Ăn Gì để Vết Khâu Tầng Sinh Môn Mau Lành? Hồi Phục Nhanh

Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành là vấn đề mọi chị em nên biết để nhanh chóng phục hồi thời kỳ hậu sản. Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất để giai đoạn lành vết khâu tầng sinh môn diễn ra nhẹ nhàng và hiệu quả nhé.

  • 1/ Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành
    • 1.1/ Các loại thịt giàu đạm & protein
    • 1.2/ Các loại rau xanh & hoa quả
    • 1.3/ Nhóm thực phẩm giàu sắt axit folic & vitamin B12
    • 1.4/ Tinh bột
    • 1.5/ Thực phẩm giàu kẽm
  • 2/ Khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì
    • 2.1/ Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ
    • 2.2/ Các loại thực phẩm cay, nóng
    • 2.3/ Những loại đồ ăn có khả năng gây sẹo
    • 2.4/ Đồ ăn quá dai hoặc cứng
    • 2.5/ Kiêng rượu bia & chất kích thích
  • 3/ Lưu ý chăm sóc sau khi rạch tầng sinh môn

1/ Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành

Sau khi “vượt cạn”, nhiều chị em rời bàn mổ cùng một vết khâu nhỏ ở tầng sinh môn. Đây là đường mổ nằm giữa bộ phận âm hộ và hậu môn của nữ giới, nhằm giúp em bé chào đời một cách dễ dàng và thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, vết khâu ở khu vực này khá nhạy cảm nên cần tới các loại thực phẩm sau để hỗ trợ nhanh phục hồi.

1.1/ Các loại thịt giàu đạm & protein

Chất đạm và protein là những nguyên liệu thiết yếu trong hoạt động tái tạo tế bào và duy trì năng lượng nuôi cơ thể. Bởi vậy, mẹ sau sinh nên tăng cường ăn các loại thịt như: thịt gà, thịt bò, thịt lợn, thịt cừ để vết khâu tầng sinh môn mau phục hồi.

bổ sung các loại thịt nhiều protein

Đăng ký tư vấn cùng Bác Sĩ trên 10 năm kinh nghiệm đăng ký tư vấn

Nhằm giúp thực đơn thêm màu sắc và không bị nhàm chán, chị em có thể trổ tài nấu nướng bằng cách thay đổi các cách chế biến khác nhau nhé!

1.2/ Các loại rau xanh & hoa quả

Rau xanh chứa hàm lượng lớn chất xơ giúp nhuận tràng, dễ đại tiện, tránh táo bón. Việc đi vệ sinh dễ dàng giúp bạn không tác động nhiều lực vào vết mổ, giúp vết mổ nhanh lành hơn.

Bên cạnh đó, các loại vitamin và khoáng chất trong rau xanh, hoa quả có tác dụng tiếp sức cho các tế bào sinh sôi khỏe mạnh, nhanh liền miệng vết thương. Một số loại quả chứa vitamin C còn giúp mờ sẹo, hạn chế sẹo thâm. 

Một số loại rau rất tốt cho thời kỳ hậu sản là rau dền, rau má, rau cải xoăn, cải cúc, cải bó xôi, rau ngót,…Bên cạnh đó, chị em cũng nên ưu ái các loại trái cây như: ổi, dứa, quả mọng, quả có múi trong thời gian này.

1.3/ Nhóm thực phẩm giàu sắt axit folic & vitamin B12

Với khả năng tuyệt vời trong thúc đẩy sản xuất AND và tăng cường tế bào máu, sắt axit folic cùng vitamin B12 là lựa chọn hàng đầu trong việc làm lành vết khâu tầng sinh môn. 

ăn nhiều hoa quả

Chị em sau sinh có thể hấp thụ axit folic từ các loại rau lá màu xanh đậm, các loại hạt như: hạt hướng dương, măng tây, đu đủ, cam, dâu tây, bơ, lòng đỏ trứng,… Ngoài ra, các loại thực phẩm giàu vitamin B12 gồm cá hồi, cá ngừ, ngao, sữa, trứng, gan,…

1.4/ Tinh bột

Thuộc top 4 thành phần dinh dưỡng thiết yếu, tinh bột cung cấp năng lượng nuôi sống toàn bộ cơ thể, giúp bộ máy cơ thể hoạt động trơn tru. Nhờ đó, các tế bào mới phát triển trong sự bao bọc của hệ miễn dịch một cách an toàn, giúp các vết thương hở mau lành.

