alocasia indica, Alocasia odora. Dọc mùng có mặt trong nhiều món ẩm thực của người Việt như các món canh chua, món bún... nhưng ít ai biết tác dụng của loại rau này đối với sức khỏe. Một số lợi ích của dọc mùng đem lại cho cơ thể như sau:

Ngăn ngừa bệnh Scorbut

Scorbut hay còn gọi là Scurvy là tình trạng suy nhược cơ thể do thiếu hụt lượng vitamin C cần thiết. Chứng bệnh này biểu hiện dưới các triệu chứng như chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết tím rộng trên da.

Dọc mùng có chứa nhiều vitamin C giúp ngăn chặn tình trạng thiếu hụt vitamin C cần thiết cho cơ thể.

Ức chế hoạt động của các gốc tự do

Vitamin C có trong cây dọc mùng giúp ngăn ngừa tổn thương do các gốc tự do gây ra. Gốc tự do là nguyên nhân dẫn đến nhiều tình trạng bệnh như bệnh tim, viêm khớp, gout và ung thư.

Các gốc tự do được tích tụ trong quá trình phân hủy thực phẩm hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá, khói bụi và phóng xạ.

Trị mụn

Trong dọc mùng có chứa thành phần kẽm. Kẽm giúp điều chỉnh nồng độ testosterone có liên quan đến sự hình thành mụn trứng cá. Nó giúp bình thường hóa dầu trên da và tăng cường sức khỏe của da.

Ngoài ra, kẽm thúc đẩy số lượng bạch cầu, giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm thâm sẹo do mụn để lại.

Cân bằng nội tiết tố

Thành phần kẽm trong dọc mùng giúp tăng cường sức khỏe nội tiết tố. Điều này là do nó có vai trò quan trọng trong việc sản xuất các hormone như tăng tiết hormon testosterone một cách tự nhiên.

Bên cạnh đó, kẽm còn có tác dụng kích thích sinh dục nữ và liên quan đến việc giải phóng và tạo trứng từ buồng trứng.

Kẽm cũng rất cần thiết cho việc sản xuất progesterone và estrogen hỗ trợ sinh sản. Khi thiếu hoặc thừa estrogen sẽ gây ra các vấn đề về sự thay đổi tâm trạng, kinh nguyệt, vô sinh và mãn kinh sớm.

Ngăn ngừa bệnh tim

Tác dụng đối với tim mạch là do thành phần magie giúp ngăn chặn các rối loạn nhịp tim, tổn thương tim và căng thẳng cơ bắp.

Sự thiếu hụt magie làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim gây tử vong, vì vậy, hãy bổ sung dọc mùng vào chế độ ăn.

Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ

Magie là thành phần có trong dọc mùng giúp người bệnh có một giấc ngủ ngon. Những người có mức tiêu thụ magie thấp có nguy cơ mất ngủ cao.

Một số nghiên cứu cho thấy những người có bổ sung magie có thể làm tăng hiệu quả giấc ngủ. Tác dụng này là do magie giúp giảm các triệu chứng mất ngủ hiệu quả, tăng cường hiệu quả giấc ngủ, khởi phát giấc ngủ và thời gian ngủ.

Ngăn ngừa bệnh về mắt

Trong dọc mùng có chứa vitamin A và vitamin E rất cần thiết cho mắt, đặc biệt là bệnh thoái hóa điểm vàng hay gặp ở người cao tuổi và là nguyên nhân gây mù.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ nhiều vitamin A và vitamin E giúp cải thiện thị lực và chữa bệnh ở những người đã trải qua phẫu thuật mắt bằng laser.

Ăn dọc mùng sai cách có thể gây dị ứng, thậm chí sốc phản vệ ảnh 1

Những lưu ý nên nhớ ăn dọc mùng

Người bệnh gout và viêm khớp không nên ăn

Dọc mùng là món ăn kèm rất tuyệt vời nhưng những người bệnh gout và viêm khớp không nên ăn loại thực phẩm này. Bởi khi thường xuyên tiêu thụ dọc mùng sẽ gây tăng lượng acid uric trong máu có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Người có cơ địa dị ứng không nên ăn dọc mùng

Bác sĩ khuyến cáo rằng, những người mang cơ địa dị ứng, mang gen đặc biệt thì nên tránh ăn rau dọc mùng vì có thể dẫn tới sốc phản vệ, nhẹ thì gây mẩn ngứa, nặng thì tắc phế quản, ngạt thở, giãn mạch máu dẫn đến trụy tim mạch và có thể gây tử vong.

Các bác sĩ cho rằng triệu chứng của dị ứng dọc mùng thường đi kèm với dấu hiệu ngứa miệng, phát ban, sưng môi, lưỡi, khó thở... Trường hợp nặng sẽ là phù nề đường hô hấp, sưng họng, mất ý thức... bệnh cần được phát hiện xử trí kịp thời, nhanh chóng trước khi ảnh hưởng đến tính mạng.

Ăn dọc mùng khi chưa sơ chế và chế biến kỹ sẽ gây ngứa

Không như các loại rau khác, dọc mùng cần được sơ chế và nấu thật chín kỹ nếu không chúng sẽ tiết ra các chất gây ngứa họng, vô cùng khó chịu. Để tránh ngứa khi ăn dọc mùng, các gia đình cần đặc biệt lưu ý khi chế biến.

Ăn dọc mùng sai cách có thể gây dị ứng, thậm chí sốc phản vệ ảnh 2

Cách chế biến dọc mùng giúp loại bỏ bớt chất gây dị ứng

  • Trong quá trình sơ chế, cần làm sạch hết lớp vỏ dọc mùng là bộ phận dễ gây dị ứng nhất.
  • Sau khi tước bỏ vỏ bên ngoài, thái miếng dọc mùng cần rắc một ít muối hạt và bóp nhẹ để các chất ngứa tiết hết ra.
  • Sau khi bóp muối dọc mùng, cần ngâm rửa qua vài lần với nước lạnh để loại bỏ hết chất gây ngứa.
  • Khi tước vỏ và sơ chế dọc mùng nên dùng găng tay ni-lông để bóp và vắt nước ngứa dọc mùng để tránh được dị ứng da, mẩn ngứa.
Ăn dọc mùng sai cách có thể gây dị ứng, thậm chí sốc phản vệ ảnh 3

Một số cách xử lý nếu bị ngứa khi ăn dọc mùng

Trong các trường hợp nặng, người bệnh cần được cấp cứu nhanh tại các cơ sở y tế gần nhất.

Còn đối với các trường hợp nhẹ hơn, bạn có thể xử lý theo một số cách sau đây:

  • Uống nhiều nước: Nước giúp rửa đi các chất gây ngứa có trong dọc mùng và làm giảm triệu chứng ngứa mà bạn đang gặp phải.
  • Súc miệng và họng nhiều lần bằng nước muối ấm.
  • Uống thuốc chống dị ứng như thuốc kháng histamin (loratadin, desloratadin,...).
Thanh Huyền (tổng hợp)

Từ khóa » Dị ứng Khoai Môn