An Giang - Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online - Home
Có thể bạn quan tâm
Bách Khoa Địa Lý Việt Nam - Online |
| |
|
An Giang5/17/2013 0 Comments An Giang là tỉnh có dân số đông nhất đồng bằng sông Cửu Long, thuộc miền Nam Việt Nam. Một phần của An Giang nằm trong tứ giác Long Xuyên. Đây là tỉnh có dân số đông nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long, tuy nhiên diện tích đứng thứ 4 trong khu vực đồng bằng sông cửu long về diện tích sau tỉnh Kiên Giang, tỉnh Cà Mau và tỉnh Long An. Thành phố Long Xuyên nằm bên bờ sông Hậu, có truyền thống văn hóa đặc sắc của một thành phố miền Tây với chợ nổi trên sông và nhiều di tích thắng cảnh khác. Thị xã Châu Đốc là thị xã biên giới xinh đẹp, nổi tiếng với cụm di tích và thắng cảnh ở núi Sam.
Lịch sửSo sánh địa danh An Giang thời nhà Nguyễn độc lập trên vùng đất tỉnh An Giang ngày nay. Thời chúa Nguyễn và nhà Nguyễn Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì, đất An Giang xưa là đất Tầm Phong Long nước Chân Lạp (vùng đất nằm giữa sông Tiền và sông Hậu). Đến năm 1757 (Đinh Sửu), quốc vương Chân Lạp là Nặc Tôn dâng đất này cho chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn đặt tên thành đạo Châu Đốc. Từ thời thuộc Chân Lạp cho đến tận đầu nhà Nguyễn, đât An Giang còn hoang hóa, rất ít dân cư. Những năm đầu thời vua Gia Long, nhà Nguyễn mới tổ chức mộ dân đến khai hoang định cư, và gọi là Châu Đốc Tân Cương thuộc trấn Vĩnh Thanh (1 trong 5 trấn của thành Gia Định). Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), Minh Mạng cho lấy đất Châu Đốc Tân Cương hợp thêm với huyện Vĩnh An tỉnh Vĩnh Long (tức Vĩnh Trấn) để thành tỉnh An Giang (chữ Hán: 安江), đồng thời chia thành 2 phủ (với 4 huyện): phủ Tuy Biên (gồm 2 huyện: Tây Xuyên, Phong Phú), phủ Tân Thành (gồm 2 huyện: Đông Xuyên và Vĩnh An). Cùng lúc, đặt ra chức An-Hà tổng đốc thống lĩnh cả hai tỉnh An Giang và Hà Tiên, lỵ sở đặt tại tỉnh thành Châu Đốc của tỉnh An Giang. An Giang trong bản đồ Nam Kỳ Lục tỉnh Tháng 4 âm năm 1824, Nặc Ông Chân (Ang Chan II), hiến tặng nhà Nguyễn thông qua Nguyễn Văn Thoại (để trả ơn Thoại), 3 vùng Chân Sum (còn gọi là Chân Thành hay Chân Chiêm, nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Mật Luật (Ngọc Luật, cũng nằm giữa Giang Thành và Châu Đốc), Lợi Kha Bát (Prey Kabbas tỉnh Takeo). Nhà Nguyễn chỉ lấy 2 đất Chân Sum và Mật Luật (Mật Luật sau thành đất huyện Tây Xuyên). Chân Sum sau được phân vào hai huyện Hà Âm và Hà Dương từng thuộc phủ Tĩnh Biên tỉnh Hà Tiên, trước khi chia về cho tỉnh An Giang. Phủ Tuy Biên tỉnh An Giang nhà Nguyễn năm 1861. Năm 1833, tỉnh An Giang bị quân Lê Văn Khôi nổi dậy chiếm đóng, nhà Nguyễn phải điều binh đánh dẹp, cuối cùng án sát An Giang là Bùi Văn Lý lấy lại được tỉnh thành (Châu Đốc) từ tay quân của Khôi. Năm 1833-1834, quân đội nước Xiêm La, theo cầu viện của Khôi, tiến vào An Giang theo đường sông Cửu Long đánh nhà Nguyễn, bị quân nhà Nguyễn do Trương Minh Giảng, Nguyễn Xuân đánh bại trên sông Vàm Nao. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), nhà Nguyễn lấy thêm đất Ba Thắc (Bassac, thuộc Cao Miên) sáp nhập vào An Giang và lập thành phủ Ba Xuyên. Đất Ba Thắc cũ chia thành 2 huyện Phong Nhiêu và Phong Thịnh. Đồng thời nhập thêm huyện Vĩnh Định của tỉnh Vĩnh Long vào phủ Ba Xuyên, khiến phủ Ba Xuyên có 3 huyện: Phong Nhiêu, Phong Thịnh và Vĩnh Định.Năm Minh Mạng 20 (1839), nhà Nguyễn đặt thêm huyện An Xuyên (tách từ phần đất huyện Vĩnh An ra) lệ thuộc vào phủ Tân Thành. Cùng năm này, nhà Nguyễn còn cắt đất huyện Chân Thành phủ Chân Chiêm thuộc Trấn Tây Thành (xứ Cao Miên do nhà Nguyễn bảo hộ) hợp với phần đất cắt từ huyện Tây Xuyên để lập hai huyện Hà Dương (ở bờ Nam sông Vĩnh Tế) và Hà Âm (ở bờ Bắc sông Vĩnh Tế) của tỉnh Hà Tiên (sau chuyển sang tỉnh An Giang), nhập thêm thổ huyện Ô Môn (tên gọi cũ của vùng đất thuộc