Bởi vậy, đừng để thiếu tinh bột trong khẩu phần ăn hàng ngày để vết khâu tầng sinh môn mau hồi phục. Chị em, có thể nấu các món ngon chứa nhiều tinh bột từ gạo, khoai tây, ngô, ngũ cốc, bánh mỳ,…

1.5/ Thực phẩm giàu kẽm

Trong quá trình hồi phục vết thương lành, kẽm có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa nội tiết tố, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống đỡ được với các vi khuẩn xấu ở ngoài môi trường.

thực phẩm chứa kẽm

Để bổ sung kẽm cho cơ thể, phụ nữ thời kỳ hậu sản có thể lựa chọn các loại đậu, hạt sấy khô, thịt đỏ, trứng, sữa,… Điều này sẽ rất có lợi cho vết khâu tầng sinh môn đó!

2/ Khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì

Bên cạnh việc tích cực lựa chọn các thực phẩm tốt cho vết thương sau sinh, các eva cũng cần biết khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì. Hạn chế tối đa các loại thực phẩm sau để không ảnh hưởng xấu tới vết khâu tầng sinh môn nhé.

2.1/ Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thủ phạm gây nên những vết thương dai dẳng cho tầng sinh môn chính là các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ. Chất béo khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm giảm tốc độ chuyển hóa và tái tạo tế bào. Vết khâu sẽ lâu lành, dễ bị nứt, nhiễm trùng, buốt rát, chảy dịch

khâu tầng sinh môn kiêng ăn gì

Bên cạnh đó, đồ ăn chiên rán trong dầu mỡ còn phá hủy hệ vi sinh vật sống trong đường ruột, cản trở quá trình giao tiếp với hệ miễn dịch. Nguy cơ nhiễm trùng vết khâu tầng sinh môn tăng cao là điều khó tránh.

Bởi vậy, hãy ưu tiên chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp và cực kì hạn chế sử dụng đến dầu, mỡ

2.2/ Các loại thực phẩm cay, nóng

Ăn cay là sở thích của nhiều người, nhưng điều này không tốt cho vết khâu chút nào. Ớt, tiêu, gừng, tỏi,… có thể giúp bạn ngon miệng trong chốc lát, nhưng bù lại bạn sẽ phải chịu đựng cảm giác đau rát, sưng đỏ ở vết khâu.

Đặc biệt, 1 số loại loại quả nhiệt đới như: vải, mít, mận,… cũng cần được hạn chế trong thời gian đầu. Hãy tạm kiêng những loại thực phẩm này để có thể sống chung với vết khâu tầng sinh môn trong “hòa bình” nhé.

2.3/ Những loại đồ ăn có khả năng gây sẹo

Tuy vết khâu tầng sinh môn nằm ở nơi rất kín kẽ, nhưng không chị em nào muốn một vết sẹo xấu xí ảnh hưởng đến “cuộc yêu” sau này. Để vết sẹo nhanh mờ, không bị lồi thì cần tránh:

Thịt bò: Gây sẹo lồi.

Thịt gà: Tạo cảm giác ngứa khi lên da non, dễ gây gãi hoặc cọ xát dẫn đến sẹo.

Đồ nếp: Làm vết thương sưng tấy, tạo sẹo lồi.

Rau muống: Hàm lượng collagen quá cao khiến các biểu mô tầng sinh môn phát triển vượt bậc. 

Hải sản: Tác nhân gây ra cảm giá tê rát tại vết thương mới liền da và lưu lại sẹo thâm, xỉn màu.

kiêng ăn hải sản

2.4/ Đồ ăn quá dai hoặc cứng

Các loại thực phẩm quá cứng hoặc dai sẽ dễ dẫn đến việc khó tiêu hóa, nguy cơ gây táo bón cao. Việc đi đại tiện khó khăn có thể làm xô lệch hoặc rách vết khâu tầng sinh môn.

Thay vì ăn những đồ ăn khó nhai, khó tiêu, hãy chọn các loại thực phẩm mềm, kết cấu lỏng như cháo, súp, đồ ninh, hầm,… nhé.

2.5/ Kiêng rượu bia & chất kích thích

Rượu bia, đồ uống có cồn ảnh hưởng rất xấu đến gan và hệ miễn dịch của cơ thể, dễ làm vết mổ tầng sinh môn bị viêm nhiễm. Trong khi đó, thuốc lá được cho là nguyên nhân khiến máu khó đông, vết thương lâu lành.

không sử dụng chất kích thích

Các chất kích thích khác như cà phê, thuốc an thần,… cũng không nên được sử dụng bởi có thể gây ra các kích thích quá mức tới hệ thần kinh, ảnh hưởng xấu đến tốc độ phục hồi của vết mổ.

3/ Lưu ý chăm sóc sau khi rạch tầng sinh môn

Nằm ở vị trí rất nhạy cảm, vết rạch tầng sinh môn cần được chăm sóc chu đáo để nhanh phục hồi. Thông thường sau khi khâu, cảm giác đau sẽ kéo dài khoảng 1 – 2 tuần đầu. Cần thêm khoảng 3 tuần nữa để vết khâu liền miệng và khoảng 1 tháng để trở về trạng thái bình thường. 

Trong thời gian này, chị em hãy lưu ý một số thói quen sau để chăm sóc tốt nhất cho cơ thể:

Chườm lạnh vết thương:

Trong thời gian đầu sau khi rời bàn mổ, bạn có thể chườm lạnh để đỡ đau và sưng tấy. Cách làm đơn giản nhất là chuẩn bị một chậu nước lạnh có nhiệt độ khoảng 12 – 16 độ, ngâm vùng mổ trong khoảng 5 – 10 phút/lần. Nhớ dùng khăn sạch để thấm khô nước sau đó nhé!

Vệ sinh vết khâu thường xuyên:

Luôn giữ vết khâu khô ráo, sạch sẽ chính là nguyên tắc hàng đầu. Hãy rửa vết khâu bằng nước sạch và lau khô ngay sau khi tiểu tiện hoặc đại tiện. Nếu việc đại tiện của bạn bị cản trở, hãy hỏi bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc làm mềm phân.

vệ sinh vết khâu

Lựa chọn chất liệu đệm mềm khi ngồi hoặc nằm:

Để giảm áp lực tì lên vết thương, hãy lựa chọn loại đệm, gối mềm nhất có thể nhé. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt đáng kể cảm giác đau và khó chịu.

Nằm nghiêng khi ngủ:

Tư thế nằm nghiêng giúp vết mổ giảm cảm giác căng đau, đem lại cho chị em giấc ngủ sâu và ngon hơn. Nếu được, hãy kê thêm một chiếc gối mềm ở giữa hai đầu gối, tránh để hai đầu gối đè trực tiếp lên nhau. Làm vậy sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và giảm đau khớp gối khi ngủ dậy đó.

Không quan hệ tình dục tối thiểu 3 tháng đầu sau sinh:

Sinh hoạt vợ chồng vào thời điểm này không hề thích hợp chút nào, bởi không chỉ gây đau đớn tạm thời mà còn có khả năng gây rách vết khâu tầng sinh môn. Bởi vậy, chị em đừng ngại ngần chia sẻ với chồng điều này nhé.

Vận động nhẹ nhàng:

Để kích thích lưu thông máu đến tầng sinh môn, bạn có thể tập các bài tập sàn chậu dành riêng cho phụ nữ sau khi sinh vài ngày. Ngoài ra, hãy vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều, tránh làm việc nặng nhọc trong thời gian đầu nhé.

chăm sóc sau rạch tầng sinh môn

INBOX ĐẶT LỊCH CÙNG BÁC SĨ UY TÍN SỐ 1

tư vấn cùng bác sĩ

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN THẨM MỸ KANGNAM

  • Hà Nội: 190 Trường Chinh, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
  • TP.HCM:

            666 CM Tháng 8, Q.Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

            218 Nguyễn Trãi, P.3, Q.5, TP. Hồ Chí Minh

Hệ Thống Viện thẩm mỹ Kangnam

Hải Phòng : 378 Tô Hiệu, Q. Lê Chân, TP. Hải PhòngThanh Hóa  : 103 Nguyễn Trãi, P. Ba Đình, TP. Thanh HóaNghệ An : 148 Nguyễn Văn Cừ, P. Hưng Phúc, TP. VinhĐà Nẵng : 293 Hùng Vương, Q. Thanh Khê, TP. Đà NẵngBuôn Ma Thuột: 26 Lê Thánh Tông, Thắng Lợi, TP. Buôn Ma ThuộtBình Dương : 08 Đường D9, KDC, Thủ Dầu Một, Bình DươngCần Thơ : 28 Lý Tự Trọng, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Fanpage: https://www.facebook.com/Thammykangnam

Website: https://benhvienthammykangnam.vn/

Ăn gì để vết khâu tầng sinh môn mau lành không hề khó, chị em hoàn toàn có thể lựa chọn được những món ăn ngon mà vẫn tốt cho vết mổ. Chế độ dinh dưỡng kết hợp cùng phương pháp chăm sóc phù hợp sẽ giúp thời kỳ hậu sản trôi qua nhẹ nhàng hơn, để hạnh phúc bên bé yêu thêm phần trọn vẹn!

Gửi xếp hạng

5 / 5. (Bình trọn) 30

Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Từ khóa » đẻ Thường Rạch Tầng Sinh Môn Kiêng ăn Gì