Cao Miên (Trấn Tây Thành) có nhiều người Khmer sinh sống) vào thành huyện Phong Phú, thổ huyện Mật Luật (Ngọc Luật) của Trấn Tây Thành vào huyện Tây Xuyên. Tỉnh An Giang (giai đoạn 1844-1867) với tỉnh An Giang 2011. Năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), Thiệu Trị trích phủ Tĩnh Biên cùng huyện Hà Dương của tỉnh Hà Tiên, sáp nhập vào An Giang. Năm 1844, trích thêm huyện Hà Âm của tỉnh Hà Tiên nhập vào phủ Tĩnh Biên, lúc này phủ Tĩnh Biên gồm các huyện Hà Âm, Hà Dương. Năm Tự Đức thứ 3 (1850), nhà Nguyễn bỏ phủ Tĩnh Biên, cho nhập 2 huyện Hà Âm và Hà Dương vào phủ Tuy Biên. Vào thời vua Tự Đức tỉnh An Giang gồm có 3 phủ với 10 huyện: Hà Âm, Hà Dương, Phong Phú, Tây Xuyên, Đông Xuyên, Vĩnh An, An Xuyên, Phong Nhiêu, Phong Thịnh, Vĩnh Định.[4] Tỉnh An Giang, ở Nam Kỳ, giai đoạn (1844-1867). Phủ Tuy Biên:
Các đơn vị hành chínhTỉnh An Giang có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện trong đó bao gồm 56 xã, phường và thị trấn:
Tài nguyên thiên nhiênTừ trên đỉnh núi Cấm nhìn xuống khu vực hồ Thủy Liêm An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất chính, trong đó chủ yếu là nhóm đất phù sa trên 151.600 ha, chiếm 44,5%. phần lớn đất đai điều màu mỡ vì 72% diện tích là đất phù sa hoặc có phù sa, địa hình bằng phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng. Trên địa bàng toàn tỉnh có trên 583 ha rừng tự nhiên thuộc loại rừng ẩm nhiệt đới, đa số là cây lá rộng, với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ, ngoài ra còn có 3.800 ha rừng tràm. Sau một thời gian diện tích rừng bị thu hẹp, những năm gần đây tỉnh đã chú ý nhiều tới việc gây lại vốn rừng. Động vật rừng An Giang cũng khá phong phú và có nhiều loại quí hiếm. Ngoài ra, An Giang còn có tài nguyên khoáng sản khá phong phú, với trữ lượng khá đá granít trên 7 tỷ m3, đá cát kết 400 triệu m3, cao lanh 2,5 triệu tấn, than bùn 16,4 triệu tấn, vỏ sò 30 – 40 triệu m3, và còn có các loại puzolan, fenspat, bentonite, cát sỏi,… Với những thế mạnh về đất đai và khí hậu An Giang được xem là tỉnh có tiềm năng du lịch. Du lịch của tỉnh tập trung vào các lĩnh vực văn hoá, du lịch sinh thái, du lịch vui chơi giải trí và du lịch nghỉ dưỡng. Tài nguyên khoáng sản cũng là lợi thế của tỉnh An Giang so với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khác, nguồn đá, cát, đất sét là nguyên liệu quý của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu rất lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long về vật liệu xây dựng[2] .Danh nhânLiệt kê một số người nổi bật: Chính trị Cố Chủ tịch nước CHXHCNVN Tôn Đức Thắng (Long Xuyên). Cố thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Ngọc Thơ (Long Xuyên). Cố Bộ trưởng Bộ y tế Nguyễn Văn Hưởng (Chợ Mới). Cố Bộ trưởng Bộ ngoại giao Ung Văn Khiêm (Chợ Mới). Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu (Chợ Mới). Lãnh tụ phong trào chống Pháp Trần Văn Thành (Phú Tân) Nguyễn Hoàng Việt - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nông nghiệp Văn học - Nghệ thuật
Danh lam thắng cảnh - Du lịchAn Giang có một số thắng cảnh tiêu biểu như:
Chú giải
Leave a Reply. |
Từ khóa » Dân Số Các Huyện Của Tỉnh An Giang
-
Hành Chính
-
An Giang: Dân Số đứng Thứ 8 Trong Cả Nước Và đứng Nhất Khu Vực ...
-
Bản đồ Hành Chính Tỉnh An Giang Khổ Lớn Phóng To Năm 2022
-
Giới Thiệu - Tổng Quan Tỉnh An Giang
-
Dân Số An Giang Năm 2022 Mới Nhất Là Bao Nhiêu?
-
Tin Tức Tổng điều Tra Dân Số 2019 - CỤC THỐNG KÊ AN GIANG
-
CỤC THỐNG KÊ AN GIANG
-
Tin Trong Tỉnh - Tuyên Giáo An Giang
-
Tỉnh An Giang - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
An Giang Có Mấy Thành Phố Và Quận Huyện | Đơn Vị Hành Chính Chi Tiết
-
Số Liệu Về Diện Tích Và Dân Số Của Các Xã Trên địa Bàn Tỉnh Tiền Giang
-
TỈNH AN GIANG - Trang Tin điện Tử Của Ủy Ban Dân Tộc
-
Bản đồ, Dân Số, Zip Code Huyện An Phú - An Giang Mới Nhất - TOP9